2.2 Thực trạng công tác quản lý BVMT của Công ty cổ phần than Đèo Nai-
2.2.1 Công tác tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện các quy định về BVMT
Theo luật BVMT của Việt Nam trong các giai đoạt trước khi xây dựng, xây dựng và vận hành các dự án thì chủ dự án cùng với các đơn vị trúng thầu xây dựng và vận hành phải thực hiện kế hoạch quản lý và giám sát môi trường.
Cơ quản lý tại địa phương sẽ chịu trách nhiệm giám sát môi trường đối với hoạt động của Công ty.
Công ty sẽ chịu trách nhiệm trong công tác quản lý môi trường do hoạt động của mỏ tác động đến mơi trường xung quanh.
2.2.1.1 Chương trình quản lý mơi trường
Kế hoạch quản lý môi trường là rất cần thiết để giám sát các chỉ tiêu mơi trường để có thể dự đốn được các biến đổi mơi trường và có các biện pháp trước khi những biến đổi môi trường xẩy ra.
Mục tiêu của kế hoạch quản lý môi trường cho các dự án là cung cấp các hướng dẫn để dự án có thể được đảm bảo về mặt mơi trường. Kế hoạch quản lý mơi trường bao gồm
chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chương trình tuân thủ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các yêu cầu báo cáo, cơ cấu tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý môi trường và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp các sự cố có thể xẩy ra.
- Tuân thủ theo pháp luật hiện hành về môi trường của Việt Nam.
- Sử dụng cơ cấu tổ chức phù hợp cho công tác BVMT trong các giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu được thực hiện trong tất cả các giai đoạn và giám sát tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM.
- Quản lý và giám sát các phương án giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM đối với các đơn vị trúng thầu xây dựng các hạng mục cơng trình phụ trợ và quá trình thực hiện dự án.
- Cung cấp kế hoạch dự phòng cho các phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc các tai biến môi trường xẩy ra.
2.2.1.2 Chương trình giám sát mơi trường
Nhằm theo dõi chất lượng khơng khí với mục đích đảm bảo sức khoẻ cho người lao động tại khu vực mỏ cần quan trắc định kỳ chất lượng khơng khí, đặc biệt đối với bụi.