2.2 Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh
2.2.1 Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017, tuy gặp rất nhiều khó khăn, đáng chú ý nhất là sự diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu (hạn hán, lũ quét, giá rét, dịch bệnh, và sự biến động của thị trường thế giới), song sản xuất nông nghiệp của thị xã Phổ Yên vẫn đạt được sự phát triển tương đối bền vững.
Sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng liên tục và khá ổn định Từ năm 2013 đến năm 2017, tuy mức độ có khác nhau, song trên cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của thị xã Phổ Yên đều có sự phát triển tương đối khá qua từng năm.
ĐVT: Tỷ đồng 0.0 200.0 400.0 600.0 800.0 1,000.0 1,200.0 1,400.0 1,600.0 1,800.0 2,000.0 2010 2013 2014 2015 2016 2017
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2010 - 2017
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2010 - 2017
Hình 2.1 Giá trị sản xuất nơng, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2010 – 2017 - Lâm nghiệp: Do nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là do đời sống của người dân cịn q khó khăn, trình độ hiểu biết hạn chế và phương thức canh tác lạc hậu, nên việc phát triển bền vững sản xuất lâm nghiệp chưa được quan tâm. Người dân chủ yếu là khai thác, nhưng lại là khai thác theo kiểu tàn phá nguồn tài nguyên rừng để phục vụ cho những nhu cầu bức thiết trước mắt của cuộc sống đang đặt ra là chính. Do đó, nguồn tài nguyên rừng trong vùng bị cạn kiệt rất nhanh, nhiều vùng xưa kia rừng phủ kín, sau một thời gian đã biến thành những vùng đất trống, đồi núi trọc, độ che phủ của rừng đã giảm xuống. Hậu quả là nhiều nơi nguồn nước bị cạn kiệt, đất đai bị xói mịn rửa trơi khơng canh tác được; lũ lụt, hạn hán diễn ra nhiều hơn, sức tàn phá mạnh mẽ hơn. Trước tình hình đó, nhiều năm trở lại đây, thị xã Phổ Yên đã quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng bền vững. Các loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được bảo vệ nghiêm ngặt hơn. Bên cạnh các cơ quan, các doanh nghiệp nhà nước, các địa phương đã quan tâm đến việc giao rừng cho người dân bảo vệ, có cơ chế và chính sách hỗ trợ để họ có thể làm tốt điều đó.
Bảng 2.4 Diện tích rừng hiện có và diện tích rừng trồng mới tập trung tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: Ha
Chỉ tiêu Năm
2013 2014 2015 2016 2017
Diện tích rừng hiện có 7.998,7 7.891,7 6.255,4 6.311,6 6.334,7
Diện tích rừng trồng mới tập trung 312 300 274 264 253
Nguồn: Niêm gián Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2017
Qua bảng 2.2 ta thấy, Diện tích rừng hiện có tại Thị xã Phổ n trong giai đoạn năm 2013 – 2017 giảm 1.664 ha. Diện tích rừng trồng mới năm 2013 là 312 ha. Năm 2014 diện tích rừng trồng mới giảm 12 ha so với năm 2013. Năm 2015 diện tích rừng trồng mới giảm 26 ha so với năm 2014. Năm 2016 diện tích rừng trồng mới giảm 10 ha so với năm 2015.Năm 2017 diện tích rừng trồng mới giảm 11 ha so với năm 2016. Diện tích rừng trồng mới tập trung tại Thị xã Phổ Yên giai đoạn năm 2013 – 2017 giảm 18,91%.
Bảng 2.5 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2013 2014 2015 2016 2017
Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành 21,35 28,86 18,89 9,61 14,06
Nguồn: Hạt Kiểm lâm Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
0 10 20 30 40 2013 2014 2015 2016 2017
Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành Thị xã Phổ Yên giai đoạn 2013 - 2017
Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành Thị xã Phổ Yên giai đoạn 2013- 2017
Hình 2.2 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017
Qua bảng 2.3 và hình 2.2, ta thấy giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành năm 2013 là 21,35 tỷ đồng. Năm 2014 giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành tăng
7,51 tỷ đồng so với năm 2013. Năm 2015 giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành giảm 9,97 tỷ đồng so với năm 2014. Năm 2016 giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành giảm 9,28 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017 giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành tăng 4,45 tỷ đồng so với năm 2016.
Ngành lâm nghiệp tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2017 cũng có những khởi sắc mới, diện tích rừng tự nhiên được giao đảm bảo, tỷ trọng ngành chế biến và khai thác gỗ ngà càng tăng, rừng trồng cho trữ lượng gỗ lớn, dịch vụ chế biến lâm sản cũng phát triển hơn. Nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc, giờ đây đã được người dân trồng lại rừng. Việc khai thác, chế biến các sản phẩm từ rừng cũng đã được các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, cũng như đầu tư phát triển. Nhiều hộ dân ở các tỉnh có rừng giờ đây đã có thể yên tâm sinh sống và làm giàu từ nghề rừng.
- Thủy sản: Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017 thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Ngun cũng đã có sự đầu tư tài chính, khoa học và công nghệ ở một mức độ nhất định nhằm khuyến khích phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. Đặc biệt, trong mấy năm gần đây, tận dụng lợi thế là vùng có mức bình qn nhiệt độ tương đối thấp, một số địa phương đã tiến hành ni một số lồi cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm, bước đầu cho thấy các loài cá này phát triển tương đối tốt và cho hiệu quả kinh tế cao.
Với khoảng 350 ha mặt nước có khả năng sử dụng để chăn ni thủy sản, thị xã Phổ Yên là địa phương có tiềm năng đáng kể để phát triển lĩnh vực này, nhưng về cơ bản tiềm năng đó chưa được phát huy tốt, phần nhiều số hộ có diện tích mặt nước vẫn chăn ni thủy sản theo lối quảng canh.
Thực trạng chăn nuôi thủy sản ở xã Tân Hương là một ví dụ. Xã có 20 ha ao hồ, 4,5 ha ruộng trũng có thể tận dụng để ni thủy sản và từng có một hợp tác xã chăn nuôi cá từ hàng chục năm trước. Bắt đầu từ năm 2003, 30 hộ dân trên địa bàn xã đã được tham gia mơ hình ni cá rơ phi đơn tính do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I triển khai (các hộ được hỗ trợ hoàn tồn cá giống và được tập huấn kỹ thuật ni). Mơ hình đã góp phần cải thiện nhận thức của người dân về chăn nuôi cá và họ đã chú trọng tới nghề này hơn. Nhưng khi mơ hình kết thúc, sự hỗ trợ khơng cịn thì phần lớn số hộ đã từng tham gia lại quay về chăn nuôi cá theo lối quảng canh (chăn thả tự nhiên). Vì thế
mà năng suất cũng như hiệu quả nuôi cá của người dân trên địa bàn thấp, trung bình chỉ đạt khoảng 3 tấn cá/ha mặt nước/năm.
Tại thị xã Phổ Yên hiện nay, số hộ đầu tư ni cá theo hình thức bán thâm canh rất ít (hình thức ni thâm canh lại càng hiếm hơn). Nguyên nhân chính là do nhiều người dân chưa nhận thức rõ hiệu quả của chăn nuôi thủy sản theo hình thức thâm canh, thói quen ni thả cá một cách tự nhiên của bà con khơng dễ gì thay đổi. Nhiều người có tâm lý sợ rủi ro, dè dặt và ngại đầu tư hoặc trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên không duy trì ni thâm canh khi kết thúc dự án… Điển hình như mơ hình ni cá lóc bơng được triển khai từ năm 2006, dù đã chứng minh hiệu quả kinh tế cao nhưng khi khơng cịn sự hỗ trợ, trong số hàng chục hộ dân tham gia thì đến nay chỉ cịn 3 hộ duy trì. Có thể nói, việc phát huy tiềm năng chăn ni thủy sản ở thị xã Phổ Yên (cũng như nhiều nơi khác) phụ thuộc lớn vào trình độ thâm canh và tư duy làm ăn của người dân. Do đó, ngồi sự quan tâm hỗ trợ thì cơng tác tun truyền, đặc biệt là việc triển khai các mơ hình trình diễn như các cơ quan chun mơn của thị xã đã và đang làm là rất cần thiết (hiện trên địa bàn thị xã Phổ n có 2 mơ hình chăn ni cá được triển khai tại những xã có tiềm năng lớn như: Tân Hương, Đông Cao, Tiên Phong và Đồng Tiến). Nhận thức và hình thức chăn ni của người dân sẽ thay đổi theo hướng tích cực khi họ thấy rõ hiệu quả kinh tế có thể thu được…