Đơn vị: lần
Các tỷ số tài chính 2017 2016 2015
1. Tỷ số về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện thời 1.11 1.00 1.02
Khả năng thanh toán nhanh 0.72 0.58 0.54
2. Tỷ số về khả năng cân đối vốn
Hệ số nợ 0.84 0.91 0.92
Hệ số thanh toán lãi vay 17.03 14.57 6.67
3. Tỷ số về khả năng hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho 1.82 1.96 4.49
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 391.15 239.96 166.86
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 14.16 10.49 10.58
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0.54 0.70 0.93
4. Tỷ số về khả năng sinh lãi
ROE 0.17 0.34 0.26
ROA 0.03 0.03 0.02
Nguồn: Phịng TCKT Nhóm tỷ số về khả năng thanh tốn: Nhìn chung nhóm tỷ số về khả năng thanh tốn có xu hướng tăng qua ba năm qua, đặc biệt là trong năm 2017. Điều này là vì Cơng ty đã có tỷ trọng đầu tư vào TSLĐ khá lớn, nhất là vào các khoản phải thu và giảm lượng
hàng tồn kho. Nhìn vào các tỷ số trên cho ta thấy khả năng thanh tốn của Cơng ty diễn biến theo chiều hướng tốt.
Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn: Hệ số nợ của Cơng ty có xu hướng giảm, điều này cho thấy mức độ đóng góp của chủ sở hữu vào tài sản của Cơng ty đã tăng lên. Đây là điều thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc huy động thêm vốn bằng nợ. Hệ số thanh toán lãi vay tăng nhanh, đây là chiều hướng tốt bởi vì nó cho thấy mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp.
Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: Vòng quay hàng tồn kho giảm nhanh, đây là dấu hiệu tốt phản ánh việc Công ty đã giảm lượng hàng tồn kho xuống. Tuy nhiên kỳ thu tiền bình qn đang tăng lên nhanh chóng. Sở dĩ có điều này bởi vì việc tăng lên nhanh chóng của các khoản phải thu ngắn hạn. Điều này cho thấy vốn của Công ty đang bị chiếm dụng. Điều này cũng được thể hiện qua hiệu suất sử dụng tổng tài sản đang giảm dần trong ba năm qua. Đây là dấu hiệu của việc quản lý và sử dụng vốn chưa hiệu quả. Bên cạnh đó hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng, đây là điều có thể lý giải bởi TSCĐ là loại tài sản có thời gian sử dụng lâu dài, vì vậy mặc dù trong ba năm qua Cơng ty khơng có sự đầu tư nào lớn vào TSCĐ tuy nhiên chỉ cần TSCĐ hiện tại của Công ty chưa đến lúc phải thay thế thì với mức tăng của doanh thu cũng sẽ đảm bảo mức tăng của chỉ số này.
Nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi: Tỷ số ROE tăng trong năm 2016 tuy nhiên lại giảm trong năm sau đó cho thấy doanh lợi trên vốn chủ sở hữu đang không được tốt. Trong năm 2017 Cơng ty có đợt tăng vốn chủ sở hữu đáng kể nhưng dường như lợi nhuận tăng thêm chưa tương xứng với sự gia tăng thêm về vốn. Tuy vậy, tỷ số ROA lại khá ổn định cho thấy ít nhất hiệu quả của việc đầu tư vẫn được duy trì.
2.3.2. Cơng tác hoạch định tài chính
Phịng Tài chính kế tốn là nơi chịu trách nhiệm về việc phân tích tình hình tài chính và lập các kế hoạch tài chính cho Cơng ty. Dựa vào các thơng tin kế tốn được tổng hợp và xử lý, các chỉ sơ tài chính sẽ được tính tốn, tổng hợp thành báo cáo định kỳ theo quy định.
Các chỉ tiêu kế hoạch được đặt ra hàng năm trong các kế hoạch tài chính năm. Phòng TCKT xây dựng chỉ tiêu kế hoạch này dựa trên các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đã được thông qua. Sau khi kế hoạch đã được thơng qua, phịng TCKT sẽ phối hợp với các phịng ban khác thể chế hóa kế hoạch, giao khốn chỉ tiêu cho các bên liên quan.
2.3.3. Công tác quản lý vốn kinh doanh
Quản lý vốn kinh doanh là một nội dung chủ yếu của quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp tại THAWACO.
Theo quyết định số 2569CT1/TC-KT của Giám đốc công ty về quy chế QLTC tại THAWACO, vốn điều lệ của công ty là 11 tỷ đồng, trong đó 51% và vốn đầu tư của Nhà nước và 49% cịn lại là vốn góp của các cổ đơng. Năm 2017, vốn điều lệ của Công ty đã được điều chỉnh tăng lên 35 tỷ đồng vẫn với tỷ lệ Nhà nước nắm giữ vốn như trên. Việc cấp vốn lưu động cho các đơn vị thành viên được tiến hành bằng hình thức cho vay hoặc tạm ứng theo hợp đồng khoán quy định và theo định mức được duyệt.
Cơ cấu vốn của THAWACO cho thấy Công ty chủ yếu huy động nguồn nợ. Trong điều kiện hoạt động bình thường của một doanh nghiệp thì đây là điều bình thường. Nhưng trong điều kiện hiện nay khi lãi suất cho vay tại các ngân hàng lên cao, việc chấp nhận vay với mức lãi suất này đã rất khó khăn, lại thêm tình hình giá nguyên vật liệu xây dựng liên tục leo thang thì việc chứng minh khả năng tài chính lẫn hiệu quả của dự án đầu tư để thuyết phục ngân hàng cho vay là rất khó khăn. Điều này dẫn đến doanh nghiệp phải tìm đến những nguồn vay vốn khác (thường là các nguồn ngắn hạn) và điều này càng làm ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn của Cơng ty. Hơn nữa, với nguồn vốn như thế sẽ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận các dự án lớn. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nước, có thể nói hoạt động đầu tư gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hầu như đều gắn liền với hoạt động đầu tư. Tại THAWACO, tỷ trọng đầu tư vào TSLĐ là rất lớn và liên tục tăng, trong khi đó tỷ trọng đầu tư vào TSCĐ thì khá ít và giảm dần. Một phần ngun nhân do đặc điểm ngành kinh doanh của Công ty với địa bàn hoạt động trải rộng nên các TSCĐ lớn phục
vụ cho việc thi cơng cơng trình hầu như là đi thuê. Công ty chỉ đầu tư vào những TSCĐ thiết yếu và phục vụ cho địa bàn gần. Những năm vừa qua khơng có sự thay đổi đột biến nào trong TSCĐ. Còn hoạt động đầu tư tài chính thì lại phụ thuộc vào thị trường mà thị trường hiện nay khơng được thuận lợi vì vậy cơng ty phải đẩy mạnh các hoạt động đầu tư khác , không nên tập trung quá nhiều vào đầu tư tài chính
2.3.4. Cơng tác kiểm tra tài chính
Cơng tác kiểm tra tài chính của Cơng ty được tiến hành định kỳ đều đặn. Do tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh, các hợp đồng xây dựng được tiến hành trên khắp mọi miền đất nước, lại có nhiều đơn vị trực thuộc , do đó cơng tác kiểm tra tài chính cần được tiến hành một cách định kỳ thường xuyên. Đặc biệt sau những vụ việc “rút ruột cơng trình” xảy ra vào năm 2015 làm khơng những hoạt động mà cả uy tín của Cơng ty bị thiệt hại thì cơng tác kiểm tra lại càng được coi trọng.
Hình thức kiểm tra chủ yếu được áp dụng là kiểm tra gián tiếp thông qua chứng từ sổ sách kế toán. Theo quy định, đối với các đơn vị là chi nhánh, xí nghiệp, nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh hoạch toán kế toán sổ kép rõ ràng theo chuẩn mực kế tốn thì hàng quý sẽ phải nộp các báo cáo tài chính cho phịng TCKT và cục thuế địa phương. Phòng TCKT sẽ căn cứ vào báo cáo của đơn vị cộng chung vào kết quả của Cơng ty. Tồn bộ chứng từ gốc sau khi được cơ quan thuế duyệt xong sẽ được nộp lại cho phòng TCKT để kiểm tra đối chiếu. Đối với các đơn vị như các đội thì hàng tháng phải nộp báo cáo tài chính và các chứng từ gốc cho phịng TCKT.
Cùng với đó, hoạt động kiểm tốn nội bộ và kiểm tốn độc lập cũng được tổ chức hàng năm nhằm rà soát, phát hiện những chỗ sai sót, yếu kém để có thể kịp thời sửa chữa hoặc xử lý, góp phần làm lành mạnh tài chính của doanh nghiệp.
2.3.5. Bộ máy quản lý tài chính của THAWACO
Hiện tại, tồn bộ cơng tác kế tốn tài chính tại Cơng ty THAWACO đều do Phịng Tài chính kế tốn đảm nhiệm. Phịng Tài chính kế tốn có nhiệm vụ theo dõi ghi chép, quản lý các cơng việc tài chính hàng ngày của Cơng ty. Phịng Tài chính kế tốn cũng là bộ phận lập các báo cáo tài chính, các kế hoạch tài chính để trình Ban giám đốc, Hội
đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông xem xét. Việc đưa ra các quyết định về quản lý tài chính thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Phịng Tài chính kế tốn của Cơng ty hiện nay gồm 9 người, trong đó có một Kế tốn trưởng làm trưởng phịng, phụ trách việc tổ chức, chỉ đạo tồn bộ cơng tác kế tốn ở cơng ty, quản lý và kiểm sốt tình hình kinh tế tài chính của cơng ty và các xí nghiệp, đội trực thuộc. Phó phịng phụ trách kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành. Các thành viên khác trong phịng phụ trách các cơng tác : Thủ quỹ ; kế toán tiền mặt ; kế toán ngân hàng ; kế toán tiền lương; kế tốn thuế; kế tốn cơng nợ ; kế toán TSCĐ,CCDC; kế toán theo dõi các đơn vị. Các đơn vị cấp dưới không tổ chức bộ máy kế tốn độc lập mà chỉ có các kế tốn viên thực hiện cơng tác hạch toán kế toán theo pham vi cơng việc đã được phân cơng.
Hình 2.3 Sơ đồ bộ máy quản lý tài chính trong Cơng ty. BAN LÃNH ĐẠO CƠNG TY
TRƯỞNG PHỊNG (KẾ TOÁN TRƯỞNG) PHĨ PHỊNG (KẾ TỐN TẬP HỢP CHI PHÍ) Kế toán viên Kế toán viên Kế toán viên Kế toán viên Kế toán viên Kế toán viên CÁC KẾ TỐN ĐƠN VỊ Kế tốn viên
Hoạt động của phịng TCKT được trang bị đầy đủ các trang thiết bị như máy móc, hệ thống sổ sách, được hỗ trợ bởi các phần mềm phù hợp. Cơng việc mang tính chất chun mơn hóa là một yếu tố giúp cho hoạt động tài chính kế tốn hàng ngày đạt được hiệu suất và chất lượng cần thiết.
2.3.6. Hệ thống thông tin quản lý tài chính
Theo quy chế quản lý tài chính của cơng ty, phịng TCKT sẽ trực tiếp theo dõi, xử lý và tổng hợp các thơng tin kế tốn hàng ngày. Các đơn vị trực thuộc sẽ phải nộp báo cáo tình hình tài chính của đơn vị mình theo dõi định kỳ lên phòng TCKT. Các kế tốn viên tại phịng có nhiệm vụ tổng hợp số liệu trong phạm vị lĩnh vực mình phụ trách. Kế tốn tập hợp CPSX và tính giá thành sẽ là người tập hợp các thông tin cần thiết để xây dựng các chỉ số tài chính, lập các báo cáo tài chính. Kế tốn trưởng là người sử dụng các thơng tin đó để lập các báo cáo trình lên Ban giám đốc. Đây là những thơng tin tài chính quan trọng phục vụ cho việc ra quyết định của người quản lý.
2.4. Đánh giá hiệu quả quản lý tài chính tại THAWACO
2.4.1. Về việc thực hiện mục tiêu kế hoạch
Bảng 2.8 dưới đây cho ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của Cơng ty. Một điều dễ dàng nhận thấy là hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch Công ty đặt ra đều được hoàn thành vượt mức với con số rất ấn tượng. Năm 2017, tất cả các chỉ tiêu đặt ra đều được hoàn thành với % so với kế hoạch rất cao: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 112,2%, lợi nhuận xây lắp tăng 106,8%; lợi nhuận SXKD khác tăng 408,7%; mức tăng của lợi nhuận sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng và lợi nhuận kinh doanh từ nhà, đầu tư cũng hoàn thành trên mức kế hoạch đề ra. Năm 2016 duy chỉ có lợi nhuận xây lắp là khơng hồn thành kế hoạch đề ra (chỉ đạt 92% kế hoạch) còn tất cả các chỉ tiêu cịn lại đều được hồn thành rất tốt.