2.3 Đánh giá chung về tình hình thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp địa bàn
2.3.3 Phân loại vấn đề nguồn gốc và nguyên nhân
* Ngun nhân chủ quan
Trình độ chun mơn của một bộ phận cán bộ công chức làm công tác quản lý thuế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; trình độ ngoại ngữ và tin học cịn yếu.
Cơng tác quản lý người nộp thuế ở một số bộ phận như kiểm tra thuế còn lỏng lẻo, chưa thật sự sát sao.
Về cơng tác kê khai, nộp thuế, hồn thuế, cơng tác rà sốt, kiểm tra tờ khai thuế GTGT và đối chiếu so sánh các tài liệu khác liên quan đến số liệu khai thuế của người nộp thuế cịn hạn chế. Nghiệp vụ kế tốn của cán bộ cịn có những điểm hạn chế, việc tn thủ các quy trình quản lý chưa thật sự tốt nên chưa phát huy được tinh thần tự chủ, sáng tạo trong công tác nắm bắt tình hình kinh doanh thực tế của các đơn vị kinh doanh, chưa chủ động tham mưu đề xuất biện pháp quản lý để ngăn chặn các hiện tượng trốn lậu thuế đặc biệt là thuế GTGT. Từ đó dẫn đến việc quản lý thuế GTGT chưa thật sự có hiệu quả cao.
Cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế còn chưa đồng đều về nghiệp vụ chuyên môn. Công tác tuyên truyền hỗ trợ được tiến hành thường xuyên, liên tục và đã có sự phối hợp với một số phương tiện thông tin như báo, đài nhằm tuyên truyền các luật thuế, song vẫn còn hạn chế.
Một số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra cịn chưa thích ứng với cơng tác thanh tra, kiểm tra trong cơ chế tự khai tự nộp; chưa thường xuyên nghiên cứu, cập nhật chính sách pháp luật thuế; chưa thành thạo về kế tốn và phân tích đánh giá báo cáo tài chính của đơn vị kinh doanh.
Việc phối hợp xác minh, kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ của các đơn vị kinh doanh giữa các bộ phận trong cơ quan Thuế cịn mang tính thủ cơng, chưa đáp ứng được yêu cầu nhanh, chính xác, hiệu quả để phục vụ tốt cho công tác quản lý thuế GTGT. Việc triển khai cơng tác kiểm tra, xác minh hố đơn, đối chiếu chéo hoá đơn thời gian kéo dài.
Ngoài ra cơng tác phối hợp giữa các bộ phận, các phịng chức năng tại cục thuế còn hạn chế trong việc cung cấp, khai thác, trao đổi thông tin về người nộp thuế. Việc phân quyền, phân cấp khai thác thông tin các ứng dụng quản lý thuế còn chưa được hiệu quả.
Cơng tác quản lý thuế GTGT cịn có những hạn chế ngoài các nguyên nhân chủ quan trên, cịn có tác động của một số ngun nhân khách quan cơ bản sau:
Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế GTGT cịn có những hạn chế do vậy việc giải quyết những “giải pháp tình thế” Bộ tài chính, Tổng cụ thuế đã có hàng trăm các văn bản dưới luật nên cho đến nay hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT đã rơi vào tình trạng chồng chéo, chắp vá, gây nhiều khó khăn, phức tạp trong điều hành, tổ chức và quản lý thuế. Chưa nói đến giữa các văn bản lại phát sinh những vấn đề mâu thuẫn, khơng nhất qn, gây khó khăn khi thực hiện, làm ảnh hưởng tới công tác quản lý.
Cơng tác giải quyết hồn thuế GTGT nhanh chóng và thơng thống cho đơn vị kinh doanh dẫn đến nhiều đơn vị kinh doanh cố tình lợi dụng để vi phạm chiếm đoạt tiền thuế GTGT của ngân sách. Hồn thuế GTGT nhằm khuyến khích người nộp thuế xuất khẩu hàng hóa dịch vụ đem lại nguần ngoại tệ giúp cân bằng cán cân thương mại và thúc đẩy kinh tế phát triển, do vậy quy định về hồ sơ hồn thuế tương đối thơng thống nhanh chóng cho người nộp thuế. Nhưng cũng do tính thơng thống, thủ tục đơn giản nên đã xảy ra một số người nộp thuế gian lận trong việc xin hoàn thuế, ảnh hưởng đến thu NSNN.
Hệ thống máy tính, phần mềm quản lý thuế còn chưa ổn định, lỗi các ứng dụng quản lý còn chưa được khắc phục kịp thời dẫn đến khai thác và cập nhật thông tin hạn chế, số liệu khơng tránh khỏi sai sót, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được theo yêu cầu của nhiệm vụ.
Mức độ tuân thủ của người nộp thuế còn chưa cao. Từ khi luật quản lý thuế trao quyền cho người nộp thuế “tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm”, người nộp thuế có nhiều hơn sự chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, nhưng đi cùng với đó là việc phát sinh nhiều tình huống vi phạm pháp luật về thuế do người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ và quyền lợi từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp, chưa hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai nộp thuế, chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình dẫn đến có hành vi vi phạm trốn thuế, gian lận thuế gây thất thu cho NSNN.
Ngoài ra sự phối hợp giữa cơ quan Thuế và ngân hàng trong việc thực hiện cung cấp thơng tin về người nộp thuế cịn hạn chế; Công tác cưỡng chế nợ thuế đối với các DN cố tình khơng thực hiện nộp số thuế nợ vào NSNN cần đến sự phối hợp của các ngân hàng thương mại thông qua tài khoản của người nộp thuế để cưỡng chế nợ thuế còn chưa được phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế dẫn đến số tiền nợ thuế kéo dài, ảnh hưởng đến số thu vào ngân sách Nhà nước, gây mất công bằng giữa những người nộp thuế và tính nghiêm minh của pháp luật.
Kết luận chương 2
Quá trình triển khai thực hiện Luật thuế GTGT cũng là quá trình ngành thuế thực hiện một bước cải cách phương thức quản lý thuế, trong đó nổi bật nhất là áp dụng quy trình quản lý thuế mà nội dung cơ bản là các doanh nghiệp tự kê khai và tự nộp thuế. Việc thực hiện quy trình quản lý thuế đã thể hiện những ưu điểm rõ nét là nâng cao ý thức chấp hành Luật thuế của các doanh nghiệp, đưa hoạt động nộp thuế vào NSNN trở thành một hoạt động thường xuyên của các doanh nghiệp. Tuy vậy, phương thức quản lý thuế vẫn chưa được thực hiện tốt, kết quả thu thuế từ các doanh nghiệp, các hiện tượng vi phạm luật thuế, trốn thuế và tránh thuế cịn diễn ra dưới nhiều hình thức, ngày càng tinh vi hơn, đang là một thách thức đối với ngành thuế.
Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La thực hiện mơ hình “Quản lý theo chức năng”, từ công tác kê khai đăng ký thuế; tuyên truyền hỗ trợ pháp luật thuế đến kiểm tra thuế và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp. Đây là thách thức lớn đối với Chi cục Thuế huyện Phù Yên bởi những hạn chế nhất định về nguồn nhân lực (cả về con người và cơ sở vật chất) của ngành thuế và ý thức của người nộp thuế.
Công tác quản lý thuế đã coi trọng quyền và lợi ích của các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư đổi mới, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, khai thác có hiệu quả các lợi thế và tiềm năng kinh tế trên địa bàn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế từ đó tăng thu cho ngân sách địa phương.
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ YÊN GIAI ĐOẠN 2019 - 2020