Xu hướng phát triển kinh tế xã hội Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 74)

Nam, trung tâm tiếp nhận, chuyển giao và lan tỏa công nghệ hiện đại của tỉnh; kết hợp hài hịa các ngành kinh tế du lịch, dịch vụ, nơng - lâm nghiệp, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

3.2 Xu hướng phát triển kinh tế xã hội Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 năm 2025

3.2.1 Về kinh tế

Theo báo cáo tại Kỳ họp, năm 2018, kinh tế - xã hội địa phương tiếp tục phát triển, các chỉ tiêu đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, như: Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp ước đạt trên 602,5 nghìn tỷ đồng (tăng 12,5% so với cùng kỳ); tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 60.844 tấn (bằng 109% kế hoạch); thu ngân sách ước đạt trên 545,6 tỷ đồng, bằng 116,9% kế hoạch; tạo việc làm mới cho 5.300 lao động (bằng 135,9% kế hoạch); thu nhập bình quân đầu người ước đạt 53 triệu đồng/người/năm, vượt kế hoạch 6,5 triệu đồng… Cùng với đó, tình hình an ninh chính trị được củng cố, giữ vững; lĩnh vực văn hóa xã hội được quan tâm thực hiện tốt; các chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ kịp thời, đúng đối tượng… Trên cơ sở những kết quả đạt được, Thị xã đã đề ra một số giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Trong đó, tập trung thực hiện tốt Chương trình Phát triển cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016 - 2020; tiếp tục thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng các dự án, cơng trình trọng điểm; triển khai thực hiện vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Tiên Phong và Tân Phú…; phấn đấu, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 675 nghìn tỷ đồng; thu ngân sách đạt 512 tỷ

đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng/người/năm.

Tập trung khai thác và tận dụng tiềm năng, lợi thế của nông nghiệp; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mơ lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm tạo thành chuỗi giá trị đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, duy trì quy mơ và phương thức sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, địa phương đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm có nhu cầu nội địa lớn nhưng khả năng cạnh tranh trung bình như lúa gạo, thủy sản,… Đổi mới và phát triển hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh.[9]

Phát triển mạnh các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ: Ngành trồng trọt tập trung tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, điều chỉnh cơ cấu cây trồng theo lợi thế từng địa phương; phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung; ưu tiên phát triển rừng kinh tế; sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước, đẩy mạnh ni thâm canh để tăng năng suất, chất lượng thuỷ sản.

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực nơng, lâm nghiệp, thủy sản đạt bình quân là 4 - 5%/năm thời kỳ đến năm 2020 và khoảng 4% thời kỳ 2021 - 2030; trong thời kỳ đến năm 2020, tiếp tục duy trì là ngành kinh tế quan trọng, đóng vai trò trong việc đảm bảo đời sống dân cư và ổn định xã hội.

- Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi và sử dụng hiệu quả lao động nông thôn, đồng thời giữ gìn và bảo vệ mơi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa bằng cách tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; sử dụng những giống cây trồng, vật ni mới. Phát triển hài hịa giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ. Khai thác tiềm năng, điều kiện sinh thái của Thị xã Phổ Yên để hình thành các vùng sản xuất tập trung cao sản, quy trình sạch đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng sản lượng hàng hóa, xuất khẩu. Tập trung xây dựng

và phát triển thương hiệu quốc gia, quốc tế đối với một số sản phẩm nông, lâm sản như chè cao cấp, gỗ chế biến...

- Nâng cao trình độ cơng nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chế biến nông, lâm sản, tạo ra những sản phẩm sạch để tăng giá trị thu nhập và hiệu quả trên một ha đất nơng nghiệp. Đầu tư hình thành và nhân rộng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp áp dụng cơng nghệ cao, công nghệ sạch. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn gồm: giao thông, điện, nước, thủy lợi, các trạm giống cây trồng vật nuôi, thú y, bảo vệ thực vật;… Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Mở rộng các loại hình dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn vùng sâu, vùng xa.

- Tăng cường trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán để tăng độ che phủ rừng; đến năm 2025, ổn định tỷ lệ che phủ rừng khoảng 50%; tiếp tục trồng rừng nguyên liệu và phát triển chế biến các sản phẩm lâm sản để cung cấp cho thị trường; phát triển lâm sản ngoài gỗ để nâng cao hiệu quả kinh tế ngành lâm nghiệp.

3.2.2 Về xã hội

Tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là nhóm người nghèo và cận nghèo ở khu vực nông thôn, người dân ở vùng sâu, vùng xa, không thuận lợi về điều kiện sản xuất tham gia vào q trình tăng trưởng nơng nghiệp thơng qua hỗ trợ giảm nghèo, hỗ trợ duy trì sản xuất và thu nhập, tăng khả năng tiếp cận thị trường lao động phi nơng nghiệp, đa dạng hóa sinh kế cho người dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực. Phát triển nông nghiệp hướng tới thực hiện các mục tiêu ưu tiên về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng. Các chính sách hỗ trợ phát triển và an sinh xã hội được triển khai thực hiện góp phần cải thiện đời sống dân cư trên địa bàn từ khu vực thành thị đến nông thôn.

3.2.3 Về môi trường

Giảm thiểu tác động bất lợi về môi trường do việc khai thác các nguồn lực cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn tài

nguyên (đất, nước, rừng); tăng cường áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý và sử dụng hiệu quả, an tồn các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, chất thải từ chăn ni, trồng trọt, công nghiệp chế biến và làng nghề; bảo tồn đa dạng sinh học, ổn định độ che phủ rừng. Khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn mơi trường, có cơ chế giám sát để thúc đẩy phát triển sản xuất.

Ngành chức năng trên địa bàn đã kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm môi trường và xử phạt, nguyên nhân của các vụ xử lý trên là do các cơ sở sản xuất kinh doanh không thực hiện quan trắc giám sát môi trường theo đề án bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)