.Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần nước sạch thái nguyên (Trang 27 - 32)

Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm : Sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vơ hình, trình độ tổ chức quản lí, trình độ trang thiết bị cơng nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm sốt trong q trình thực hiện mục tiêu .

+ Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu,vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp …

+ Tiềm năng về con người : Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm, có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hướng về doanh nghiệp, có khả năng chuyên

mơn hố cao, lao động giỏi, có khả năng đồn kết, năng động, biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh …

+ Tiềm lực vơ hình : Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường, tiềm lực vơ hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định mua.

1.5. Những bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính doanh nghiệp

Nền kinh tế nước nhà đang ngày càng đổi mới, tồn diện. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập hóa sâu rộng như hiện nay, đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý tài chính đặc biệt đối với các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Chi cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh. Với vai trò là một đơn vị lập dự toán, trong thời gian qua, đơn vị đã thực hiện việc lập dự tốn cũng như cơng tác quản lý tài chính theo đúng quy định và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

 Cơng tác lập dự tốn

- Tổ chức việc lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm thuộc phạm vi được giao. - Tổ chức chấp hành dự toán hàng năm.

- Tổ chức xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn định mức chi tiêu.

- Tổ chức tốt cơng tác kế tốn, chấp hành đúng chế độ kế toán thống kê của nhà nước, báo cáo tình hình thực hiện ngân sách và quyết toán ngân sách theo đúng chế độ quy định. - Tổ chức quản lý sử dụng tài sản của nhà nước tại đơn vị đúng mục đích, đúng chế độ, có hiệu quả.

- Tăng cường quản lý các khoản thu, chi tài chính.

 Thực hiện cơng tác kế tốn - tài chính

Trong cơng tác kế tốn - tài chính của đơn vị, ln tn thủ các quy tắc, chuẩn mực kế toán; thực hiện đúng các quy định của Luật kế toán và Luật Ngân sách nhà nước. Cụ thể: - Việc lập dự toán chi ngân sách phải lập theo hai nội dung riêng biệt, đó là kinh phí thực hiện chế độ tự chủ và kinh phí khơng thực hiện chế độ tự chủ.

- Dự tốn phần kinh phí khơng thực hiện chế độ tự chủ phải lập trên cơ sở sau: + Lập dự toán trên cơ sở nhu cầu kinh phí phục vụ hoạt động của đơn vị.

+ Lập dự toán căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn hiện hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Đối với việc sử dụng kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, ln thận trọng xem xét từng khoản chi phí thực hiện chế độ tự chủ theo đúng quy định (đảm bảo không vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, các khoản chi có đầy đủ chứng từ hố đơn hợp pháp, hợp lệ, hợp lý) nhất là đối với các khoản chi thanh toán cá nhân, chi thuê mướn, chi vật tư, văn phịng, thơng tin tun truyền, liên lạc, chi cơng tác phí trong nước, hội nghị…

- Đối với việc thực hiện dự tốn kinh phí khơng thực hiện chế độ tự chủ, thanh toán các khoản chi theo đúng quy định chi hiện hành.

- Đối với việc quyết tốn kinh phí:

+ Thực hiện chuyển nguồn kinh phí (nguồn thực hiện chế độ tự chủ và không thực hiện chế độ tự chủ) sang năm sau theo đúng quy định;

+ Hạch toán kế toán và mục lục ngân sách đúng quy định;

+ Quyết toán ngân sách đúng thời hạn, biểu mẫu và được công khai.

 Cơng tác quản lý tài chính

Trong cơng tác quản lý tài chính ln tn thủ các ngun tắc sau:

- Chi tiêu phải thực hiện theo tiêu chuẩn định mức quy định, chi đúng mục đích, đúng dự tốn được duyệt.

- Triệt để tiết kiệm chống lãng phí, các khoản chi có tính chất khơng cần thiết, phơ trương hình thức thì khơng được phép chi, các khoản tiết kiệm sẽ được sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị.

- Thực hiện lập dự toán, quyết toán của Nhà nước, việc chi tiêu phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp để làm căn cứ cho việc giám sát, kiểm tra.

- Quản lý các khoản chi tiêu HCSN phải luôn gắn liền với chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, đảm bảo vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao vừa đảm bảo nguyên tắc quản lý tài chính.

- Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo điều kiện để giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Thực hiện nghiêm Luật kế toán và Luật ngân sách nhà nước; thực hiện dân chủ công khai ngân sách trên tất cả các khâu: lập, giao, phân bổ dự toán và quyết toán chi ngân sách theo đúng quy chế dân chủ và công khai ngân sách .

- Hàng năm thực hiện quyết toán theo đúng quy định và gửi lên cấp trên đầy đủ, đúng thời hạn.

1.6. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan

- Luận văn “ Tăng cường công tác quản lý tài chính tại Cơng ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên - tác giả Lương Thị Hồng Vân”. Bằng các phương pháp như quan sát, điều tra, thu thập, tổng hợp và so sánh thơng qua việc phân tích sự biến động về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và bảng tính tốn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động, tác giả đã đánh giá được thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty. Tuy nhiên do đặc thù Cơng ty là chuyên mua bán sắt thép, kinh doanh vật liệu xây dựng nên thường bị khách hàng chiếm dụng vốn, việc đầu tư vào tài sản cố định cũng không được chú trọng dẫn đến việc bị động trong công tác huy động và sử dụng nguồn tài chính, từ đó khó nắm bắt được các cơ hội kinh doanh trên thị trường. Do đó Cơng ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản phải thu từ khách hàng như có chính sách bán chịu hợp lý, trích lập quỹ dự phịng thanh tốn nợ. Ngồi ra cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định như cho thuê TSCĐ trong thời gian ngừng hoạt động, thực hiện việc trích khấu hao phù hợp với đặc điểm kinh doanh.

- Luận văn “ Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý tài chính tại cơng ty TNHH MTV Nước sạch Nam Định – Tác giả Trần Thị Hồng Phấn’’. Luận văn được thực hiện với mong muốn hệ thóng hóa và phát triển một số vấn đề lý luận về tài chính cũng như phân tích tài chính cho doanh nghiệp, nghiên cứu các đặc điểm mang tính đặc thù trong ngành kinh doanh nước sạch. Tác giả đã phân

tích, đánh giá được tình hình tài chính của cơng ty thơng qua việc phân tích báo cáo tài chính kết hợp với thực tiễn từ đó chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến việc hoạt động kém hiệu quả và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính tại Cơng ty.

- Luận văn “ Phân tích tình hình quản lý tài chính tại Bảo hiểm Xã hội huyện Đồng Hỷ - tác giả Nông Hạnh Minh ”. Trong việc phân tích tình hình tài chính, dựa trên tình hình thực tế, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích để có thể cung cấp thông tin một cách đầy đủ, rõ ràng tình hình tài chính trong từng giai đoạn tại BHXH huyện Đồng Hỷ. Ngồi việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn, tác giả cũng phân tích cơ cấu vốn kinh doanh và tình hình đảm bảo khả năng thanh tốn, tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ, các hệ số phản ánh mức độ đảm bảo nợ và khả năng thanh toán của đơn vị qua đó đưa ra được nhận xét về những thành tựu đạt được hay những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục.

- Luận văn “ Hoàn thiện cơng tác kiểm sốt chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng – tác giả Lê Hoa’’. Bằng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, cùng với việc phỏng vấn, thu thập thông tin, tổng hợp và so sánh giữa lý luận và thực tiễn, tác giả đã vận dụng cơ sở lý luận về kiểm sốt chi phí SXKD để phân tích thực trạng kiểm sốt chi phí, đánh giá khách quan các thủ tục kiểm sốt chi phí và đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi phí SXKD tại Cơng ty.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp và quản lý tài chính doanh nghiệp. Tác giả đã phân tích các khía cạnh liên quan đến cơng tác quản lý tài chính để làm rõ bản chất của tài chính doanh nghiệp, vai trị, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung cơ bản của quản lý tài chính, làm tiền đề cho phần phân tích thực trạng cơng tác quản lý tài chính tại cơng ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên sẽ được trình bày ở chương 2. Tác giả cũng đã đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý tài chính doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc đưa ra và phân tích các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý tài chính tại Cơng ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên sẽ được trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH THÁI NGUYÊN

2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Nước sạch Thái Nguyên và bộ máy quản lý tài chính của Cơng ty. chính của Cơng ty.

2.1.1. Tên, địa chỉ, quy mô của doanh nghiệp

Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH THÁI NGUYÊN Tên giao dịch viết tắt: THAWACO

Địa chỉ : Tổ 1 – phường Trưng Vương – TP Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên Tel: (0208) 3 859 519

Website: www.thawaco.vn Email: vanthunstn@gmail.com

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần nước sạch thái nguyên (Trang 27 - 32)