Xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường công tác quản lý BVMT của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ của công ty cổ phần than đèo nai vinacomin tại tỉnh quảng ninh (Trang 85)

Công ty cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin

3.3.1 Kiện toàn Ban chỉ đạo quản lý BVMT các cấp

- Kiện toàn cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường từ tỉnh đến xã, phường và cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý tài nguyên và môi trường, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện của từng khu vực có hoạt động khai thác khống sản.

- Xác định rõ trách nhiệm, phân cơng, phân cấp hợp lý nhiệm vụ quản lý tài nguyên và BVMT trong hoạt động khai thác, chế biến khống sản giữa tập đồn than khoáng sản Việt Nam, các ngành và địa phương để quản lý, phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thối, sự cố mơi trường trong khai thác khống sản.

Việc phân cấp phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo sự chỉ đạo, lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ trong công tác quản lý về BVMT trên địa bàn tỉnh, phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan, tránh chồng chéo.

+ Phù hợp với nhiệm vụ quản lý về BVMT theo quy định của Luật BVMT.

+ Phân cấp quản lý môi trường về BVMT gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể.

Ngoài ra, cần tăng cường hoạt động giám sát, thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về BVMT và sử dụng tài nguyên trong khai thác, chế biến khoáng sản. Thực hiện nghiêm túc văn bản số 491/CP ngày 13/05/2002 của chính phủ về vùng cấm, hạn chế hoạt động khai thác khoáng sản.

Tăng cường sự tham gia giám sát của các tổ chức đồn thể chính trị và cộng đồng. Hiện tại mơ hình quản lý mơi trường của Cơng ty như là chưa phù hợp với thực trạng và mục tiêu phát triển bền vững của Công ty. Hiện tại, cơng ty đang bố trí 04 cán bộ chuyên trách thuộc Phịng Đầu tư Mơi trường trực tiếp phụ trách các vấn đề liên quan đến môi trường. Tuy nhiên, với khối lượng công việc hiện tại, các yêu cầu về chấp hành quy định pháp luật về mơi trường thì nhu cầu về nhân lực là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, 04 cán bộ này đều là những cán bộ kiêm nghiệm, còn thiếu và yếu về chun mơn, nghiệp vụ về mơi trường. Do đó trong thời gian tới, cần thiết phải bố trí thêm nhân sự có trình độ chun mơn về môi trường, thành lập Phịng Mơi trường riêng với nhân lực dự kiến trong năm 2020 là 07 người.

Về chức năng, nhiệm vụ của Phịng Mơi trường là quản lý các hồ sơ, tài liệu về môi trường của Công ty. Mỗi cán bộ sẽ phụ trách từng mảng, lĩnh vực riêng biệt cụ thể như sau:

02 cán bộ phụ trách chất thải rắn và chất thải nguy hại: Tất cả các vấn đề như thu gom, vận chuyển, xử lý hay hợp đồng với các đơn vị chức năng đều do cán bộ này nắm giữ. Hàng tuần, tháng phải có trách nhiệm báo cáo lên Trưởng phịng, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật. Người được phân công cũng phải nắm bắt rõ được kế hoạch khai thác, vận chuyển, sàng tuyển, tiêu thụ than...và các vấn đề khác như biến động số lượng cơng nhân, số lượng xe, máy móc, thiết bị...để tính tốn được lượng rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại phát sinh hàng tháng. Chủ động đề xuất và kịp thời báo cáo môi trường định kỳ với ban giám đốc, để Cơng ty có báo cáo định kỳ về mơi trường với các cơ quan quản lý về mơi trường như Phịng Tài ngun và Môi trường Cẩm Phả,

Cảnh sát Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh. Đồng thời cũng phải trực tiếp giải quyết các sự cố liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách như cháy nổ, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường....

- 02 cán bộ phụ trách nước thải: Lượng nước thải cả lộ thiên và hầm lò rất lớn (hàng triệu m3/năm). Hiện tại, nước thải mỏ từ khai thác lộ thiên mới được xử lý sơ bộ bằng hệ thống hố lắng chưa có Trạm xử lý nước thải. Đề xuất, Cơng ty nên bố trí 01 cán bộ trực tiếp tham gia quản lý Trạm để có những báo cáo, kịp thời xử lý các sự cố liên quan đến Trạm xử lý. Đồng thời nắm bắt các thông số, số liệu kỹ thuật như lượng nước thải được xử lý hàng ngày, lượng hóa chất tiêu thụ để xử lý, các sự cố, thông số ô nhiễm, sổ tay quản lý vận hành Trạm. Hàng tháng cán bộ này phải có báo cáo về tình hình hoạt động của Trạm, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trạm xử lý.

- 02 cán bộ phụ trách mơi trường khơng khí: Hiện tại, lượng xe đi lại vận chuyển, bốc xúc từ các mỏ di chuyển trên các tuyến đường, có các phương án để hạn chế tối đa hàm lượng bụi phát tán trong quá trình khai thác, sản xuất và vận chuyển như: phun sương dập bụi, giảm chi phí; trồng vành đai cây xanh ngăn bụi, tiếng ồn dọc các tuyến đường; xem xét xây dựng hệ thống rửa xe trên các tuyến đường chính trước khi ra khỏi mỏ, khu vực sàng tuyển, kho đống, bến cảng; thực hiện bao che, phủ bạt kín trên các phương tiện chở sản phẩm khi lưu thông trên các tuyến đường giao thông công cộng. Đề xuất, Cơng ty nên bố trí 02 cán bộ trực tiếp tham gia quản lý để có những báo cáo, kịp thời xử lý các sự cố liên qua. Đồng thời nắm bắt các thông số, số liệu kỹ thuật, hàng tháng cán bộ này phải có báo cáo về tình hình hiện trạng mơi trường, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả.

- 01 cán bộ phụ trách mơi trường đất: hồn thiện quy định về quản lý chất thải. Quản lý chất thải đề cao các biện pháp giảm thiểu, quản lý chất thải rắn, tái chế; thu hồi chất thải và sản phẩm hoá chất, tiêu chuẩn lưu trữ, thu gom, vận chuyển, chôn lấp, xử lý chất thải rắn, áp dụng thu phí vệ sinh, phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn; Đền bù thiệt hại do hành vi gây ơ nhiễm mơi trường đất và có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải

- Bố trí một đội ngũ quản lý công tác cải tạo, phục hồi môi trường.

động liên quan đến cải tạo và bãi thải. Thực hiện đúng tiến độ cải tạo, phục hồi môi trường theo các giai đoạn trong dự án CTPHMT đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra các cơng trình cải tạo, phục hồi môi trường khi đưa vào sử dụng như Trồng cây, kè chắn bãi thải, bờ moong khai thác, san lấp moong, khu khai thác, mương rãnh thoát nước....Khi hồn thành Cơng tác cải tạo, phục hồi môi trường phải tiến hành lập báo cáo hồn thành trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

3.3.2 Hồn thiện thể chế, chính sách và pháp luật

- Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý tài nguyên về môi trường giữa các ngành kinh tế liên quan đến hoạt động khai thác khống sản: Đảm bảo sự trao đổi thơng tin thường xuyên và phối hợp các giải pháp đồng bộ quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

- Đa dạng hóa các ngng vốn đầu tư cho BVMT, sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí cho hoạt dộng quản lý mơi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Thành lập Quỹ bảo vệ tài ngun và mơi trường, các nguồn chính lập quỹ gồm các phí mơi trường, kí quỹ mơi trường…

- Tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư được chủ động khai thác khoáng sản theo phương án phê duyệt: Tổ chức giải phóng mặt bằng, giao đất, thuê đất và phân chia trách nhiệm quản lý đất đai đối với các nhà đầu tư liên quan nhanh chống. Giám sát chặt chẽ quy trình, quy phạm, an tồn trong hoạt động khai thác khống sản, khuyến khích các phương án sản xuất tiết kiệm tài nguyên. Các khu vực cấm và hạn chế hoạt động khai thác khống sản có quy định riêng ràng buộc và cơ chế chính sách cụ thể,đảm bảo hạn chế tối đa việc xâm hại hoặc làm ơ nhiễm,suy thối mơi trường. - Đảm bảo các cơ quan quản lý về tài ngun và mơi trường các cấp có đủ năng lực thực tế để triển khai,giám sát thực hiện có hiệu quả,đồng bộ các bộ luật liên quan đến hoạt động khai thác khống sản.

- Khuyến khích các tổ chức các nhân chủ động đầu tư thực hiện và cung cấp dịch vụ BVMT và ngăn ngừa suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Một số nội dung cụ thể như sau:

+ Sử dụng đất đá thải trong trong khai thác than để san ấp mặt bàngw khu đô thị và khu công nghiệp,làm đường vận chuyển (thay thế đá vôi,cát hoặc các sườn đồi như hiện nay).

+ Khuyến khích tập đồn than khống sản và các doanh nghiệp có hoạt động khai thác khống sản đầu tư các dự án cải thiện mơi trường, bảo tồn thiên nhiên v.v

+ Sử dụng tiết kiệm nước, hạn chế xâm hại hoặc gây ô nhiễm nguồn nước.Cải tạo moong khai thác lộ thiên thành hồ chứa nước sạch; tái sử dụng nước thải mỏ và nước dùng trong chế biến,sàng tuyền; tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải:nước thải,đất đá thải,đ ầu cặn…

+ Đầu tư trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa.

+ Sử dụng tài nguyên thay thế; áp dụng cơng nghệ xử lí,tái chế chất thải,cơng nghệ than thiện với môi trường;đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị,công nghệ và cung cấp dịch vụ BVMT.

3.3.3 Giải pháp kỹ thuật

a, Áp dụng công nghệ mới trong khai thác than:

Ở ngành than hiện đang áp dụng rộng rãi cơng nghệ tuyển than mà nhiều người cịn ít biết tới, đó là “cơng nghệ huyền phù tang quay và huyền phù tự sinh”. Những năm qua, công nghệ này đã đem lại giá trị rất lớn về mặt kinh tế kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ theo chủ trương sản xuất sạch hơn của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Cho đến nay, các dây chuyền tuyển than áp dụng theo công nghệ tuyển huyền phù tang quay và tuyển huyền phù tự sinh đã góp phần làm tăng sản lượng và hiệu quả làm lợi hàng chục tỉ đồng mỗi năm. Mặt khác, khi công nghệ này được áp dụng rộng rãi sẽ tận thu được tài nguyên than trong bãi thải, bã sàng, than xấu; góp phần tăng tỷ lệ thu hồi than sạch, giải quyết được vấn đề tồn đọng trong các mỏ khai thác than đã tồn tại từ nhiều năm nay.

lượng xấu bằng công nghệ huyền phù tang quay và huyền phù tự sinh đã được Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ triển khai áp dụng vào sản xuất thông qua các dự án cấp Nhà nước. Ðiển hình là dự án xây dựng và áp dụng thử nghiệm dây chuyền tuyển than trong bã sàng bằng công nghệ huyền phù tang quay và huyền phù tự sinh cho các mỏ than vùng Quảng Ninh. Ðến nay, Viện đã thiết kế, xây dựng và phối hợp các đơn vị lắp đặt và đưa vào hoạt động 15 dây chuyền tuyển than bã sàng và than chất lượng xấu tại các công ty than: ng Bí, Núi Béo, Mạo Khê, Ðèo Nai, Cọc Sáu, Quang Hanh, Hà Lầm… đạt kết quả tốt. Hiện nay, Công ty than Quang Hanh cũng đang áp dụng mơ hình sàng tuyển huyền phù này vào việc tuyển than tại mỏ than Ngã Hai. b, Đổi mới công nghệ xử lý nước thải:

Các cơng nghệ xử lý nước thải được áp dụng có sự thay đổi lớn theo hướng ngày càng tiến bộ và hiện đại, từ hố lắng kết hợp sữa vôi đến phương pháp hoá - lý và lọc cơ học có áp lực. Các trạm xử lý nước thải thuộc thế hệ đầu tiên được áp dụng công nghệ bể lắng ngang, lọc áp lực là Hà Ráng, Hà Khánh, +260 và +320 Đồng Vơng, +41 Lộ Trí, +131 Tràng Khê, Khe Chàm... Bên cạnh đó, các trạm xử lý thế hệ thứ hai như Cọc Sáu, Vàng Danh, Mạo Khê đã được áp dụng công nghệ tấm lắng nghiêng nhằm tăng tốc độ lắng, đồng thời hạn chế diện tích bể lắng sử dụng so với công nghệ bể lắng ngang. Các trạm xử lý được thiết kế ngày càng hợp lý về bố trí mặt bằng, gọn, đồng thời ngày càng mang dáng dấp công nghiệp như các trạm xử lý nước thải Cái Đá, Hồnh Bồ…

c, Thay đổi cơng nghệ đổ thải:

Trước đây, hầu hết các mỏ than lộ thiên trong Vinacomin sử dụng hệ thống bãi thải ngồi với cơng nghệ đổ thải bãi thải cao nên thường gây ra các hiện tượng không ổn định. Để ổn định bãi thải, Vinacomin đã thay đổi cơng nghệ đổ thải, trong đó các bãi thải mới sẽ phải được thiết kế theo dạng bãi thải phân tầng, các bãi thải chưa đảm bảo sẽ được cải tạo, san cắt tầng. Công nghệ này đã được ứng dụng cho cải tạo các bãi thải V.7, 8 Hà Tu, lộ vỉa 14 Hà Tu (cũ), Ngã Hai, Chính Bắc - Núi Béo, Nam Lộ Phong - Hà Tu, Khe Rè - Cọc Sáu. Bên cạnh đó, nhằm ổn định sườn bãi thải, chống sạt lở đất đá, giải pháp sử dụng cỏ vetiver đã được áp dụng thử nghiệm từ năm 2007 tại sườn

phía Tây bãi thải Chính Bắc - Công ty CP than Núi Béo. Sau thời gian trồng hơn 1 năm, bộ rễ cỏ có chiều dài 1,2m -1,4m, hệ rễ chùm, tạo thành bộ lưới sinh học giữ cho đất đá trên sườn bãi thải không bị sạt lở.

Quan tâm đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ BVMT, tăng cường hợp tác quốc tế nắm bắt và áp dụng các công nghệ kỹ thuật, BVMT tiên tiến phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường và tiết kiệm tài nguyên:

- Đầu tư đổi mới thiết bị theo hướng hiện đại cơng suất lớn (máy xúc dung tích 10 m3, ơ tơ trọng tải 100 tấn, ô tô chạy điện, băng tải đá...) để tăng năng suất, tiết kiệm nhiên liệu, hạn chế khí thải, giảm tỷ lệ tổn thất tài nguyên trong khai thác lộ thiên từ 15-18% xuống còn 5,3%.

- Đầu tư hệ thống khởi động mềm cho các thiết bị điện để tiết kiệm điện.

- Tăng cường tận thu các loại than có chất lượng xấu, để tận dụng và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên,...

- Tăng cường năng lực quản lý và giám sát môi trường của công ty và việc chấp hành giám sát, quan trắc và lập báo cáo gửi về cơ quan quản lý của Nhà nước.

- Xây dựng kế hoạch hành động quản lý chất thải rắn công nghiệp, quản lý bãi thải; thúc đẩy áp dụng mơ hình 3R và sản xuất sạch hơn của đơn vị thông qua các dự án trợ giúp kỹ thuật và nâng cao nhận thức.

Theo báo cáo của Tập đoàn trong giai đoạn 2008-2011 đã thực hiện 23 dự án cải tạo phục hồi mơi trường với tổng số kinh phí trên 300 tỷ đồng. Trong đó, đã và đang thực hiện cải tạo các bãi thải lớn như: Chính Bắc (Núi Béo), Nam Lộ Phong (Hà Tu), Ngã Hai (Quang Hanh) và bãi thải Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai. Đặc biệt Vinacomin đã ứng dụng trồng cỏ vetiver trên các sườn bãi thải Chính Bắc Núi Béo, Nam Lộ Phong và Nam Đèo Nai. Các đơn vị thành viên của Vinacomin cũng đã thực hiện trồng cây trên các tuyến đường vận chuyển, trên bãi thải, tại các mặt bằng phân xưởng... tạo cảnh quan và cải thiện điều kiện mơi trường. Tính đến hết năm 2011, tổng diện tích cây các đơn vị của Tập đồn đã trồng là 445ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ của công ty cổ phần than đèo nai vinacomin tại tỉnh quảng ninh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)