2.1 Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực mỏ than Đèo Nai
2.1.4 Bối cảnh khai thác than chung hiện nay ở tỉnh Quảng Ninh
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có khoảng 30 mỏ than thuộc Tập đồn Công nghiệp Than - Khống sản Việt Nam (TKV) và Tổng cơng ty Đơng Bắc - Bộ Quốc Phòng đang hoạt động với sản lượng than nguyên khai khai thác hàng năm đạt khoảng 45 triệu tấn/năm, khối lượng đất bóc 207 triệu tấn. Trong đó, độ sâu khai thác mỏ Cọc Sáu (khu vực Cẩm Phả) hiện tại đã xuống mức -300 so với mặt nước biển; các mỏ Cao Sơn, Đèo Nai đã khai thác đến mức -150. Đất đá tại các khu vực bãi thải mỏ thường khơng ổn định, có thể gây sạt lở khi đổ thải với chiều cao tầng thải lớn và khơng có kè chắn, đặc biệt vào những ngày mưa lũ.
Về tuân thủ các mục tiêu về quản lý môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, các dự án khai thác khoáng sản trực thuộc TKV và Tổng công ty Đông Bắc đều có có đánh giá tác động mơi trường, tuy nhiên các giải pháp BVMT chỉ tập trung vào việc nạo vét sông, hồ, xây kè, trồng cây, cỏ, xử lý các chất thải (nước thải, dầu mỡ thải, rác thải,...) chưa tập trung vào các giải pháp công nghệ và kỹ thuật để xử lý tận gốc các nguy cơ về mơi trường. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác khống sản trái phép vẫn còn tồn tại, gây lãng phí nguồn tài nguyên, mất ổn định trật tự an ninh và làm ô nhiễm môi trường.
Đối với hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển than: Hàng năm, TKV đã trích lập Quỹ Mơi trường tập trung bằng 1,0% chi phí sản xuất để có nguồn vốn đầu tư, xây dựng các cơng trình về BVMT; đồng thời, cho phép các đơn vị thành viên trực tiếp chi 0,5% chi phí sản xuất để thực hiện các công tác BVMT thường xuyên. Tổng chi phí cho cơng tác BVMT hàng năm của TKV hiện nay gần 1.000 tỷ đồng và dự kiến sẽ tăng dần theo sự phát triển của ngành.
Các cơng trình BVMT được đầu tư từ nguồn phí BVMT đối với hoạt động khai thác khống sản như: Cải tạo, nạo vét suối Khe Dè, nâng cấp đường ra cảng Vũng Đục (Tp. Cẩm Phả); xây dựng bãi rác Vàng Danh, nạo vét, xây kè chống xói lở dịng sơng Sinh (Tp. ng Bí); xây dựng hồ Khe Cá (Tp. Hạ Long)... đã phát huy hiệu quả thiết thực, tạo cảnh quan môi trường khang trang, sạch sẽ tại các khu dân cư; trồng rừng hoàn nguyên trên các bãi thải như: Bãi thải Nam Đèo Nai, Nam Lộ Phong - Hà Tu, Đèo Nai - Dương Huy, vỉa 7-8 Hà Tu; đầu tư cho ngành nông nghiệp các dự án trồng rừng nguyên liệu...