Xử lý thâm hụt NSNN bằng các biện pháp phi tiền tệ :

Một phần của tài liệu luận án giải pháp hạn chế thâm hụt nsnn ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 69)

Xử lý thâm hụt bằng biện pháp phi tiền tệ thực chất là xử lý bằng vay nợ, không in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách. Nếu thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng cách in tiền thì khơng chỉ tạo ra nhiều động cơ cho việc tiếp tục thâm hụt, do việc tài trợ thâm hụt q dễ dàng, ít chịu giới hạn (có thể chủ động mức in tiền) và không ràng buộc với các nghĩa vụ trả nợ, mà lượng tiền mới in ra, do chưa có đối trọng hàng hóa đi kèm, sẽ dẫn tới tình trạng gia tăng nhanh chóng của giá cả, lạm phát phi mã trong nền kinh tế, gây bất ổn kinh tế, dẫn tới suy

thoái, khủng hoảng kinh tế, giảm nguồn thu và tiếp tục tác động tới thâm hụt ngân sách kỳ tiếp theo.

1.3.2.4. Các nội dung hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước thông qua

tăng cường quản lý ngân sách nhà nước

- Hạn chế thâm hụt NSNN thơng qua quy trình ngân sách:

Quy trình ngân sách là một tập hợp các hoạt động kế tiếp, thường gồm hoạt động chuẩn bị và phê chuẩn ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách trong quá trình quản lý một kỳ ngân sách. Quy trình ngân sách thực chất là việc bố trí các khoản thu - chi ngân sách, tổ chức thu - chi ngân sách và giám sát việc tổ chức thu - chi ngân sách, nhằm đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực, kỷ cương, kỷ luật đối với các hoạt động thu - chi ngân sách, qua đó hạn chế các hoạt động che giấu nguồn thu, tăng chi, dẫn tới thâm hụt ngân sách.

Trong thực tế, quy trình ngân sách của các nước thường được chia làm nhiều bước kế tiếp nhau nhưng nhìn tổng qt ln bao gồm các giai đoạn chính sau:

• Giai đoạn chuẩn bị dự tốn NSNN

• Giai đoạn thẩm định và phê chuẩn dự tốn NSNN.

• Giai đoạn chấp hành NSNN

• Giai đoạn quyết toán NSNN

* Giai đoạn chuẩn bị dự tốn

Lập dự tốn ngân sách nhà nước có tác dụng đảm bảo cân đối giữa khả năng và nhu cầu về nguồn lực tài chính trong thực hiện các nhiệm vụ ngân sách cho năm ngân sách tới trên cơ sở tính tốn một cách kỹ lưỡng, chặt chẽ. Lập dự toán ngân sách là khâu đầu tiên của quy trình ngân sách, nó đặt cơ sở nền tảng cho các khâu tiếp theo. Lập dự toán ngân sách được thực hiện chính xác, có cơ sở khoa học, hợp thời gian,...

* Giai đoạn thẩm tra, phê chuẩn ngân sách

Trước khi quyết định ngân sách, cơ quan lập pháp các nước đều tiến hành các bước thẩm tra, thẩm định, thảo luận rồi mới đi đến quyết định ngân sách.

Cơng tác thẩm tra, thẩm định dự tốn ngân sách cũng như các vấn đề chính sách, cơ chế liên quan đến ngân sách chủ yếu được thực hiện bởi các Uỷ ban của Quốc hội hoặc các ban chuyên môn của cơ quan dân cử.

Nhiều nước sử dụng tốt cơng cụ kiểm tốn (như Malaysia, Thái Lan,...) trong giai đoạn thẩm tra dự toán. Các báo cáo của cơ quan Kiểm tốn nhà nước ln có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với công tác thẩm tra, thẩm định của Quốc hội và các cơ quan dân cử khác trong các giai đoạn thảo luận đi đến quyết định dự toán ngân sách.

* Giai đoạn chấp hành ngân sách

Chấp hành ngân sách do cơ quan hành pháp tổ chức thực hiện, thường trùng với kỳ ngân sách (thường là năm tài khóa). Trong q trình chấp hành ngân sách, các cơ quan dân cử cũng thể hiện vai trị giám sát của mình dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu cơng việc và trách nhiệm vẫn thuộc các cơ quan hành pháp. Sự can thiệp của các đại biểu dân cử nhìn chung là rất có hạn.

* Giai đoạn quyết toán ngân sách

Kết thúc năm tài khóa, các cơ quan hành pháp tiến hành khóa sổ kế tốn, lập quyết toán thu, chi ngân sách trong năm tài khóa trình cơ quan lập pháp thẩm tra và phê chuẩn.

- Hạn chế thâm hụt NSNN thông qua quản lý NSNN trên cơ sở khung chi tiêu trung hạn:

Có thể hiểu rằng, khung chi tiêu trung hạn là một khung chiến lược về chính sách và chi tiêu cơng của chính phủ trong đó các bộ chun ngành được phân bổ ngân sách và được trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm lớn trong việc quản lý và sử dụng ngân sách, nhằm sử dụng ngân sách hiệu quả nhất theo mục tiêu hoạt động của đơn vị sử dụng ngân sách. Khi lập dự toán ngân sách cho một hoạt động phải trả được các câu hỏi: (1) Tại sao phải cấp kinh phí cho hoạt động này? (2) Khoản kinh phí này phải đạt các mục tiêu định lượng gì? (3) Sử dụng nguồn tài chính nào để tài trợ cho hoạt động này? (4) Nguồn tài chính này được ổn định trong thời gian bao lâu? Ngân hàng

thế giới đưa ra định nghĩa “Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) là sự cân đối giữa khả năng nguồn lực được tính tốn từ trên xuống và chi phí được ước tính từ dưới lên để thực thi chính sách trong ngắn hạn và trung hạn trong khn khổ quy trình ngân sách hàng năm”.

Về bản chất, khung chi tiêu trung hạn là một phương pháp soạn lập NSNN trong đó kinh phí phân bổ cho các hoạt động của Chính phủ phải phù hợp với những ưu tiên chiến lược của đất nước nhằm đạt được mục tiêu đã hoạch định cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, theo phương thức cuốn chiếu.

Việc bố trí kinh phí ngân sách phải phù hợp với những ưu tiên mang tính chiến lược của đất nước trong từng giai đoạn phát triển bởi lẽ nguồn lực là hữu hạn trong khi đó nhu cầu chi tiêu là vơ hạn. Chính phủ khơng nên và khơng thể bố trí kinh phí ngân sách dàn trải.

Khung chi tiêu trung hạn sẽ cho phép tăng cường kỷ luật tài khóa tổng thể thơng qua việc ước tính nguồn lực khả dụng trong trung hạn qua đó xác định mức trần chi tiêu cho từng lĩnh vực. Điều này góp phần khắc phục các hạn chế trong việc lập ngân sách hàng năm (nguồn lực được phân bổ từng năm nhưng chi phí đầu tư và lợi ích sẽ kéo dài nhiều năm, ưu tiên chiến lược trong việc sử dụng các nguồn lực…). Khuôn khổ chi tiêu trung hạn cũng sẽ cho phép nâng cao hiệu quả chính sách tài khóa nhờ khơng gian tài khóa có tầm nhìn trung hạn, giúp cho việc lập kế hoạch và thực hiện chính sách tài khóa thuận lợi hơn và có sự gắn kết tốt hơn với các mục tiêu tài khóa trung hạn. Lập ngân sách theo Khn khổ trung hạn hỗ trợ công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý và sử dụng ngân sách, khắc phục những bất cập giữa nhu cầu chi và khả năng hạn chế về nguồn lực. Trong điều kiện nguồn lực tài chính ngân sách hạn chế, việc xác định đầy đủ và huy động tối đa các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu cho quá trình thực hiện chiến lược phát triển và những mục tiêu cần ưu tiên có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, chủ động bảo đảm duy trì thâm hụt ngân sách trong phạm vi nhất định, đảm bảo tính bền vững của tài khóa.

Thêm vào đó, bằng cách xây dựng ngân sách cho trung hạn, nên khung chi tiêu trung hạn đã tính tới các vấn đề thâm hụt có tính chu kỳ, chủ động điều chỉnh thặng dư

hoặc thâm hụt ở mức thấp trong các thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh, tạo sự linh hoạt cho xử lý thâm hụt thời kỳ kinh tế suy giảm.

Một phần của tài liệu luận án giải pháp hạn chế thâm hụt nsnn ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w