1.2. HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI PHÁI SINH HÀNG HÓA TẠI NGÂN HÀNG
1.2.2. Các hình thức giao dịchphái sinh hàng hóa
1.2.2.1. Hợp đồng kỳ h ạn
Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận mua bán hàng hóa tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá định trước. Thời điểm giao hàng trong tương lai gọi là ngày đáo hạn hay ngày thực hiện hợp đồng. Các mức giá thị trường được thỏa thuận hơm nay để giao hàng hóa trong tương lai gọi là giá kỳ hạn, mức giá kỳ hạn sẽ trở thành giá giao nhận khi hai bên ký kết hợp đồng kỳ hạn, khi đó mức giá giao nhận sẽ là mức giá thực hiện hợp đồng và không thay đổi.
Bằng việc mua hoặc bán hợp đồng kỳ hạn, các chủ thể giao dịch có thể cố định mức giá mua hoặc bán loại hàng hóa mà họ cần trước những biến động giá thị trường trong tương lai. Trong hợp đồng này người mua được gọi là người giữ thế trường vị (long position), người bán được gọi là người giữ thế đoản vị (short position). Hợp đồng này chỉ được thực hiện khi đáo hạn, đến thời điểm đáo hạn người giữ vị thế đoản vị phải thực hiện bán tài sản cho người giữ vị thề trường vị và nhận một khoản tiền từ người mua với mức giá cả đã định trước trong hợp đồng, cho dù vào thời điểm đó giá thị trường của tài sản đó có cao hơn hoặc thấp hơn giá xác định trong hợp đồng. Nếu giá thị trường cao hơn giá hợp đồng thì người giữ vị thế trường vị sẽ có lãi (có giá trị dương), cịn người giữ vị thế đoạn vị bị giá trị âm; và ngược lại. Hợp đồng tương lai được coi là một cơng cụ phịng ngừa rủi ro khơng chỉ cho các nhà xuất khẩu, cho người sản xuất mà cho cả nhà nhập khẩu.
Hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên thị trường phi tập trung, thông thường là giữa hai tổ chức tài chính hoặc giữa tổ chức tài chính và các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính. Vì đây là hợp đồng giao dịch trên thị trường phi tập trung nên các điều khoản trong hợp đồng kỳ hạn có thể rất linh hoạt theo nhu cầu của các bên tham gia.
1.2.2.2. Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một hàng hóa tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định.
Ve cơ bản, hợp đồng tương lai là một hợp đồng kì hạn được tiêu chuẩn hóa, được giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung, để mua hoặc bán một số loại hàng hóa nhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai. Sự khác biệt với hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng tương lai thường được giao dịch trên các Sở giao dịch chính thức. Sở giao dịch quy định chuẩn hóa các
điều khoản của hợp đồng như loại hàng hóa giao dịch, số lượng, chất lượng, ngày thực hiện hợp đồng. Ngày giao hàng không được xác định một cách chính xác như hợp đồng kì hạn, mà được qui định theo tháng và khoảng thời gian của tháng phải giao. Người môi giới xác định khối lượng, chất lượng của hàng hoá giao dịch, cách giao hàng, giá hợp đồng, và cũng có thể xác định ln giá trị hợp
đồng mua bàn tương lai có thể thay đoi trong một ngày. Thêm vào đó, hai bên mua và bán trong hợp đồng tương lai khơng nhất thiết phải biết về độ tín nhiệm của nhau, Sở giao dịch sẽ áp dụng một cơ chế giao dịch để đảm bảo rằng hợp đồng sẽ được hai bên thực hiện theo thỏa thuận.
Có rất nhiều loại hàng hóa được giao dịch hợp đồng tương lai như: Cà phê, đường, bông sợi, ngũ cốc, cao su, kim loại, năng lượng... các mức giá tương lai được hình thành dựa trên cung cầu thị trường và được niêm yết công khai.
1.2.2.3. Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là một hơp đồng giữa hai bên mua và bán. Trong đó bên mua quyền được quyền, chứ khơng phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo mức giá được ấn định trước.
diễn biến thị trường có lợi cho bên nắm giữ quyền chọn, trong trường hợp ngược lại, nếu việc thực hiện giao dịch sẽ khiến cho bên nắm giữa quyền chọn bị lỗ, họ sẽ khơng thực hiện quyền. Do đó, hợp đồng quyền chọn được coi là hợp đồng “cắt lỗ”. Mức ton thất lớn nhất bên mua quyền phải gánh chịu cũng chính là khoản phí mua quyền chọn. Ngược lại, bên bán quyền chọn sẽ được nhận phí quyền chọn và buộc phải thực hiện giao dịch nếu đối tác của họ chọn thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng quyền chọn hàng hóa có thể được giao dịch trên cả thị trường tập trung và thị trường phi tập trung. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn bán và quyền chọn mua.
Quyền chọn bán (put option) cho phép bên mua quyền được quyền bán một loại hàng hóa tại thời điểm trong tương lai theo mức giá đã ấn định trước. Như vậy, bên mua quyền chọn bán sẽ phải trả phí mua quyền và được quyền bán hàng hóa theo mức giá ấn định trong hợp đồng nếu việc này có lợi cho họ. Bên mua sẽ thực hiện quyền trong trường hợp đến thời điểm thực hiện hợp đồng, mức giá hàng hóa trên thị trường thấp hơn mức giá ấn định trong hợp đồng quyền chọn và bằng việc bán hàng hóa theo cam kết trong hợp đồng họ sẽ thu về được một khoản lợi nhuận bằng chênh lệch giữa giá thực hiện hợp đồng và giá thị trường. Bên bán quyền chọn bán sẽ nhận được phí quyền chọn và buộc phải mua hàng hóa theo mức giá ấn định trước nếu bên mua quyền chọn thực hiện hợp đồng, trong trường hợp này, bên bán quyền chọn bán sẽ lỗ vì phải bán với giá cam kết trong hợp đồng là mức giá thấp hơn giá giao dịch trên thị trường. Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng là khơng có lợi, bên mua sẽ không thực hiện quyền bán và bên bán cũng khơng có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ mua hàng hóa.
Quyền chọn mua (call option) cho phép bên mua quyền chọn được quyền mua một loại hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo mức giá đã
được ấn định trước. Như vậy, bên mua quyền chọn mua sẽ phải trả phí mua quyền và được quyền chọn bán hàng hóa theo mức giá ấn định nếu việc này có lợi cho họ, thường họ sẽ chọn thực hiện quyền nếu tại thời điểm thực hiện hợp đồng, mức giá hàng hóa trên thị trường cao hơn mức giá ấn định trên hợp đồng, họ sẽ thu về khoản lãi bằng chênh lệch giữa giá thị trường và giá mua theo hợp đồng. Trong trường hợp bên mua quyền chọn mua thực hiện quyền, bên bán quyền chọn sẽ buộc phải bán hàng hóa cho bên mua theo giá ấn định và họ sẽ lỗ vì phải bán với mức giá thấp hơn giá thị trường.
Có hai kiểu thực hiện hợp đồng quyền chọn, đó là hợp đồng quyền chọn theo
kiểu Mỹ và hợp đồng quyền chọn theo kiểu châu Âu. Theo kiểu Mỹ là bên mua được thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Còn theo kiểu châu Âu, người mua thực hiện quyền chọn chỉ trong ngày đáo hạn.
1.2.2.4 Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đoi là một thỏa thuận giữa hai đối tác trong trao đoi các dòng tiền với nhau trong tương lai theo một nguyên tắc nhất định nào đó. Hợp đồng hốn đổi quy định rõ thời gian trong tương lai dòng tiền sẽ được hốn đổi và cách thức tính tốn sự hốn đổi.
Hợp đồng hốn đoi thường được giao dịch trên thị trường phi tập trung trong đó các ngân hàng thương mại có thể tham gia với hai vai trò là một bên đối tác trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro cho chính mình trong các giao dịch khác có liên quan, hoặc là nhà mơi giới nhằm mục đích thu phí. Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại cịn có thể đóng vai trị là người tạo lập thị trường. Trên thực tế, khả năng xảy ra trường hợp cùng một lúc xuất hiện hai cơng ty có nhu cầu tham gia giao dịch hốn đổi với cùng giá trị ở hai vị thế đối lập nhau là rất khó. Chính vì vậy, nhiều tổ chức tài chính lớn đã đóng vai trị là người trung gian hay người tạo lập thị trường, tức là những tổ chức tài chính này sẵn sàng tham gia giao dịch hốn đổi với một đối tác mà khơng cần
phải có ngay một giao dịch hoán đối ngược với một đối tác khác. Tuy nhiên, những nhà tạo tập thị trường cần phải lượng hóa rủi ro họ phải đối mặt do duy trì trạng thái mở khi đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và sử dụng các cơng cụ khác sẵn có trên thị trường để phòng ngừa rủi ro như các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai.
Đối với hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn, giá cơ sở từ lần đầu đã được các bên ấn định theo hợp đồng, thì đối với một hợp đồng hốn đối, một phần thanh tốn có thể được thực hiện theo giá tương lai, chưa xác định khi ký hợp đồng. Hợp đồng hoán đối mang lại cơ hội cho các thành viên giao dịch nhận được thu nhập tiềm năng hoặc phịng ngừa những tốn thất có thể xảy ra nhờ những hành vi được tiến hành đồng thời trên thị trường thực và thị trường kỳ hạn.
1.2.2.5 Các hình thức giao dịch phái sinh khơng chuẩn
Những năm gần đây, dựa trên những nguyên lý cơ bản của hợp đồng quyền chọn (call, put) và hợp đồng mua bán tương lai, thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa có một số loại hợp đồng khác gọi là hợp đồng lựa chọn Exotics, hay còn gọi là những hợp đồng phái sinh không chuẩn như hợp đồng lựa chọn bắt đầu trong tương lai, là loại hợp đồng ta phải trả ngay, nhưng chỉ bắt đầu tại thời điểm nào đó trong tương lai; hợp đồng lựa chọn hỗn hợp là hợp đồng quyền chọn dựa trên các hợp đồng quyền chọn. Có 4 loại hợp đồng hỗn hợp chính: Call dựa trên Call, Put dựa trên Call, Put dựa trên Put, Call dựa trên Put; hợp đồng quyền chọn có rào.