Nhận xét, đánh giá: giáo viên kiểm tra, nhận xét, đánh giá việc thực hiện bà

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) phát triển tư duy phản biện cho học sinh qua dạy học phần lịch sử việt nam từ thế kỷ x đến cuối thế kỷ XIX ở trường THPT ba đình (Trang 33 - 34)

tập của học sinh.

3. Gợi ý sản phẩm: học sinh đã đặt mình vào những bối cảnh lịch sử, tình

huống lịch sử và nhân vật khác nhau như là: Một người dân thường, một vị quan nhỏ, một người vô danh yêu nước... để viết lời kêu gọi đông bào đứng lên giúp vua cứu nước. Việc nhìn nhận lịch sử từ nhiều góc độ khác nhau như vậy đã tạo nên tính phong phú của nhận thức, giúp học sinh nhìn nhận lịch sử ở nhiều góc độ khác nhau, đa diện, đa chiều.

----------------------------------------------------

Kịch bản vua Hàm Nghi giao trọng trách soạn chiếu Cần vương cho Tôn Thất Thuyết:

Dẫn chuyện: Với Hiệp ước Hắc-măng và Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã

hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam. Chúng bắt đầu xúc tiến việc thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì. Nhưng chúng liên tục vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân ta. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phải chủ chiến trong triều đình, đứng đầu là Tốn Thất Thuyết mạnh tay hành động.

Trần Xuân Soạn: Bẩm Phụ chính đại nhân, đội quân tuấn nghĩa ngày một

lớn mạnh, luyện tập chăm chỉ, ln ln sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống.

Tôn Thất Thuyết: Rất tốt, hãy tiếp tục bổ sung thêm lực lượng, bí mật liên

kết với sĩ phu, văn thân các nơi, xây dựng hệ thống sơn phòng và tuyến đường thượng đạo, ra sức tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

Trần Xuân Soạn: Tất cả xin nghe theo lệnh của đại nhân.

Tướng sĩ: Bẩm đại nhân, thám thính quân ta cho biết thực dân Pháp đang

tăng cường quân ở một số điểm trọng yếu.

Tơn thất Thuyết: Có lẽ chúng đã đánh hơi thấy hành động của chúng ta.

Nếu đã như vậy, chi bằng ta ra tay trước để chiếm thế chủ động. Tướng quân hãy ra lệnh cho tồn qn, bí mật trong đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7, chúng ta tấn cơng tịa Khâm Sứ và đồn Mang Cá.

Tướng sĩ: Tuân lệnh!

Dẫn truyện: Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7, phái chủ chiến tấn cơng tịa

Khâm Sứ và đồn Mang Cá. Cuộc chiến diễn ra rất ác liệt, song do chuẩn bị vội vã, thiếu chu đáo nên sức tấn công giảm sút. Rạng sáng 5 - 7, quân Pháp phản cơng, chúng cướp bóc và tàn sát nhân dân ta vơ cùng man rợ. Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hồng thành, rồi chạy ra sơn phịng Tân Sở (Quảng Trị).

Vua Hàm Nghi: Nay tình hình gấp gáp, khơng thể trì hồn được, chỉ có vũ

trang mới có thể dành lại độc lập cho dân tộc. Phụ chính hãy thay ta soạn một chiếu chỉ, kêu gọi nhân dân đứng lên kháng chiến.

Tôn Thất Thuyết: Thần tuân chỉ!

Bản dịch Chiếu Cần vương:

Chiếu vua Hàm Nghi

Dụ rằng :

Từ xưa sách lược chế ngự giặc khơng ngồi đánh, giữ, hịa, ba điều mà thơi. Đánh thì chưa chắc có cơ hội, giữ thì khó đạt đủ sức lực, hịa thì địi hỏi khơng chán. Đang lúc thế sự mn khó vạn khăn như vậy, bất đắc dĩ phải dụng quyền. Thái Vương dời sang đất Kỳ, Huyền Tông thăm chơi nẻo Thục, người đời xưa cũng đều có làm cả.

Nước ta gần đây bỗng gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào nguôi nghĩ đến tự cường tự trị.

Phái viên Tây ngang bức, càng ngày càng quá. Trước đây, chúng tăng thêm binh thuyền, buộc theo những điều không thể được, ta chiếu lệ tiếp đón, khơng chịu nhận một thứ gì. Người kinh đơ náo sợ, nguy biến chỉ trong sớm chiều. Đại thần lo việc quốc gia chỉ nghĩ kế nước được yên, triều đình được trọng; cứ cúi đầu nghe mệnh, ngồi để mất cơ hội, sao bằng thấy âm mưu biến động của giặc mà đối phó trước? Ví như việc đến khơng tránh được thì cũng cịn có ngày nay để lo cho tốt cái lợi sau này, ấy là do thời thế xui nên vậy. Phàm đã dự chia mối lo này, tưởng cũng dự biết. Biết thì phải dự vào, nghiến răng dựng tóc, thề giết hết giặc, nào ai khơng có lịng như thế? Gối gươm, đánh chèo, cướp giáo, lăn chum, chẳng lẽ khơng có ai sao? Vả thần tử đứng ở triều chỉ có theo nghĩa thơi, nghĩa ở đâu thì sự chết sống ở đấy. Hồ Yển, Triệu Thôi nước Tấn, Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật nhà Đường là người thế nào đời cổ vậy?

Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này, khơng thể hết sức giữ tồn, đô thành bị hãm, Từ giá phải dời, tội ở mình trẫm, xấu hổ vơ cùng. Chỉ duy luân thường quan hệ, trăm quan khanh sĩ khơng kể lớn nhỏ, tất khơng bỏ trẫm, kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, kẻ giàu bỏ của trợ giúp quân nhu, đồng bào đồng trạch chẳng từ gian hiểm, phải thế chứ? Đến như cứu nguy chống đỡ, mở chỗ nguy khốn, giúp nơi bức bách, không tiếc tâm lực, ngay sau lòng trời giúp thuận, chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành an, thu lại cõi bờ chỉ cơ hội này, phúc của tôn xã tức là phúc của thần dân, cùng lo với nhau thì cùng nghỉ với nhau, há chẳng tốt sao? Nhược bằng lòng sợ chết nặng hơn lòng yêu vua, nghĩ lo cho nhà hơn nghĩ lo cho nước, làm quan thì mượn cớ tránh xa, đi lính thì đào ngũ trốn tránh, dân không biết hiếu nghĩa cứu gấp việc công, sĩ cam bỏ chỗ sáng đi vào nơi tối, ví khơng phải sống thừa ở đời thì áo mũ mà hóa ra cầm thú ngựa trâu, ai nỡ làm thế? Thưởng cũng hậu mà phạt cũng nặng, triều đình tự có phép tắc, chớ để hối hận sau này! Phải nghiêm sợ tuân hành!

Khâm thử!

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) phát triển tư duy phản biện cho học sinh qua dạy học phần lịch sử việt nam từ thế kỷ x đến cuối thế kỷ XIX ở trường THPT ba đình (Trang 33 - 34)