Kinh nghiệm quản lý đối với bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong kha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ của công ty cổ phần than đèo nai vinacomin tại tỉnh quảng ninh (Trang 31)

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý BVMT trong khai thác mỏ ở trên thế giới và một số

1.2.2 Kinh nghiệm quản lý đối với bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong kha

mỏ

BVMT trong khai thác khoáng sản đã được quy định trong Luật BVMT ngày 23/6/2014, quy định chi tiết trong Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch mơi trường. Trong lĩnh vực khai thác khống sản thì đơn vị khai thác phải thực hiện các hạng mục BVMT (BVMT) theo báo cáo đánh giá tác động môi trường hay kế hoạch BVMT.

Vùng khai thác than khu vực Quảng Ninh đã được lập Quy hoạch thăm dò khai thác chế biến than đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (điều chỉnh) và đã được lập báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược.

Theo nghiên cứu về của Viện Tư vấn Phatst riển (CODE, 2010) và thực tình hình thanh tra giám sát của cơ quan quản lý cho thấy: tại một số khu vực khai thác mỏ đã lập báo cáo ĐTM, kế hoạch BVMT, đề án BVMT nhưng công tác quản lý, giám sát

BVMT của các cơ quan quản lý chưa được thực hiện tốt, đặc biệt là vai trò tham gia giám sát của các tổ chức xã hội, cộng đồng địa phương còn hạn chế.

Đối với cơng tác BVMT ngồi khu vực khai thác và chế biến khống sản được chính quyền địa phương tiến hành với nguồn kinh phí từ phí BVMT và ngân sách của địa phương. Phí BVMT được doanh nghiệp nộp hàng tháng dựa theo sản lượng khai thác do Bộ Tài chính ban hành. Đây là một khoản thu lớn mà địa phương được giữ lại toàn bộ dùng để chi phí cho các hoạt động BVMT trên địa bàn. Hiện tại, phí BVMT tính theo sản lượng khai thác do doanh nghiệp tự kê khai. Trong khi đó, hầu như khơng có một cơ chế giám sát sản lượng hoặc việc giám sát còn lỏng lẻo và thiếu hiệu quả. Mặt khác, việc sử dụng nguồn phí BVMT khơng được thơng báo rộng rãi dẫn đến một thực tế là người dân thường đổ lỗi cho doanh nghiệp về vấn đề ô nhiễm môi trường, trong khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước về vấn đề BVMT theo quy định của pháp luật. Qua thực tế cho thấy, phí BVMT đơi khi khơng được sử dụng đúng mục đích, chẳng hạn dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng khơng có chức năng BVMT như nhà văn hóa, đường giao thơng... Ngồi ra, cơ chế phân bổ nguồn ngân sách này cũng còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Cụ thể, ở nhiều địa phương, nguồn ngân sách phân bổ dựa theo đề xuất của từng quận/huyện và phê duyệt của UBND tỉnh mà đại diện là Sở Kế hoạch và Đầu tư chứ khơng hồn tồn dựa theo mức độ tác động của hoạt động khai mỏ tới môi trường ở một địa điểm cụ thể nào. Như vậy, sự khơng rõ ràng trong việc phân bổ nguồn kinh phí cho hoạt động BVMT giữa các vùng khác nhau cùng với tình trạng thiếu cơng khai thơng tin liên quan tới nguồn ngân sách này nên đã tác động tiêu cực tới hoạt động quản lý nguồn thu từ khoáng sản.

1.2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý về BVMT trong khai thác mỏ rút ra cho tỉnh Quảng Ninh

Công tác BVMT những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có những bước đi đổi mới, tích cực trên địa bàn tỉnh. Hành lang pháp lý và cơ cấu tổ chức về BVMT tiếp tục được hoàn thiện; thúc đẩy các nguồn lực tài chính đầu tư đặc biệt là nguồn lực nước ngồi thơng qua nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản, tài trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á; đẩy mạnh công tác quy hoạch và nhóm giải pháp xanh, nổi bật là định hướng chuyển đổi mơ hình kinh tế từ “nâu” sang “xanh”. Điều đó được thể

hiện trong các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tư vấn Nhật Bản lập. Bên cạnh đó Quảng Ninh vẫn cịn những bất cập trong cơng tác quản lý môi trường, như: hệ thống thể chế về quản lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu (hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế); thiếu nguồn lực và tài chính; ý thức tuân thủ các quy định về BVMT của các chủ nguồn thải còn kém.

Tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện 7 quy hoạch chiến lược của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gồm: (1) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013; (2) Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050 phê duyệt tại Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014; (3) Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 4/7/2014; (4) Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 1799/QĐ- UBND ngày 18/8/2014, (5) Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011-2015) tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Nghị quyết số 22/NQ- CP ngày 7/2/2013; (6) Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 2/6/2014; (7) Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 2704/QĐ-UBND ngày 17/11/2014. Trong đó, cơng tác quản lý mơi trường tập trung vào 7 nhiệm vụ: Quản lý môi trường nước; Quản lý chất lượng khơng khí; Quản lý chất thải rắn; Quản lý rừng; Bảo tồn đa dạng sinh học; Thích ứng với biến đổi khí hậu và Giám sát mơi trường.

1.2.4 Các cơng trình khoa học cơng bố có liên quan đến đề tài

Cơng tác BVMT trong khai thác mỏ đã được ngành than chú trọng và quan tâm. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực có Tập đồn cơng nghiệp Than-Khống sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc đang hoạt động khai thác than và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ BVMT trong khai thác than trong ranh giới quản lý của đơn vị và phối hợp với chính quyền địa phương trong cơng tác BVMT trong khai thác

than. Tính đến thời điểm hiện nay, các cơng trình khoa học chính có liên quan đến BVMT được mô tả dưới đây:

- Đề án BVMT vùng than Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;

- Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (điều chỉnh) do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp - Vinacomin lập năm 2016;

- Phương án khai thác và đổ thải các mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao Sơn do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp - Vinacomin lập, được Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 457/QĐ-TKV ngày 23/3/2015;

- Quy hoạch đổ thải, thốt nước ba vùng ng Bí, Hịn Gai, Cẩm Phả; - Quy hoạch khai thác, đổ thải, thoát nước các mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả;

- Đề án đổ thải, thoát nước vùng Cẩm Phả do Viện Khoa học công nghệ mỏ - Vinacomin lập năm 2012;

- Đề án di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm và phòng tránh thiên tại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 ÷ 2020, định hướng đến năm 2025;

- Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) cho “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030”;

- Báo cáo đề tài Đánh giá hiệu quả công nghệ, kỹ thuật, quản lý các trạm XLNT mỏ than hiện có vùng than Quảng Ninh và đề xuất định hướng áp dụng cho các trạm tiếp theo;

- Đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020;

- Xây dựng các biện pháp kiểm sốt phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp khai thác và chế biến than phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Kết luận Chương 1

Qua chương I, luận văn làm rõ những vấn đề BVMT trong hoạt động khai thác mỏ. Trong đó luận văn tập trung vào các nội dung:

- Cơ sở pháp lý trong BVMT và khai thác tài nguyên thiên nhiên; - Nội dung công tác quản lý đối với việc BVMT;

- Những tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý đối với việc BVMT.

Qua đó tác giả nhấn mạnh đến vai trị của Ngành cơng nghiệp khai thác mỏ khơng chỉ trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà cịn đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến than cũng bộc lộ khơng ít hạn chế gây tổn thất tài nguyên và tác động xấu đến môi trường và cộng đồng dân cư.

Những tổng luận lý thuyết nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu của luận văn là tăng cường công tác BVMT trong khai thác than tỉnh Quảng Ninh.

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC MỎ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN ĐÈO NAI - VINACOMIN, TỈNH QUẢNG NINH

2.1 Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực mỏ than Đèo Nai

2.1.1 Vị trí địa lý

Mỏ than Đèo Nai nằm ở trung tâm vùng than Cẩm Phả, cách trung tâm thành phố Cẩm Phả khoảng 6 km về phía Đơng. Cơng ty CP than Đèo Nai - Vinacomin nằm trong địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Ranh giới khai thác mỏ có các vị trí tiếp giáp như sau: Phía Đơng giáp mỏ than Cọc Sáu, Phía Tây giáp công trường khai thác lộ thiên +110 mỏ Thống Nhất, Phía Nam giáp phường Cẩm Sơn, Cẩm Đơng, thành phố Cẩm Phả, Phía Bắc giáp mỏ than Cao Sơn và Khe Chàm II.

Khu vực văn phịng Cơng ty thuộc khu Phan Đình Phùng (Tổ 51- phường Cẩm Tây, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh).

Mỏ than Đèo Nai được hoạt động theo giấy phép khai thác khoáng sản số 2817/GP - BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài ngun và Mơi trường. Vị trí mỏ than Đèo Nai nằm trong giới hạn tọa độ (hệ tọa độ VN-200, KTT105o, múi chiếu 6o

) X = 2327694 - 2324705

Y = 738178 - 741536

Phía Đơng giáp mỏ than Cọc Sáu; Phía Tây giáp cơng trường khai thác lộ thiên +110 mỏ Thống Nhất; Phía Nam giáp thị xã Cẩm Phả; Phía Bắc giáp mỏ than Cao Sơn và Khe Chàm II.

Trong đó:

- Diện tích khai trường: 390 ha

- Diện tích bãi thải: 515 ha, trong đó diện tích bãi thải nằm trong ranh giới mỏ: 123 ha, còn lại để thải chung cùng với các đơn vị khác trong TKV như Công ty Cổ phần than Cọc Sáu, Công ty Cổ phần than Cao Sơn…

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên

Địa hình trong khu vực dự án đa phần khơng cịn là địa hình ngun thuỷ, bị cắt bởi các tầng khai thác và đất đá thải. Phần địa hình cịn ngun thuỷ nằm ở khu vực phía Bắc mỏ than Đèo Nai - Phía Nam Cao Sơn, cao nhất là mức +430m, địa hình thấp nhất là moong khai thác Cơng trường chính. Bề mặt địa hình mỏ chủ yếu là các tầng khai thác.

Trong khu mỏ khơng có hệ thống sơng suối. Phía Bắc khu Lộ Trí - Đèo Nai có hồ Bara là nguồn cung cấp nước công nghiệp cho mỏ.

Khu vực dự án có điều kiện giao thơng rất thuận lợi cả về đường bộ và đường thuỷ: Đường bộ có đường 18A, 18B nối vùng mỏ với các vùng kinh tế khác. Đường thuỷ có cảng nước sâu lớn như cảng Cửa Ơng.

Hệ thống giao thơng liên lạc trong mỏ đã ổn định, bao gồm đường giao thơng chính quanh khu mỏ, các tầng khai thác và đường vận tải than trong mỏ, moong khai thác… Khí hậu trong khu vực có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 28 - 300C, cao nhất là 370C, thấp nhất từ 5 - 80C.

Khu mỏ Đèo Nai nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mưa thường lớn nhất vào tháng 7, 8 hàng năm. Sau đây là các thông số chủ yếu lượng mưa:

- Vũ lượng lớn nhất trong ngày là 324 mm (ngày 11/7/1960). - Vũ lượng lớn nhất trong tháng là 1.089,3 mm (tháng 8/1968). - Vũ lượng lớn nhất trong mùa mưa là 2.850,8mm (1960).

- Số ngày mưa nhiều nhất trong mùa mưa là 103 ngày (năm 1960). - Vũ lượng lớn nhất trong một năm là 3.076mm (năm 1966)

Nhiệt độ trung bình năm 23oC, độ ẩm trung bình 84,6%, lượng mưa hàng năm 2.307mm.

2.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội

Khu mỏ có điều kiện giao thơng rất thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy. Đường bộ có đường 18A, 18B nối vùng mỏ với các vùng kinh tế khác; đường thủy có cảng Cửa Ông và nhiều cảng khác trong khu vực… Giao thông trong khu vực tương đối thuận lợi bao gồm đường giao thơng chính quanh khu mỏ, các tầng khai thác và đường vận tải than trong trong các mỏ, moong khai thác... Cơ sở hạ tầng trong khu vực phát triển có quy mơ do các mỏ than đã đầu tư tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh.

Dân cư tập trung chủ yếu ở dọc đường quốc lộ 18A, thành phố Cẩm Phả (phía Nam khu mỏ), chủ yếu là công nhân của các mỏ than và các ngành dịch vụ khác.

Điều kiện kinh tế xã hội: Khu mỏ gần các khu công nghiệp lớn của ngành than như: Nhà máy tuyển than Cửa Ơng, nhà máy cơ khí Cẩm Phả, cơ khí Trung Tâm, nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô, máy mỏ…

Điều chỉnh dự án đảm bảo đúng theo Quy hoạch ngành Than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016. Dự án sẽ đảm bảo thu nhập cho người lao động cũng như sự phát triển kinh tế chung trong khu vực.

2.2. Thực trạng hoạt động khai thác mỏ của Công ty cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin

2.1.4 Bối cảnh khai thác than chung hiện nay ở tỉnh Quảng Ninh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có khoảng 30 mỏ than thuộc Tập đồn Công nghiệp Than - Khống sản Việt Nam (TKV) và Tổng cơng ty Đơng Bắc - Bộ Quốc Phòng đang hoạt động với sản lượng than nguyên khai khai thác hàng năm đạt khoảng 45 triệu tấn/năm, khối lượng đất bóc 207 triệu tấn. Trong đó, độ sâu khai thác mỏ Cọc Sáu (khu vực Cẩm Phả) hiện tại đã xuống mức -300 so với mặt nước biển; các mỏ Cao Sơn, Đèo Nai đã khai thác đến mức -150. Đất đá tại các khu vực bãi thải mỏ thường khơng ổn định, có thể gây sạt lở khi đổ thải với chiều cao tầng thải lớn và khơng có kè chắn, đặc biệt vào những ngày mưa lũ.

Về tuân thủ các mục tiêu về quản lý môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, các dự án khai thác khoáng sản trực thuộc TKV và Tổng cơng ty Đơng Bắc đều có có đánh giá tác động mơi trường, tuy nhiên các giải pháp BVMT chỉ tập trung vào việc nạo vét sông, hồ, xây kè, trồng cây, cỏ, xử lý các chất thải (nước thải, dầu mỡ thải, rác thải,...) chưa tập trung vào các giải pháp công nghệ và kỹ thuật để xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ của công ty cổ phần than đèo nai vinacomin tại tỉnh quảng ninh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)