3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước
3.3.1.1. Xây dựng khung pháp lý hoàn thiện và các văn bản pháp luật hướng dẫn chi tiết rõ ràng.
Ngân hàng nhà nước với vai trò là cơ quan chủ quản trực tiếp cùng những thay đoi trong chính sách, cơ chế sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các NHTM. NHNN cần phối hợp với các NHTM xây dựng hệ thống chính sách pháp lý hồn thiện và đồng bộ, ban hành các văn bản pháp luật, quy định hướng dẫn chi tiết việc tham gia cung ứng và sử dụng dịch vụ giao dịch phái sinh hàng hóa, quy định về thuế rõ ràng, đồng thời giám sát quy trình thực hiện cung ứng và giao dịch sản phẩm tại các NHTM theo tiêu chuẩn và thơng lệ quốc tế. Việc xây dựng quy trình giao dịch có thể tham khảo kinh nghiệm từ các đối tác mơi giới nước ngồi hoặc sự hỗ trợ từ các sàn giao dịch quốc tế.
3.3.1.2. Cơ chế khuyến khích các thủ thể tham gia vào thị trường
Theo Công văn số 9777/NHNN-CSTT của NHNN ngày 22/12/2015, chỉ cho phép Techcombank cung cấp sản phẩm phái sinh cho những khách hàng đã và đang giao dịch trước thời điểm 31/12/2016. Như vậy, những khách hàng mới tiếp cận, tìm hiểu lợi ích của sản phẩm phái sinh và có nhu cầu bảo hiểm hàng hóa cho mình lại bị từ chối cung cấp sản phẩm do ký hợp đồng giao dịch với Techcombank sau ngày 31/03/2017 là rất thiệt thịi. Việc này đã gây khó
khăn và thiệt hại cho cả khách hàng mới và ngân hàng trong việc tham gia, mở rộng thị trường phái sinh hàng hóa. Do đó để khuyến khích các chủ thể tham gia mạnh mẽ, phát triển thị trường thành một kênh đầu tư hiệu quả thì NHNN cần cho phép thực hiện môi giới phái sinh hàng hóa cho các khách hàng mới, không bị hạn chế thời điểm ký kết giao dịch với khách hàng.
3.3.1.3. Mở rộng mục đích giao dịch phái sinh hàng hóa
Cần phải mở rộng mục đích giao dịch các hợp đồng phái sinh hàng hóa như một hình thức đầu tư tương tự như đầu tư chứng khoán, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế đều có thể giam gia thị trường, đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đi kèm với hoạt động này là to chức các khóa đào tạo, cung cấp tài liệu để các doanh nghiệp và các thành phần khác trong xã hội hiểu rõ hơn về nghiệp vụ phái sinh hàng hóa cũng như những lợi ích và rủi ro khi tham gia thị trường này. Khi nhiều thành phần kinh tế tham gia giao dịch trên thị trường phái sinh hàng hóa, tính thanh khoản của thị trường sẽ được nâng cao và các doanh nghiệp muốn bảo hiểm rủi ro sẽ dễ dàng thực hiện mục đích của mình hơn.
3.3.1.4. Phối hợp với Bộ Công Thương để nâng cao chất lượng hàng hóa Việt Nam, giúp cho việc hoàn thiện sản phẩm phái sinh hàng hóa được tương xứng
Đi đôi với việc hoàn thiện nghiệp vụ giao dịch trên thị trường phái sinh hàng hóa là các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, tạo mối liên hệ tương xứng giữa giá cả giao dịch trên thị trường tương lai và giá hàng hóa trên thị trường giao ngay, tránh việc hàng hóa của Việt Nam thường bị phạt hoặc khấu trừ khá nhiều do chất lượng khơng đạt u cầu.
Trong q trình hội nhập hiện nay, khi mà những rủi ro biến động trên thị trường quốc tế ngày càng có tác động mạnh mẽ hơn tới nền kinh tế Việt Nam
thì việc thiếu vắng những cơng cụ phái sinh hàng hóa thực sự sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung. Do vậy, việc hoàn thiện các sản phẩm phái sinh hàng hóa bảo hiểm rủi ro biến động giá là cần thiết. Vấn đề đặt ra ở đây là để nghiệp vụ phái sinh ngày càng bền vững, an tồn và hiệu quả hơn thì cần có sự nỗ lực tham gia phối hợp của tất cả các thành phần tham gia bao gồm Bộ Công Thương, NHNN, các NHTM và các doanh nghiệp - những chủ thể cung cấp và sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa.
3.3.1.5. Tạo điều kiện phát triển nghiệp vụ mới cho các NHTM
NHNN nên tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM trong việc thực hiện các nghiệp vụ mới. Thay vì quy định ngân hàng muốn kinh doanh sản phẩm phái sinh hàng hóa phải xin phép thì NHNN nên quy định một tiêu chuẩn hoạt động cụ thể, chẳng hạn quy định về quy mô vốn, về tiêu chuẩn cán bộ phụ trách, về cơ sở vật chất...
3.3.1.6. Lấy ý kiến các NHTM, tham khảo tình hình thực tế trước khi ban hành các văn bản, hướng dẫn
NHNN nên lấy ý kiến, tham khảo tình hình thực tế hoạt động môi giới phái sinh hàng hóa của các NHTM trước khi ban hành các thông tư, văn bản. Đặc biệt nên rà soát lại tính hợp lý của Thông tư số 40/ 2016/ TT-NHNN ngày 30/12/2016. Thông tư này gây khó khăn cho các NHTM do phải phát triển lại phần mềm công nghệ để vận hành đúng theo quy định của thông tư, và các doanh nghiệp lo ngại phải gánh thêm rủi ro tỷ giá ngoài rủi ro giá cả đang phải chịu khi giao dịch phái sinh hàng hóa.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCPKỹ Thương Việt Nam Kỹ Thương Việt Nam
3.3.2.1. Tăng cường công tác hỗ trợ đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực
đào tạo phải đặt lên hàng đầu và được thực hiện thường xuyên. Thị trường phái sinh hàng hóa là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải có kiến thức, trình độ chun mơn cao, nhưng hiện nay còn quá mới mẻ ở Việt Nam. Muốn đưa ra thị trường sản phẩm phái sinh hàng hóa một cách linh hoạt thì phải thiết kế được sản phẩm phù hợp. Công việc này bao gồm đưa ra các chi tiết của sản phẩm, tính giá của sản phẩm và sau đó phịng ngừa rủi ro cho sản phẩm đó. Điều này lại phụ thuộc vào trình độ chuyên môn mà trước hết là sự am hiểu về nghiệp vụ phái sinh hàng hóa của đội ngũ nhân viên ngân hàng. Cho nên cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho nguồn nhân lực của Techcombank. Thơng qua đó có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng hiểu hơn về sản phẩm và thị trường phái sinh hàng hóa.
3.3.2.2. Đẩy mạnh cơng tác thông tin tuyên truyền, marketing sản phẩm tới khách hàng
Để từng bước giúp doanh nghiệp “quen” hơn với việc sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro, Techcombank cần phải nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, marketing và giới thiệu sản phẩm tới doanh nghiệp bằng mọi phương tiện và cách thức. Đi cùng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh để hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Giúp doanh nghiệp hiểu, nhận thức được vai trị, lợi ích mang lại từ cơng cụ phái sinh hàng hóa, ý thức được rủi ro có thể gặp phải khi biến động giá của thị trường. Chỉ có như vậy mới xóa bỏ nếp suy nghĩ cũ, tâm lý e ngại, sợ trách nhiệm và còn thiếu mạnh dạn của đa phần các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
3.3.2.3. Đầu tư trang thiết bị, hoàn thiện hệ thống phần mềm hiện đại
Nắm bắt thông tin, nắm bắt diễn biến thị trường và dự báo nhận định đúng thị trường có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Techcombank cần xây dựng và to chức tốt hệ thống thông tin, với mức độ ứng dụng công nghệ
hiện đại đảm bảo thu thập, khai thác, phân tích và xử lý thông tin hiệu quả: Cập nhật chính xác, đáp ứng nhu cầu, diễn biến của thị trường hàng hóa thế giới một cách nhanh chóng, nhằm phục vụ cho công tác dự báo, nhận định diễn biến thị trường phục vụ cho hoạt động phái sinh, mang lại trải nghiệm dịch vụ này đạt hiệu quả cao nhất.
Đây là q trình quan trọng, độ chính xác của những nhận định, phân tích, đánh giá cho phép Techcombank đưa ra được những công cụ phái sinh hàng hóa sử dụng cho khách hàng phù hợp, với mức phí và kỳ hạn hợp lý. Bởi lẽ nếu phí mơi giới phái sinh hàng hóa quá cao, hoặc kỳ hạn không hợp lý sẽ không phát huy được hiệu quả của các công cụ phái sinh này.
Đồng thời hoàn thiện phần mềm điện tử cũng giúp nâng cao hình ảnh và vị thế của Techcombank trên thị trường phái sinh hàng hóa. Phần mềm sẽ giúp khách hàng tiếp cận được các thông tin mới nhất, cập nhật nhất để đưa ra những quyết định phù hợp và chính xác với tình hình kinh doanh hay đầu tư của doanh nghiệp.