Quản lý quỹ thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Nội dung quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.3.3. Quản lý quỹ thu

- Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014.

- Thực hiện Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về Ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.

- Các bước trong công tác thu BHXH bắt buộc phải được thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương, đảm bảo cho q trình thu được thơng suốt, hiệu quả, không để thất thoát tiền thu. Hiện nay quy trình thu BHXH bắt buộc được cơ quan BHXH thực hiện theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam theo các bước sau:

+ Bước 1: đơn vị mới đăng ký tham gia BHXH bắt buộc và các đơn vị đang tham gia BHXH bắt buộc có biến động về lao động, tổng quỹ lương thì đơn vị lập dánh sách lao động, quỹ tiền lương để đăng ký với cơ quan BHXH.

+ Bước 2: căn cứ số liệu ở danh sách lao động, quỹ tiền lương mà các đơn vị đã lập theo mẫu D02a-TS, cơ quan BHXH lập sổ chi tiết phải thu BHXH bắt buộc đối với từng đơn vị.

+ Bước 3: đơn vị chuyển tiền đóng BHXH bắt buộc và thanh tốn cho các đối tượng hưởng chế độ ốm đau, thai sản. Sau khi nhận được giấy báo của Ngân hàng về việc đơn vị chuyển tiền nộp BHXH bắt buộc và các chứng từ quyết toán số tiền 2% để lại ở đơn vị, cơ quan BHXH tiến hành hạch toán vào tài khoản “Thu BHXH bắt buộc”.

+ Bước 4: căn cứ số liệu từ tài khoản “Thu BHXH bắt buộc”, cơ quan BHXH lập sổ chi tiết tiền đóng BHXH bắt buộc.

+ Bước 5: căn cứ số liệu từ sổ chi tiết số phải thu BHXH bắt buộc và sổ chi tiết đóng BHXH bắt buộc cho cơ quan BHXH lập được bảng tính lãi.

+ Bước 6: căn cứ số liệu từ bảng tính lãi để lập số chi tiết tiền lãi.

+ Bước 7: cơ quan BHXH lập sổ tổng hợp căn cứ số liệu từ sổ chi tiết phải thu, sổ chi tiết tiền đóng, sổ chi tiết tiền lãi.

+ Bước 8: từ sổ tổng hợp, căn cứ yêu cầu của công tác thu BHXH bắt buộc để lập các báo cáo; báo cáo 2% để lại đơn vị; báo cáo lãi.

+ BHXH Việt Nam thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện cơng tác quản lý thu, cấp sổ BHXH trong toàn ngành. Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH bắt buộc và thông báo cho BHXH thành phố.

+ BHXH cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH bắt buộc cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến NLĐ tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện cơng tác thu, cấp sổ BHXH theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH bắt buộc đối với BHXH cấp huyện theo đình kỳ quý, 6 tháng, năm và lập “Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH”.

+ BHXH cấp huyện tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH bắt buộc, cấp sổ BHXH đối với NSDLĐ và NLĐ theo phân cấp quản lý [24].

Đặc điểm của thu BHXH là số tiền thu rất lớn và của nhiều đối tượng khác nhau, với nhiều hình thức như thu bằng tiền mặt, chuyển khoản, séc, uỷ nhiệm chi. Do vậy, hệ thống BHXH phải thực hiện cơng tác hạch tốn kế toán, thống kê, báo cáo và kiểm tra toàn bộ số tiền thu BHXH theo đúng quy định của pháp luật, quản lý chặt chẽ đúng nguyên tắc tài chính. Cơ quan BHXH phải phối hợp với hệ thống ngân hàng, kho bạc để tổ chức thu BHXH. Khi các đơn vị sử dụng lao động nộp tiền BHXH vào ngân hàng, kho bạc huyện, BHXH huyện phải chuyển tồn bộ số tiền đó vào tài khoản chuyên thu BHXH của ngân hàng, kho bạc tỉnh. Định kỳ hàng tháng, ngân hàng, kho bạc, cơ quan BHXH tỉnh, thành phố phải chuyển số tiền thu BHXH lên tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH Trung ương. BHXH cấp huyện, tỉnh không được phép sử dụng tiền thu BHXH vào các mục đích khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)