Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng của bệnh nhi dưới 5 tuổi mắc hội chứng ruột ngắn tại khoa dinh dưỡng bệnh viện nhi trung ương năm 2018 2019 (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3.2. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân

Hiện nay có nhiều phương pháp chính được dùng để đánh giá TTDD của trẻ em như:

- Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống; - Các chỉ tiêu nhân trắc;

- Thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật có liên quan đến dinh dưỡng;

- Các xét nghiệm hóa sinh; - Điều tra bệnh tật và tử vong. Phương pháp nhân trắc học.

Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và TTDD [53], [54], [55].

Thu thập các chỉ số về nhân trắc trực tiếp đánh giá TTDD của trẻ em. Theo khuyến cáo của WHO ba chỉ tiêu nhân trắc thường dùng là cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao [52], [56].

Cân nặng theo tuổi (CN/T):

Chỉ số này thường được dùng để đánh giá tình trạng SDD chung nhưng khơng cho biết cụ thể đó là loại SDD vừa mới xảy ra hay đã tích lũy từ lâu. Vì việc thu thập cân nặng tương đối đơn giản hơn so với việc theo dõi chiều cao ở cộng đồng nên tỷ lệ thiếu cân vẫn được xem như tỷ lệ chung của suy dinh dưỡng và hay dùng nhất trong sử dụng biểu đồ tăng trưởng [57]. Thiếu cân được định nghĩa cân nặng theo tuổi dưới -2 độ lệch chuẩn so với quần thể tham khảo. Chỉ số này cho biết tình trạng thiếu hụt năng lượng khẩu phần một cách tương đối hay tuyệt đối [58].

Chiều cao theo tuổi (CC/T):

Chỉ số này đã được WHO khuyến cáo sử dụng để phát hiện trẻ thấp còi kết hợp với chỉ số cân nặng theo chiều cao. Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài hoặc trong quá khứ làm cho đứa trẻ bị thấp còi và làm gia tăng khả năng mắc bệnh. Tỷ lệ thấp còi cao nhất là từ 12 đến 24 tháng tuổi [54].

Tỷ lệ hiện mắc SDD thể thấp còi phổ biến hơn tỷ lệ hiện mắc SDD nhẹ cân ở mọi nơi trên thế giới vì có những trẻ bị thấp cịi trong giai đoạn sớm của

cuộc đời có thể đạt được cân nặng bình thường sau đó nhưng vẫn có chiều cao thấp [59].

Cân nặng theo chiều cao (CN/CC):

Là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại. Chỉ số này phản ánh tình trạng SDD cấp hay cịn gọi thể gày còm. Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh sự không tăng cân hay giảm cân nếu so sánh với trẻ có cùng chiều cao, chính là phản ánh mức độ thiếu ăn và nhiễm khuẩn là hai ngun nhân chính dẫn đến tình trạng này.

1.3.3. Phân loại theo WHO 2006.

Suy dinh dưỡng được chia thành 3 thể: SDD nhẹ cân, SDD thấp còi và SDD gày còm [60].

Theo khuyến nghị của WHO, các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá TTDD là cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC). Thiếu dinh dưỡng được ghi nhận khi các chỉ tiêu nói trên thấp hơn hai độ lệch chuẩn (<-2SD) so với quần thể tham chiếu. Đây là cách phân loại đơn giản cho phép đánh giá nhanh các mức độ SDD và có thể áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. Từ năm 2006 WHO đã chính thức khuyến cáo sử dụng quần thể chuẩn (WHO Child Growth Standards) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, thay cho quần thể NCHS. WHO Child Growth Standards là kết quả được nghiên cứu được bắt đầu nghiên cứu từ năm 1997 đến năm 2003 bởi WHO với mục tiêu phát triển một chuẩn quốc tế mới để đánh giá sự phát triển thể chất, TTDD và theo dõi sự phát triển của tất cả trẻ em từ 0 - 5 tuổi. Nghiên cứu này là một dự án đa quốc gia dựa vào cộng đồng với sự tham gia của 8440 trẻ từ các quốc gia Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Obman và Mỹ. Chuẩn mới mơ tả sự phát triển bình thường của trẻ dưới điều kiện mơi trường tối ưu và có thể sử dụng đánh giá TTDD của trẻ em bất kỳ nơi nào, bất kể dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội và tập quán nuôi dưỡng [61].

Khi CC/T Z-score < - 2SD: SDD thể thấp còi Khi CN/CC Z-score < - 2SD: SDD thể gầy còm

TTDD của trẻ được đánh giá theo quần thể tham chiếu WHO 2006 với 3 chỉ tiêu theo Z-Score:

Bảng 1.1. Đánh giá TTDD theo chỉ số Z- Score

CC/ T

< -3SD đến -2SD: Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ vừa. < - 3 SD: Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ nặng.

CN/ T

< - 3SD đến -2SD: Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa.

< -3SD: Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng.

CN/ CC

< - 3SD đến -2SD: Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ vừa. < - 3 SD: Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ nặng.

BMI / tuổi

< -3 SD đến -2SD: Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ vừa (thinness).

< -3 SD Trẻ suy dinh dưỡng thể gày còm, mức độ nặng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng của bệnh nhi dưới 5 tuổi mắc hội chứng ruột ngắn tại khoa dinh dưỡng bệnh viện nhi trung ương năm 2018 2019 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)