ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Huy động 41.526 101.738 131.230 60.212 144,99 29.492 28,99 Cho vay 278.491 409.809 499.188 131.319 47,15 89.379 21,81
(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp VPBank CN Quảng Trị)
Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo loại hình doanh nghiệp
Theo loại hình doanh nghiệp, VPBank CN Quảng Trịcho tất cả các loại hình doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn.
Chi nhánh đã mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các công ty cổ phần và công ty TNHH. Trong đó, dư nợ cho vay các công ty TNHH đạt tỷ trọng cao nhất. Năm 2015 đạt 207.322 triệu đồng, tăng 72.866 triệu đồng tương ứng với 54,19%. Năm 2016, dư nợ cho vay đối với loại hìnhdoanh
nghiệp này là230.576 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng 11,21%. Đối với các công ty cổ phần, dư nợ tín dụng năm 2015 đạt 176.669 triệu đồng tăng 58.088 triệu đồng tương ứng với mức tăng trưởng 48,9%. Năm 2016, mức dư nợ này tăng lên 215.549 triệu đồng và đạt mức tăng trưởng là 22%. VPBank CN Quảng Trịcó xu hướng cho vay các công ty cổ phần và công ty TNHH có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, các doanh nghiệp đã và đang sử dụng vốn hiệu quả. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng chủ động tìm kiếm và cho vay các khách hàng mới có dự án kinh doanh khả thi.
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng phân theo loại hình doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trịqua 3 năm 2014 - 2016
ĐVT: Triệu đồng Loại hình 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Tăng, giảm Tỷ lệ (%)
Doanh nghiệp nhà nước 16.737 18.769 46.524 2.032 12,14 27.755 147,87
Công ty trách nhiệm HH 134.456 207.322 230.576 72.866 54,19 23.254 11,21
Công ty cổ phần 118.581 176.669 215.549 58.088 48,98 38.880 22
Doanh nghiệp tư nhân 8.717 7.049 6.539 -1.668 -19,13 -510 -7,23
Tổng 278.491 409.809 499.188 131.318 47,15 89.379 21,80
(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp VPBank CN Quảng Trị)
Chi nhánh cũng thực hiện cho doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước vay vốn, tuy nhiên tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với hai loại hình doanh nghiệp này cịn khá hạn chế. Cụ thể, đối với doanh nghiệp nhà nước, dư nợ tín dụng năm 2014 đạt 16.737 triệu đồng, đạt 6,01% tổng mức dư nợ. Năm 2015, con số dư nợ đạt 18.769 triệu đồng đạt tỷ trọng 4,58%. Và đến năm 2016, mức dư nợ tăng lên 46.524 triệu đồng đạt tỷ trọng 9,32% tổng dư nợ. Đối với doanh nghiệp tư nhân, năm 2014, dư nợ tín dụng đạt 8.717 triệu đồng đạt tỷ trọng 3,13%. Năm 2015, mức dư nợ của loại hình doanh nghiệp này đạt 7.049 triệu đồng chỉ đạt tỷ trọng 1,72%. Đến năm
Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp phân theo quy mô
Phân theo quy mô doanh nghiệp, khách hàng doanh nghiệp của VPBank CN Quảng Trịgồm khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ.
Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng phân theo quy mơ doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trịqua 3 năm 2014 - 2016
ĐVT: Triệu đồng Loại hình 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Tăng, giảm Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp lớn 46.146 94.707 110.920 48.561 105,23 16.213 17,12
Doanh nghiệp vừa và nhỏ 216.582 297.813 361.553 81.231 37,51 63.740 21,40
Doanh nghiệp siêu nhỏ 15.763 17.289 26.715 1.526 9,68 9.426 54,52
Tổng 278.491 409.809 499.188 131.318 47,15 89.379 21,80
(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp VPBank CN Quảng Trị)
VPBank tập trung hơn vào phân khúc thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dẫn chứng cho thấy, tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2014 - 2016 luôn ở mức cao. Năm 2015, dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đạt 315.102 triệu đồng, tăng 82.757 triệu đồngso với năm 2014 (tốc độ tăng 35,6%). Năm 2016, mức dư nợ của các doanh nghiệp này đạt 388.268 triệu đồng, tăng 23,2% so với 2015. Nguyên nhân của sự phân bổ tín dụng khơng đều này là do:
Tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng, DNNVV chiếm tỷ trọng khá lớn. Dư nợ cho vay từng DNNVV là nhỏ nhưng tính tổng dư nợ lại đạt mức cao so với doanh nghiệp lớn.
Các DNNVV gặp khơng ít khó khăn để phát triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong công tác tiếp cận vốn vay. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mơ, uy tín và thương hiệu của loại hình doanh nghiệp này. Bên cạnh đó là do hạn chế về trình
độ quản lý, tài sản thế chấp, năng lực sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ đã ban hành và thực thi nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV phát triển. Để bắt kịp xu thế, ngân hàng VPBank đã coi đây là một phân khúc chiến lược trong lộ trình 5 năm tăng trưởng tiếp theo của ngân hàng. Định hướng này được cụ thể hóa bằng việc thành lập một khối kinh doanh chuyên trách phục vụ các DNNVV cùng với sự đầu tư đáng kể về cả nhân lực, sản phẩm, hệ thống và kênh bán hàng. Phân khúc này đang là điểm nóng của khơng chỉ VPBank mà còn cả của các NHTM khác.
2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại VPBank CN Quảng Trị
2.2.3.1. Phân tích chất lượng nợ cho vay doanh nghiệp
Các khoản nợ vay vốn của khách hàng tại VPBank CN Quảng Trị được phân theo 5 nhóm như sau: Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn);Nhóm 2 (nợ cần chú ý);Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn);Nhóm 4 (nợ nghi ngờ);Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Với việc phân loại nợ như trên, Chi nhánh đã chủ động hơn trong việc đánh giá rủi ro của các khoản vay thông qua đánh giá và phân loại một cách toàn diện hơn, sát với bản chất hơn, đồng thời khả năng quản lý rủi ro và sức cạnh tranh của Chi nhánh được cải thiện đáng kể và có đủ nguồn tài chính dự phịng để bù đắp nếu tổn thất xảy ra.
Qua đó cócái nhìn tồn diện hơn về cơ cấu nợ xấu, nhằm kiểm soát chặt chẽ và từ đó có những biện pháp nhằm phịng ngừa, hạn chế nợ xấu phát sinh, hoặc căn cứ vào tình hình nhóm nợ các khoản vay có phương án xử lý kịp thời, phù hợp tránh tình trạng xử lý nợ kéo dài ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Chi nhánh.
Kết quả phân loại nợ trong những năm gầnđây cho thấy chất lượng tín dụng của VPBank CN Quảng Trị chưa đảm bảo. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn còn cao và tập trung vào một số khách hàng. Điều này phảnánh những hạn chế về công tác quản trị rủi ro tín dụng của VPBank CN Quảng Trị, đặc biệt là trong việc xácđịnh phân khúc thị trường thích hợp, năng lực thẩmđịnh và khả năng giám sát các khoản vay đểđảm bảo khả năng thu hồi nợ.
Tỷ lệ nợ xấu của VPBank CN Quảng Trị năm 2016 chiếm 0,60%, giảmđáng kể so với năm 2015 (tỷ lệ giảm 0,18%) và năm 2014 (tỷ lệ giảm 1,17%). Nợ cần chúý (nợ nhóm 2) chiếm tỷ trọng khá cao và có xu hướng tăng lên trong tổng dư nợ. Năm 2016, nợ cần chúý là 6.768 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,35% trong tổng dư nợ, tăng 0,98% so với năm 2015 và 0,78% so với năm 2014. Qua đó, có thể thấy rằng chất lượng tín dụng tại VPBank CN Quảng Trị còn tiềmẩn rất nhiều rủi ro, nếu khơng có các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tốt thì chắc chắn tỷ lệ nợ xấu sẽ tiếp tục gia tăng.