1.2 Nội dung quản lý thu thuế GTGT các đơn vị kinh doanh
1.2.1 Khái niệm quản lý thu thuế giá trị gia tăng
1.2.1.1 Khái niệm quản lý thu thuế
Với mỗi cách tiếp cận khác nhau, “quản lý” được định nghĩa theo các góc độ khoa học khác nhau. Theo các nhà kinh tế học hiện đại, quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát để đạt được mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động.[12]
Nhìn chung các khái niệm về quản lý đều thống nhất rằng, đã nói đến quản lý là nói đến hoạt động của con người nhằm thực hiện những mục tiêu đã định thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, phân phối, kiểm soát và thúc đẩy hoạt động của những con người trong tổ chức đó.
Như vậy, quản lý thuế là một hệ thống những q trình có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục tiêu đảm bảo thu thuế đúng, đủ và công bằng trên cơ sở quy định của pháp luật thuế, bao gồm các hoạt động thu nhận hồ sơ khai thuế, tính tốn số thuế phải nộp, đôn đốc thu nộp thuế và tuyên truyền, tư vấn cho người nộp thuế. Từ quan điểm trên có thể hiểu quản lý thu thuế dưới ba góc độ [13]: Quản lý thuế là quá trình vận dụng bản chất, chức năng của thuế để hoạch định chính sách (chính sách điều tiết qua thuế và chính sách quản lý); Là q trình xây dựng tổ chức bộ máy ngành thuế và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý; Là việc vận dụng các biện pháp tác động tới
quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế gồm tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra thuế...
1.2.1.2 Khái niệm về quản lý thu thuế giá trị gia tăng
Quản lý thu thuế có thể được hiểu là các hoạt động của nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động về lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp, kiểm soát và thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm thực thi tốt nhất hệ thống chính sách thuế. Trong đó, chủ thể quản lý thu thuế có thể được hiểu theo phạm vi rộng là tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong xã hội có tham gia vào hoạt động quản lý thuế hoặc được hiểu theo phạm vi hẹp là các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế (cơ quan Thuế).
Quản thu thuế GTGT là hoạt động quản Nhà nước của cơ quan Thuế tác động đến các đối tượng nộp thuế GTGT để đảm bảo thực thi pháp luật về thuế GTGT với mục đích thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thuế GTGT cho NSNN.[14]
Chủ thể của quản lý thu thuế GTGT là Nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp với vai trò là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật thuế; cơ quan hành pháp với tư cách là người điều hành trực tiếp công tác thu và nộp thuế GTGT; hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp việc cho cơ quan hành pháp (cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan) thay mặt cho Nhà nước tổ chức và thực hiện thu thuế GTGT.
Đối tượng quản lý thu thuế GTGT là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước (người nộp thuế).