Bên cạnh những mặt đạt được trong việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho họ cịn có những hạn chế, yếu kém. Ngun nhân của những hạn chế, yếu kém là do:
Một là, điều kiện kinh tế, văn hố, xã hội, mơi trường sống… đã ảnh hưởng trực tiếp
đến việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ.
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới, cực bắc của Tổ quốc, có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phịng. Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất lâm nghiệp, nơng nghiệp mang tính tự cung tự cấp là. Canh tác chủ yếu là trồng ngô trên các triền núi đá, làm lúa nương trên ruộng bậc thang…, đời sống của nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hiện nay, tồn tỉnh vẫn cịn trên 50% tỷ lệ hộ nghèo đói và tập trung chủ yếu ở các huyện vùng cao biên giới.
Hà Giang có địa hình phức tạp, giao thơng đi lại khó khăn, dân cư sinh sống thưa thớt cho nên đời sống nhân dân về mọi mặt cịn rất nhiều khó khăn. Mặt khác, do trình độ
dân trí cịn thấp kém, Hà Giang tuy đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học năm 1999, song kết quả này còn thiếu ổn định và hiện nay, hiện tượng tái mù còn chiếm tỷ lệ cao. ở các huyện vùng cao của tỉnh người dân chỉ dừng lại ở mức biết đọc, biết viết, học sinh có điều kiện tiếp tục học lên trung học cơ sở và phổ thơng trung học là rất ít do điều kiện kinh tế gia đình, do địa hình giao thơng đi lại cách trở. Vì thế, hiện nay vẫn cịn có quan niệm của một số người cho rằng: không cần đào tạo, bồi dưỡng vẫn làm được việc, gần giống với quan niệm mn thủa của đồng bào dân tộc vùng cao đó là: “học cũng ăn ngơ, không học cũng ăn ngô”.
Từ thực tế cho thấy, đây cũng là một trong những khó khăn lớn cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về lý luận chính trị cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở. Theo quy chế chung của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, đối tượng được tuyển chọn học lớp trung cấp lý luận chính trị phải có trình độ tốt nghiệp phổ thơng trung học. Với đặc điểm của tỉnh là có gần 90% dân số là người dân tộc thiểu số, đặc điểm tâm lý chung của họ là tính tự ti, tự ái, và lịng tự trọng rất cao, trình độ văn hố thấp, lại bị ràng buộc bởi những phong tục tập quán lạc hậu cho nên khó thốt ly khỏi điều kiện gia đình để đi học, đối với phụ nữ lại càng khó khăn hơn.
Với những điều kiện như vậy, để động viên cán bộ chủ chốt ở cấp xã đi học nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị là vấn đề rất khó khăn, trong khi đó, một bộ phận đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã có trình độ văn hố cịn hạn chế, chưa được đào tạo về chun mơn, trình độ lý luận chính trị. Đây là hạn chế lớn, cản trở quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đặt ra tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV là: phấn đấu đến năm 2010 có 100% tỷ lệ cán bộ xã vùng thấp có trình độ phổ thơng trung học, trung cấp chun mơn và trung cấp chính trị, 70% cán bộ xã vùng cao có trình độ phổ thơng trung học, trung cấp chun mơn và trung cấp chính trị; địi hỏi sự nỗ lực phối hợp của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành, đoàn thể để thực hiện nghị quyết của Đảng bộ tỉnh.
Hà Giang là tỉnh thuần nơng, có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, vực sâu, độ dốc lớn, vì thế nó ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là một tỉnh có 22 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Mơng chiếm 30,8%, trình độ văn
hố của các dân tộc thiểu số thấp. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã chủ yếu xuất thân từ nông dân, là lao động chính, là chủ gia đình, có trách nhiệm chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội… của địa phương, tăng thu nhập cho gia đình.
Khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng bản thân họ đắn đo, suy nghĩ trước cơng việc chung và lợi ích riêng, bởi vì đi học có điều kiện nâng cao năng lực, trình độ cho bản thân; sử dụng kiến thức đã học và thực tiễn cơng tác của mình làm lợi cho địa phương, song thu nhập của gia đình lại bị giảm sút vì thiếu lao động, hơn nữa đi học lại phải chi phí tốn kém…
Từ thực tế trên cho thấy, mặc dù trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chế độ, chính sách nhằm khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã đi học và chính bản thân họ cũng ý thức được đi học là mang lại hiệu quả thiết thực, song nhiều người vẫn còn tâm lý ngại học do cịn mang tính bảo thủ, trì trệ, trơng chờ, ỷ lại, thiếu năng động, thiếu tinh thần trách nhiệm, ngại khó, ngại khổ.
Một trong những khó khăn có tác động khơng nhỏ đến việc học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã ở Hà Giang hiện nay là do trình độ học vấn cịn thấp, số cán bộ chưa tốt nghiệp phổ thông trung học là 3,7%, trong khi có trình độ trung học phổ thông là điều kiện bắt buộc để được tuyển chọn vào học chương trình trung cấp lý luận chính trị. Do đó, từ thực tế trên, tỉnh Hà Giang đã thực hiện nhiều chương trình đào tạo lý luận chính trị khác nhau như: Hệ đào tạo đặc biệt (dành cho cán bộ vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới); Hệ đào tạo ngắn hạn 7 tháng; Hệ tại chức tập trung. Với mặt bằng trình độ học vấn như vậy sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng học tập lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã.
Trong hoàn cảnh mới hiện nay, đội ngũ cán bộ ở tỉnh Hà Giang nói chung và đội ngũ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã nói riêng về cơ bản có quan điểm, lập trường kiên định, vững vàng, không dao động trước biến động của thời cuộc, trước mặt trái của nền kinh tế thị trường, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, vận dụng sáng tạo và tổ chức thực hiện thắng lợi các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào tình hình thực tế của địa phương. Tuy
nhiên, do hạn chế về trình độ học vấn nên một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã cịn ngại học lý luận chính trị, ngại nghiên cứu, coi học tập lý luận chính trị là bắt buộc, chỉ là vấn đề liên quan đến đề bạt, bổ nhiệm, đến chế độ chính sách được hưởng. Một số người cịn cho rằng, lý luận chính trị khơng phải là chun mơn nên có cũng tốt, khơng có cũng khơng sao miễn là làm tốt cơng tác chun mơn. Một số ít cán bộ đi học lý luận chính trị với động cơ, mục đích cốt chỉ để lấy bằng cấp, chứng chỉ nhằm củng cố địa vị của mình. Bên cạnh đó cịn có quan niệm cho rằng lý luận chính trị là lĩnh vực khó, mang tính trừu tượng nên khó tiếp thu, khó nhớ… cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã hoạt động trong lĩnh vực thực tiễn, tuổi cao, hạn chế về trình độ học vấn về sức khoẻ, về gia đình, điều kiện cơng tác… Vì thế, khi cán bộ này được cử đi học lý luận chính trị thì thường học tập mang tính đối phó, học qua loa, đại khái, khơng tập trung tư tưởng nghiên cứu, rèn luyện cho nên hiệu quả đạt được rất thấp.
Như vậy, do hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện vật chất, tinh thần trong việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở chỉ có thể được khắc phục khi bản thân mỗi cán bộ phải tự rèn luyện, tự nâng cao ý thức, nỗ lực vươn lên, khắc phục mọi hồn cảnh khó khăn, phức tạp để nâng cao trình độ lý luận chính trị của mình, đáp ứng nhiệm vụ được giao.
Hai là, do công tác quy hoạch đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cơ sở
cịn chưa hợp lý; chế độ chính sách đối với người học lý luận chính trị cịn nhiều hạn chế, bất cập.
Trước u cầu địi hỏi của sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhận thức được tầm quan trọng của lý luận chính trị đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở. Trong những năm gần đây, các cấp uỷ đảng và chính quyền tỉnh Hà Giang đã có nhiều cố gắng, quan tâm sát sao hơn tới cơng tác đào tạo, quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ, tạo sự ổn định và từng bước nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ này. Tuy nhiên, cơng tác này cịn bộc lộ nhiều hạn chế: “Công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ cịn thiếu tính chiến lược; chưa có quy hoạch chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp là người địa phương, dân tộc thiểu số và cán bộ nữ” [7, tr.51].
Thực tế cho thấy, có chuẩn bị tốt nguồn cán bộ ở cơ sở, nhất là cán bộ nguồn giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt thì mới xây dựng được kế hoạch cụ thể, sát, hợp cho công tác đào tạo đúng đối tượng mới có được đội ngũ cán bộ dự nguồn đủ điều kiện, tiêu chuẩn về mọi mặt trong đó có trình độ về lý luận chính trị, để thay thế khi cần thiết. Vì thế, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho họ phải được xây dựng thành kế hoạch một cách đồng bộ, tồn diện. Tình trạng phổ biến ở Hà Giang hiện nay vẫn là đề bạt, bổ nhiệm hoặc bầu cử rồi mới cho đi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Do đó, tạo ra một tâm lý chung là chưa được quy hoạch thì khơng cần đi đào tạo về lý luận chính trị. Chính bởi vậy, việc đào tạo chưa gắn với quy hoạch và sử dụng, nên khơng khuyến khích được tinh thần tự giác, chủ động, tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị.
Để động viên, khuyến khích cán bộ tích cực học tập, rèn luyện khơng ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm đáp ứng nhu cầu, địi hỏi của cơng cuộc đổi mới thì chế độ chính sách, kinh phí hỗ trợ cán bộ đi học cũng có tác động khơng nhỏ tới động cơ, thái độ, tinh thần tự giác học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở yên tâm học tập, rèn luyện. Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã có những quy định cụ thể về chế độ trợ cấp cho các đối tượng được tuyển chọn đi đào tạo, bồi dưỡng như:
Đối với hệ đào tạo đặc biệt từ 24 tháng đến 30 tháng tại trường Chính trị tỉnh được hưởng sinh hoạt phí: 250.000đ/tháng đối với nam giới và 300.000đ/tháng đối với nữ giới.
Đối với học viên tham gia đào tạo tập trung tại Trường Chính trị tỉnh thì học viên nam được trợ cấp 100.000đ/tháng và 120.000đ/tháng đối với nữ.
Những chính sách trên đã thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở nói riêng. Đây là nguồn động viên, hỗ trợ lớn đối với cán bộ được cử đi học, giúp họ bớt một phần khó khăn về kinh tế trong q trình học tập. Tuy nhiên, so với các tỉnh khác thì mức trợ cấp này còn quá thấp, chưa thực sự tạo được động lực tích cực, tự giác để cán bộ học tập, nâng cao trình độ chun mơn và lý luận chính trị.
Ba là, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị cho cán bộ của tỉnh trong
thời gian qua còn nặng về lý thuyết, chưa bám sát thực tế.
ở Hà Giang, trình độ dân trí khơng đồng đều nên việc đào tạo chương trình lý luận chính trị cũng phải theo đặc thù của tỉnh với nhiều hệ đào tạo khác nhau. Hệ đặc biệt (vừa học chương trình văn hố, lý luận chính trị, qn sự và khuyến nơng); Chương trình đào tạo ngắn hạn 7 tháng (nội dung chương trình được rút ngắn); Hệ trung cấp chính trị 14 tháng (tập trung, tại chức). Do học viên có trình độ học vấn khác nhau nên việc truyền tải kiến thức về lý luận chính trị cũng cần phải có phương pháp.
Trường Chính trị tỉnh Hà Giang có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị cho cán bộ trong hệ thống chính trị của tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã xác định nhiệm vụ cho các trường trong công tác đào tạo cán bộ:
Trường Chính trị tỉnh tăng cường cơng tác chăm lo bồi dưỡng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đương chức, tiếp tục kiện toàn hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, huyện, đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học, cải tiến nội dung và hình thức đào tạo cho phù hợp với đặc điểm của cán bộ cơ sở, coi trọng đào tạo cán bộ nữ, cán bộ dân tộc ít người, cán bộ phường và các doanh nghiệp [5, tr.52].
Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở Trường Chính trị của tỉnh, đội ngũ giảng viên lớn tuổi, có kinh nghiệm thực tiễn thì rất ít, phần đơng là giảng viên trẻ, mới được đào tạo hoặc đào tạo lại về tham gia cơng tác giảng dạy nên kiến thức thực tiễn cịn hạn chế, điều đó làm giảm sự hứng thú và chất lượng của bài giảng cho từng đối tượng học viên. Nội dung chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng còn chậm được đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sinh động; phương pháp giảng dạy còn mang nặng tính diễn giảng, thuyết trình, chưa phát huy được tính tích cực của người học. Do đó, chưa khắc phục được tư tưởng ngại học, ngại nghiên cứu; học lý luận chính trị chỉ là một hình thức bắt buộc đối với người học.
Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu, về những hạn chế, yếu kém về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Hà Giang; những nguyên nhân này có quan hệ, tác động lẫn nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến cơng tác đào
tạo để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã ở tỉnh Hà Giang hiện nay, ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức và vận dụng lý luận vào thực tiễn. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trên địi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ, tồn diện và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đồn thể, các cấp chính quyền và ngay bản thân đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở.