Tây Nguyên hiện nay
2.1.2.1. Giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin với việc giáo dụcthế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên
Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng chủ yếu thông qua giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin. Tất nhiên
các mơn khoa học khác cũng góp phần hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên nhưng trong giới hạn của luận văn chỉ tập trung vào thực trạng của việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên thông qua việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin.
- Về nội dung chương trình:
Do yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phục vụ sự nghiệp này. Vì vậy, từ năm 1991 Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành bộ chương trình và đề cương bài giảng các mơn khoa học Mác - Lênin dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng. Thực hiện Quyết số 255-CT ngày 17-3-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng biên soạn giáo trình quốc gia các mơn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được thành lập và có nhiệm vụ tổ chức biên soạn bộ giáo trình chuẩn quốc gia.
Trên cơ sở bộ giáo trình chuẩn của Hội đồng lý luận Trung ương, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức biên soạn bộ giáo trình các mơn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dùng cho các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước, đi kèm với mỗi cuốn giáo trình là một đề cương chi tiết, có sự phân bổ thời gian cho từng chương cụ thể. Trong đó Bộ Giáo dục - Đào tạo yêu cầu các giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin phải thực hiện giảng dạy lý thuyết 2/3 số tiết và dành 1/3 cho thời gian thảo luận và tự học cho sinh viên trong tổng số tiết quy định của từng môn học và coi đây là yêu cầu bắt buộc đối với việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin.
Cho đến năm học 2008 - 2009, các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên thực hiện giảng dạy theo giáo trình và những quy định trên của Bộ Giáo dục. Trong quá trình giảng dạy theo bộ giáo trình này cũng có nhiều ý kiến của giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên cũng như giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng cả nước cho rằng nội dung của giáo trình, đã tập trung đi sâu vào những vấn đề lý luận phục vụ cho đường lối quan điểm của Đảng trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề thực tiễn đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết, bảo đảm tính thống nhất trong chương trình đào tạo. Các mơn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh đã giữ vai trị nền tảng, chỉ đạo, định hướng chính trị cho các mơn khoa học khác và mục tiêu đào tạo chung, đồng thời các môn khoa học này góp phần trực tiếp vào giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên.
Tuy nhiên, nội dung bộ giáo trình này vẫn cịn một số hạn chế như: chương trình và giáo trình chưa thực sự bám sát từng đối tượng người học; trong các giáo trình vẫn cịn nặng nêu các quan điểm chính trị, hàm lượng khoa học chưa cao, chủ yếu là yêu cầu sinh viên thừa nhận một cách xi chiều; tính phê phán chiến đấu cịn thấp. Trích kinh điển cịn mang tính tầm chương trích cú mà chưa làm rõ ý nghĩa, giá trị của từng luận điểm đối với thực tiễn Việt Nam. Do đó, các vấn đề lý luận và thực tiễn cịn chưa có sự thống nhất, lý luận chưa có sự thuyết phục cao đối với người học, chưa gây được cảm xúc tình cảm đối với mơn học, bởi vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra chưa được giải quyết; nội dung giữa các cuốn giáo trình vẫn cịn có nhiều chỗ trùng lặp nên gây cho người học sự nhàm chán.
Từ học kỳ 2 năm học 2008 - 2009 các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên hiện nay đang triển khai thực hiện giảng dạy theo đề án mới từ năm mơn rút lại cịn ba môn:
Môn 1: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Môn 2: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Mơn 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong học kỳ 2 năm 2008 - 2009, các trường triển khai thực hiện theo công văn số: 512/BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo dục - Đào tạo, hiện nay hầu như tất cả các trường đã tiến hành giảng dạy xong phần I “Thế giới quan và phương pháp luận triết học của
chủ nghĩa Mác - Lênin” của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Qua phỏng vấn đội ngũ giảng viên Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk và trường Đại học Tây Nguyên, Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật ĐăkLăk, Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Ngun, chúng tơi có nhận xét như sau: đa số giảng viên đang còn rất băn khoăn về chủ trương tích hợp các mơn khoa học Mác - Lênin theo đề án mới này; về nội dung cuốn giáo trình “Những nguyên lý cơ
sâu vào tìm hiểu nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tuy nhiên, vì nội dung tích hợp nên trong giáo trình thiếu hẳn phần vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho sinh viên trong q trình tự học, tự nghiên cứu.
- Về giảng viên: Chất lượng, số lượng giảng viên và cơ cấu giảng viên giữ vai trò
cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy nói chung và giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng nói riêng, số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên Mác - Lênin ở Tây Nguyên hiện còn nhiều hạn chế và còn chưa phù hợp so với các vùng khác trong nước.
Về số lượng, qua tìm hiểu các trường Đại học, Cao đẳng ở ĐăkLăk cho thấy đội ngũ giảng viên Mác - Lênin là thiếu và không đồng đều như trường Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên chỉ có 2 giảng viên nhưng lại kiêm nhiệm ở phịng cơng tác sinh viên; trường Cao đẳng Văn hố nghệ thuật ĐăkLăk chỉ có 01 giảng viên, trường Cao Đẳng sư phạm ĐăkLăk có 08 nhưng lại tập trung chủ yếu vào giảng viên được đào tạo chun ngành triết học, khơng có giảng viên nào được đào tạo chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Do vậy, ở Tây Nguyên hiện nay đội ngũ giảng viên hiện nay vẫn cịn thiếu nhiều, điều đó thể hiện tình trạng một giảng viên phải giảng dạy nhiều mơn, có những giảng viên ở trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk phải đảm nhiệm 5 mơn (theo chương trình cũ) và giảng dạy vượt giờ chuẩn trở thành phổ biến.
Về chất lượng giảng viên: nói chung trình độ giảng viên Mác - Lênin ở Tây Ngun có trình độ thấp hơn các địa phương khác, số lượng giảng viên có học vị tiến sỹ, thạc sỹ rất hạn chế, hiện tại ở trường Đại học Tây Nguyên có 1 tiến sỹ, Đại học Đà Lạt 2 tiến sỹ, trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk có 1 thạc sỹ, trường Cao đẳng nghề Tây Nguyên, Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật ĐăkLăk thì chưa có Thạc sỹ nào. Với thực trạng đội ngũ giảng viên Mác - Lênin chưa đạt chuẩn trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên chiếm tỷ lệ cao nên việc nâng cao hiệu quả giáo thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên gặp khơng ít khó khăn. Nhận thức được thực trạng này Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có những chính sách quan tâm cho đội ngũ
giảng viên Mác - Lênin, đội ngũ giảng viên này ở Tây Nguyên đã nỗ lực phấn đấu, học tập, nghiên cứu để khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, số lượng giảng viên đi học cao học ngày càng nhiều. Điển hình như trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk hiện tại có 4 giảng viên đang học cao học, trường Đại học Tây Nguyên hiện tại đang có 5 giảng viên đi học cao học (xem phụ lục 3).
- Về phương pháp giảng dạy:
Phương pháp được hiểu là cách thức, biện pháp mà con người dùng để nhận thức và hoạt động nhằm để biến đổi hiện thực. Theo cách hiểu này, phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò, là loại phương pháp được hình thành trong quá trình dạy học nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học đã được xác định. Phương pháp giảng dạy thể hiện cách thức tác động giữa người dạy trực tiếp hoặc gián tiếp với người học cùng nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học. Vì vậy, phương pháp dạy học càng hiện đại, càng phù hợp với đối tượng và môn học bao nhiêu thì kết quả, chất lượng của quá trình dạy học càng cao bấy nhiêu. Khi xác định được mục tiêu, xây dựng xong nội dung chương trình thì phương pháp dạy học sẽ quyết định chất lượng của q trình đào tạo. Chính vì vậy các nước có nền giáo dục tiên tiến thường xuyên tìm cách đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, thiết thực, hiệu quả.
Có rất nhiều phương pháp dạy học, điều đó thể hiện tính chất đa dạng, phong phú và phức tạp của cách thức tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành cho người học trong quá trình lĩnh hội tri thức. Tuỳ theo cách tiếp cận mà người ta có cách phân loại khác nhau. Phân loại theo nguồn kiến thức và đặc điểm tri giác thơng tin, chúng ta có các phương pháp: thuyết trình, trực quan, thực hành. Phân loại theo các nhiệm vụ cơ bản lý luận dạy học có các phương pháp: truyền thụ kiến thức, hình thức kỹ năng, kỹ xảo, ứng dụng tri thức; hoạt động sáng tạo; củng cố; kiểm tra. Phân loại theo đặc điểm hoạt động nhận thức của người học có các phương pháp: giải thích, minh hoạ, tái hiện, giới thiệu vấn đề, tìm kiếm từng phần. Phân loại theo hoạt động dạy học, ta có: thơng báo và thu nhận; giải thích và tái hiện; thiết kế thực hành và tái hiện thực hành; giải thích, kích thích và tìm kiếm từng phần…
Ngoài cách tiếp cận theo kiểu phân loại nói trên, người ta cịn tiếp cận theo loại phân nhóm. Theo hướng này, người ta chia phương pháp dạy học ra thành bốn nhóm bốn nhóm cơ bản sau đây: một là, nhóm các phương pháp dạy học sử dụng ngơn ngữ; hai là, nhóm các phương pháp dạy học trực quan; ba là, nhóm các phương pháp dạy học thực hành; bốn là, nhóm các phương pháp kiểm tra, đánh giá kiến thức của người học.
Ngày nay, một số quốc gia có nền giáo dục phát triển đã đưa ra và kết hợp một số phương pháp dạy học sau đây: thuyết giảng, thao diễn minh hoạ, cơng việc thực hành - phịng thí nghiệm, thảo luận nhóm, mơ phỏng, đóng vai, thực địa - tham quan, động não, học tập qua giải quyết vấn đề, học tập qua máy tính…Việc lựa chọn phương pháp nào là tuỳ thuộc vào nội dung và đặc điểm của mơn học. Nói cách khác, nội dung và đặc điểm mơn học sẽ chi phối việc lựa chọn và vận dụng phối hợp phương pháp dạy học khác nhau.
Trong những năm qua, chúng ta chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học “truyền thống” - tức phương pháp thuyết trình, thầy truyền thụ kiến thức, trị tiếp thu, ghi nhớ một cách máy móc, một chiều, khơng có sự liên hệ ngược. Trong quá trình sử dụng phương pháp này, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì phương pháp giảng dạy “truyền thống” cũng bộc lộ những hạn chế. Những hạn chế đó được Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ X khẳng định:
Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém; khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên cịn yếu. Chương trình, phương pháp dạy và học cịn lạc hậu, nặng nề, chưa thật phù hợp [18, tr.170].
Vì vậy, hiện nay cùng với việc đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp giáo dục Đại học là một yêu cầu cấp bách, điều nay đã được ghi rõ tại Điều 36 luật giáo dục: phương pháp giáo dục Đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành tham gia nghiên cứu, thực nghiệm ứng dụng. Trong quá trình chỉ đạo, xuất phát từ thực tiễn giảng dạy ở các trường Đại học và Cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra một số văn bản quy định rõ những điều kiện cần thiết để đổi mới phương pháp giảng
dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin như: Ban hành tập đề cương bài giảng các môn khoa học Mác - Lênin, quán triệt cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, coi xêmina là một hình thức bắt buộc, chấm dứt dạy độc thoại theo kiểu thầy “đọc chậm cho sinh viên ghi”, khuyến khích sử dụng sơ đồ, biểu đồ, mơ hình, đèn chiếu, ban hành về quy định về sử dụng ngân hàng câu hỏi kiểm tra, thi cho phù hợp với đặc thù của từng trường, khuyến khích viết tiểu luận, đồ án mơn học, tập huấn hàng năm cho đội ngũ giảng viên, thi Ơlympic các mơn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhờ những quy định cụ thể của Bộ và cùng với sự nỗ lực của mỗi trường, việc giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin ở các trường Đại học, Cao Đẳng ở Tây Ngun đã có những chuyển biến tích cực.
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, chuyển việc truyền thụ tri thức thụ động “thầy giảng - trò ghi” sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực cá nhân của mỗi sinh viên, tăng cường tính chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập, trong các hoạt động đoàn thể trong nhà trường. Thực hiện phương hướng và yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin trong những năm gần đây các trường đã và đang từng bước thực hiện theo phương hướng này, với cách dạy này, người giảng viên có vai trị mới, là người tổ chức q trình ở trên lớp cũng như ở nhà, do đó vai trị truyền đạt phương pháp học tập, nghiên cứu cho sinh viên là rất quan trọng nó khơng kém phần đạt kiến thức. Giảng viên khơng phải giảng tất cả những gì mà mình có mà phải sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, bên cạnh phát huy những ưu điểm của phương pháp truyền thống, kết hợp phương pháp nêu vấn đề, phương pháp giảng giải, lấy ví dụ chứng minh, giải quyết tình huống trắc nghiệm, trực tiếp tiếp xúc với sinh viên để giải đáp… Để thực hiện phương hướng này, giảng viên phải tự đào tạo về năng lực sư phạm để phù hợp với yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy này, giáo viên phải biết kích thích tính để sinh viên hứng thú trong học tập, sinh viên dám hỏi, dám tranh luận để bảo vệ chính kiến của mình. Hiện nay ở Trường Đại học Tây Nguyên, trường Cao đẳng sư phạm ĐăkLăk, ở một số chương, bài cụ thể giảng viên đã sử dụng các phương tiện hiện
đại để hỗ trợ việc đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin. Phương pháp giảng dạy mới cùng với các phương tiện hiện đại hỗ trợ giảng dạy