LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu 0645 hoạt động môi giới phái sinh hàng hóa tại hội sở NHTM CP kỹ thương việt nam (Trang 103 - 108)

Hiện nay ở Việt Nam có ba sàn giao dịch hàng hóa đang đi vào hoạt động là: Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC), Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) và sàn giao dịch hàng hóa Sài Gịn Thương Tín (STE). Tuy nhiên hoạt động của ba sàn này đều không hiệu quả, không thu hút được các nhà đầu tư. Từ kinh nghiệm thành công của các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới là một gợi ý cho Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện thị trường phái sinh hàng hóa. Trên cơ sở thực tiễn tại Việt Nam, thị trường phái sinh hàng hóa cần có lộ trình hồn thiện cụ thể như sau:

3.4.1. Giai đoạn từ năm 2021-2023

Sự hậu thuẫn của Chính phủ chính là một trong những yếu tố rất quan trọng để hồn thiện hoạt động mơi giới giao dịch hàng hóa. Sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ

Chính phủ khơng chỉ giới hạn ở việc truyền thơng, tuyên truyền quảng bá thương hiệu mà còn ở việc to chức vận hành Sở giao dịch hàng hóa. Về cơ chế quản lý, Chính phủ cũng nên tham gia vào điều hành hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam. Có thể thơng qua các quỹ do Chính phủ quản lý mua một số cổ phần nhất định để có thể tham gia quản lý. Hay Chính phủ nắm giữ việc bổ nhiệm các chức danh quan trọng, Sở giao dịch hàng hóa chỉ được quyền đề xuất. Điều này cũng tương tự thông lệ tại Sở giao dịch hàng của các quốc gia trong khu vực. Việc này sẽ đảm bảo các sàn hàng hóa hoạt động minh bạch và cơng bằng. Cả nhà sản xuất và nhà đầu tư đều được bảo vệ.

Song song với việc tham gia của Chính phủ vào hoạt động quản lý của Sở giao dịch hàng hóa thì cần NHNN tiến hành xây dựng khung pháp lý hoàn thiện và các văn bản pháp luật hướng dẫn chi tiết rõ ràng cho lĩnh vực phái sinh hàng hóa. Hiện nay có nhiều NHTM vẫn chưa dám tiếp cận vào thị trường phái sinh hàng hóa do cơ sở pháp lý vẫn cịn chưa nhất quán, thiếu tính đồng bộ. Ngay cả các doanh nghiệp muốn bảo hiểm cho lĩnh vực kinh doanh sản xuất của mình cũng có sự e ngại, rụt rè và mang tính thăm dị.

Đồng thời NHNN cần tạo điều kiện cho các NHTM phát triển các nghiệp vụ mới, mang đến nhiều sản phẩm phái sinh ưu việt cho thị trường phái sinh hàng hóa và các nhà đầu tư. Giảm bớt thời gian, thủ tục cho các NHTM khi muốn đưa ra thị trường sản phẩm mới.

3.4.2. Giai đoạn từ năm 2023 - 2028

Sau khi giải quyết tốt được các giải pháp ở giai đoạn một thì cần triển khai lộ trình tiếp theo như sau: Giao dịch phái sinh hàng hóa vẫn là sản phẩm còn khá mới mẻ với nhiều nhà đầu tư. Các chủ thể tham gia thị trường cần có một thời gian dài để làm quen, học hỏi do tính phức tạp và kỹ thuật cao của sản phẩm phái sinh. Tiêu chí đánh giá sự thành cơng của sàn giao dịch chính là tính thanh khoản của thị trường. Để có được thành cơng đó thì cần phải thu hút sự quan tâm của

công chúng. Các sàn giao dịch, các NHTM cần phải bền bỉ tuyên truyền, giáo dục và bo trợ kiến thức cho các nhà đầu tư. Việc thu hút các chủ thể tham gia vào thị trường phái sinh hàng hóa này cần nhiều thời gian và trải dài qua các giai đoạn.

Bên cạnh đó, bài học từ các quốc gia đi trước cho thấy, sàn giao dịch hàng hóa ln được đặt gần các vùng trọng điểm về nguyên liệu. Điều này xuất phát từ thực tế giai đoạn ban đầu cac sàn giao dịch hàng hóa cần có sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư và nhà sản xuất có nhu cầu bảo hiểm giá. Vị trí địa lý thuận lợi, chuyển giao hàng nhanh gọn là điều kiện tiên quyết tạo nên sự thành công cho sàn giao dịch.

3.4.3. Giai đoạn từ năm 2028 trở đi

Sau khi thừa kế các thành quả từ các giai đoạn trước, cần tiến hành các giải pháp tiếp theo như sau: Để khơng xảy ra tình trạng cạnh tranh mang tính thơn tính lẫn nhau, Chính phủ cần hoạch định giới hạn số sàn giao dịch hàng hóa ngay từ đầu. Chiến lược phát triển thị trường phái sinh hàng hóa nên cho phép tồn tại nhiều sàn hàng hóa nhưng nên chuyên biệt sản phẩm để tránh chồng chéo, cạnh tranh nội bộ, lãng phí nguồn lực.

Trong giai đoạn này nên hướng tới mơ hình thống nhất: Thị trường phái sinh hàng hóa, thị trường phái sinh tiền tệ và thị trường chứng khoán phái sinh làm một sàn giao dịch chung. Việc này vừa tiết kiệm được nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa tập trung được nguồn nhân lực có chất lượng cao mà Việt Nam còn thiếu. Nếu sáp nhập theo phương châm “3 trong 1” thị lượng vốn hóa của thị trường phái sinh sẽ tăng lên nhiều lần, tăng tính hấp dẫn với các nhà đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những căn cứ về định hướng chiến lược của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam và quan điểm rõ ràng trong quá trình hoạt động mơi giới phái sinh hàng hóa, có thể xây dựng các giải pháp và kiến nghị nhằm khắc

phục những tồn tại, hạn chế của bản thân ngân hàng. Đồng thời việc hoàn thiện hoạt động môi giới phái sinh hàng hóa của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam cũng góp phần vào nâng cao hình ảnh thương hiệu và hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện của ngân hàng.

Một số giải pháp được xây dựng gồm các giải pháp chính giúp hồn thiện hoạt động mơi giới phái sinh hàng hóa và các giải pháp hỗ trợ để hồn thiện hơn hoạt động này như về hoạt động marketing, công nghệ thông tin.. .song song với những giải pháp này là một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam nhằm tạo điều kiện cũng như môi trường thụân lợi, thơng thống cho hoạt động môi giới phái sinh hàng hóa hồn thiện hơn nữa trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I - Tiếng Việt

1. Cao Hữu Lộc (2011), Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa

rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam, luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế, Hồ Chí Minh.

2. Đặng Thành Cơng (2007), Hợp đồng tương lai với vấn đề bảo hiểm rủi ro

do biến động giá cả hàng hóa trong xuất nhập khẩu ở Việt Nam, luận văn

thạc sỹ. Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

3. Đinh Xuân Hạng (2014), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại 1, NXB Tài Chính, Hà Nội.

4. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên 2016-

2020.

5. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Báo cáo hoạt động kinh doanh

giai đoạn 2016-2020.

6. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Báo cáo giao dịch phái sinh

hàng hóa giai đoạn 2016-2020.

7. Ngân hàng nhà nước, Công văn số 14/ QLNH - VL ngày 14/09/2005 của

NHNN về việc chính thức thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hóa.

8. Ngân hàng nhà nước, Công văn số 9777/NHNN - CSTT ngày 22/12/2015

của NHNN về việc thực hiện thí điểm phái sinh giá cả hàng hóa.

9. Ngân hàng nhà nước, Thông tư số 40/2016/TT - NHNN ngày 30/12/2016

của NHNN về việc quy định hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại.

10. Nghị định số 158/2006/NĐ - CP ngày 28/12/2006 của Chính Phủ về việc

quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch.

11. Nguyễn Phước Kinh Kha (2015), Phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa

phi tài chính tại Việt Nam, luận văn tiến sỹ kinh tế. Trường Đại học Ngân

Hàng, Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Quỳnh Nga (2012), Công cụ phái sinh, lợi ích và mặt trái, Tạp chí kinh tế đối ngoại số 53/2012.

13. Nguyễn Quỳnh Nga (2012), Công cụ phái sinh tương lai hàng hóa, từ lý

thuyết đến thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Tạp chí thương mại số 19/2012.

14. Nguyễn Thị Hương (2007), Các công cụ phái sinh và thực trạng tại Việt

Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

15. Phạm Thu Thủy (2011), Thị trường công cụ phái sinh ở các nền kinh tế

mới nổi - định hướng cho Việt Nam, Khoa học và đào tạo ngân hàng, số

111/ 2011.

16. Phạm Nguyễn Hoàng (2011), Điều kiện hình thành và phát triển thị

trường tương lai tại Việt Nam, Báo cáo chuyên đề tháng 04/2011.

17. Phí Quang Hải (2008), Bảo hiểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

hàng hóa bằng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

18. Vũ Đình Ánh, Đào Quỳnh Hoa, Nguyễn Hải Bình (2007), Bàn về phát

triển thị trường phái sinh trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, Kỷ yếu

hội thảo khoa học.

II - Tiếng anh

1. Anna J. Schwart, Origins of the financial market crisis of 2008, Cato Journal, Vol. 29. No1.2009 (trích dẫn 2009)

2. Bodnar, Gordon M., and Giambona, Erasmo..., Managing Risk

Management (March 15, 2011).

3. Downi David, McMillan. The university of Waterloo survey of Canadian

derivatives use and hedging activities, Managing Financial risk, Yearbook

1996

4. UNCTAD, The world’s commodity Exchanges: Past - Present - Futures, 2006

Một phần của tài liệu 0645 hoạt động môi giới phái sinh hàng hóa tại hội sở NHTM CP kỹ thương việt nam (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w