Ảnh hưởng của điều kiện địa lý, tự nhiên

Một phần của tài liệu giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở tây nguyên hiện nay (Trang 30 - 31)

Hiểu một cách khái quát nhất, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất khách quan. Do đó, con người có nguồn gốc từ tự nhiên, là con đẻ của giới tự nhiên, là sản phẩm và là sản phẩm cao nhất của q trình tiến hố của thế giới vật chất. Tự nhiên là môi trường sống của con người và xã hội loài người, vai trị của tự nhiên khơng gì có thể thay thế được và cũng khơng bao giờ mất đi. Vì vậy, sự ảnh hưởng của điều kiện địa lý, tự nhiên đến sản xuất vật chất của xã hội từ đó nó ảnh hưởng đến ý thức xã hội như: tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng, truyền thống…Chính điều kiện địa

lý, tự nhiên tác động khơng nhỏ đến cách nhìn nhận thế giới và phương pháp tư duy của con người.

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nơng, Lâm Đồng; diện tích tự nhiên 54.474 km2 (chiếm 16,3% diện tích cả nước); dân số gần 5 triệu người; có 47 dân tộc anh em cùng sinh sống. Với vị trí nằm ở trung tâm miền núi Nam Đơng Dương, địa thế hiểm yếu, có những hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và duyên hải Trung bộ. Điều kiện tự nhiên chủ yếu là rừng núi, trước đây cư dân Tây Nguyên sinh sống bằng nghề trồng trọt, săn bắt, khai thác các lâm thổ sản quý ở rừng… vì vậy mà rất hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật và sức sáng tạo của con người. Do đó, đã hình thành ở con người nơi đây - nhất là người bản địa một lối tư duy kinh nghiệm, trực quan cảm tính, một lối sống giản đơn không cầu kỳ… nhưng đồng thời cũng hình thành những phẩm chất về nhân sinh quan (một bộ phận tạo thành thế giới quan) rất tốt đẹp là trung thực, giàu tình người, trong giao tiếp rất mến người, tin bạn, ưa làm điều thiện.

Cũng từ những điều kiện địa lý, tự nhiên này và với một phương thức sản xuất lạc hậu, trình độ hiểu biết thấp kém; người Tây Nguyên quan niệm thế giới một cách giản đơn, mộc mạc và thần bí; theo quan niệm của họ từ mặt trời, mặt trăng, ngọn núi, con sơng…đều có một vị thần trú ngụ và họ cầu xin các vị thần linh đó che chở cho họ trong cuộc sống. Chính những quan niệm duy tâm, thần bí về thế giới như vậy cùng với tính cách phóng khống của người Tây Ngun là cuội nguồn của trường ca Tây Nguyên bất hủ; đồng thời cũng là cội nguồn sinh ra những hủ tục, mê tín dị đoan lạc hậu trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên từ xa xưa và còn tồn tại đến ngày nay.

Một phần của tài liệu giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở tây nguyên hiện nay (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w