.2_Quy mơ và chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại NHCT TX

Một phần của tài liệu Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân doc (Trang 44 - 53)

2 .1_Khái quát về ngân hàng

2.2 .2_Quy mơ và chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại NHCT TX

BIỂU ĐỒ 3 - Biểu đồ thể hiện tỷ trọng TDDNV&N/ Tổng dư nợ Tỷ Trọng ( %) 0 50 Năm 2003 2004 2005 18. 39 24. 29 30. 99

Phần "Sơ lược về hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân" cho thấy tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong đó có tình hình công tác đầu tư cho vay đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về hoạt động tín dụng đối với DNV&N thì chúng ta cần dựa vào một số chỉ tiêu chất lượng tín dụng sau.

a_Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Trong ba năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trung bình của ngân hàng là 21,14% mỗi năm. Trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng trung bình của hoạt động tín dụng đối với DNV&N là 37,55% mỗi năm. Như vậy, tỷ lệ tăng trưởng của hoạt động tín dụng đối với DNV&N so với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung gấp khoảng 1.78 lần. Điều này cho thấy tiềm năng của khách hàng là DNV&N, ngân hàng đã chú ý hơn đến loại hình doanh nghiệp này.

Năm 2005 là một năm mà NHCT Thanh Xuân có bước tiến đáng kể đối với việc cho vay các DNV&N. Dư nợ cho vay năm 2005 là 494,012 tỷ đồng gấp 1,65 lần so với năm 2004 và chiếm 30,99% tổng dư nợ. Dư nợ đối với DNV&N năm 2004 chiếm 24,29% tổng dư nơ, và năm 2003 là 18,39%. Như vậy, tỷ trọng dự nợ đối với DNV&N đang tăng lên một cách đáng kể và khá ổn định qua các năm.

Mặc dù, tỷ trọng tín dụng DNV&N năm 2005 là 30,99% nhiều hơn so với cùng kì năm 2004 là 6,7%, nhưng so về con số tuyệt đối thì năm 2005 đúng là một bước đột phát của NHCT Thanh Xuân trong việc cho vay loại hình doanh nghiệp này. Điều này có được là do sự đánh giá đúng đắn của ngân hàng về vai trò cũng như tiềm năng của DNV&N trong nền kinh tế. Tuy nhiên, về số lượng thì khách hàng DNV&N mới chỉ chiếm 67,27% tổng lượng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng.

o Bảng 3: Tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

2003 2004 2005

Dư nợ DN NN vừa và nhỏ (triệu đồng) 115.126 158.526 256.411 Tỷ trọng dư nợ DNNN/Dư nợ DNV&N (%) 57,5 53,0 51,9 Dư nợ DNN QD vừa và nhỏ ( triệu đồng) 85.093 140.579 237.601 Tỷ trọng dư nợ DNNQD/Dư nợ DNV&N(%) 42,5 47,0 48,9

Tổng dư nợ DN vừa và nhỏ ( triệu đồng) 200.219 299.105 494.012

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến 2005)

Từ năm 2003 đến năm 2005, dư nợ cho vay DNV&N không ngừng tăng lên đối với cả doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang giảm dần mặc dù vẫn chiếm phần lớn. Xu hướng cho thấy trong những năm tiếp theo dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ chiếm phần lớn trong tỷ trọng dư nợ DNV&N. Điều này thể hiện sự thích nghi của ngân hàng trước những biến động của môi trường kinh doanh. Hiện nay, số lượng các DNV&N ngày càng lớn, quy mô hoạt động phát triển hơn, linh hoạt và làm ăn hiệu quả hơn trước. Do vậy, đây cũng là đích nhắm tới của nhiều ngân hàng nhất là các ngân hàng ngồi quốc doanh.

b_Chỉ tiêu nợ có đảm bảo

Tài sản đảm bảo là điều kiện gần như bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi muốn quan hệ tín dụng với ngân hàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, ngân hàng đã nới lỏng điều kiện này đối với các DNV&N trong trường hợp các doanh nghiệp này sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có quan hệ tín dụng tốt, lâu dài với ngân hàng. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp được vay tín chấp hiện nay ở NHCT Thanh Xuân là các DNNN.

o Bảng 4: Nợ có đảm bảo bằng tài sản (ĐBBTS)

2003 2004 2005

Dư nợ có ĐBBTS 771.808 836.144 1172.04

Dư nợ có ĐBBTS của DNV&N 144.778 209.553 304.668 Dư nợ có ĐBBTS của DNNN(V&N) 72.048 83.717 114.077

Dư nợ của DNNQD 72.73 125.836 190.591

TL nợ có ĐBBTS của DNV&N/ dư nợ DNV&N

TL nợ có ĐBBTS của DNNNV&N/ dư nợ DNNV&N

TL nợ có ĐBBTS của DNNQD/ dư nợ DNNQD BIỂU ĐỒ 4 - Biểu đồ Nợ có đảm bảo bằng tài sản

Tỷ lệ (%) Năm 2003 2004 2005 0 100 50 85. 47 62. 58 89. 51 70. 06 72. 31 52. 81 82.74 61. 56 44 .49

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến 2005)

Như vậy, ta thấy tỷ lệ % nợ có đảm bảo bằng tài sản trên tổng dư nợ tại Chi nhánh bảo tăng lên khơng nhiều qua các năm thậm chí năm 2004 tỷ lệ này cịn giảm xuống nhưng thực tế thì dư nợ có đảm bảo bằng tài sản thì năm sau ln cao hơn năm trước. Từ bảng, biểu ta cũng thấy, dư nợ có đảm bảo bằng tài sản của các DNV&N tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ thì giảm xuống khá nhiều năm 2003 là 72,31% thì đến năm 2005 cịn 61,56%. Trong đó, tỷ lệ nợ có đảm bào bằng tài sản của doanh nghiệp Nhà nước thì giảm xuống khá nhiều qua các năm còn tỷ lệ này của doanh nghiệp ngồi quốc doanh thì khơng giảm nhiều thêm vào đó là năm 2004 tỷ lệ này tăng lên 89,51%. Tỷ lệ

nợ có đảm bảo bằng tài sản của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (năm 2005 là 82,74%) cao hơn nhiều và gấp gần 2 lần so với tỷ lệ này của các doanh nghiệp Nhà nước.

Điều này cho thấy trong những năm qua, ngân hàng đã linh hoạt hơn về tài sản đảm bảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng thực tế cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước được hưởng ưu đãi này nhiều hơn nhiều so với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đây cũng là sự e ngại chung đối với các DNV&N ngoài quốc doanh của các NHTM hiện nay vì trên thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhà nước cho dù có làm ăn thua lỗ nhưng vẫn mang danh nghĩa Nhà nước nghĩa là khả năng thu hồi lại vốn tín dụng khi có rủi ro xảy ra là dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy vậy, ngân hàng nên dựa vào năng lực tài chính thực tế của các doanh nghiệp này hơn là danh nghĩa cơ quan Nhà nước của họ vì khi có rủi ro xảy ra, thì đến khi thu hồi được vốn ngân hàng cũng đã phải chịu những khoản phí rất lớn.

c_Chỉ tiêu nợ xấu

Bảng 5

2003 2004 2005

Nợ quá hạn 0 0 51.206

Nợ quá hạn của DNV&N 0 0 29.7

Nợ khó địi 0 0 5.268

Nợ gia hạn 107.459 106.400 89.666

Nợ gia hạn của DNV&N 60.42 86.822 69.835

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến 2005)

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng tín dụng. Xem xét tình hình nợ q hạn chung của ngân hàng và tình hình nợ quá hạn của DNV&N cho thấy mặc dù đến tận năm 2005 ngân hàng mới có nợ q hạn

nhưng quy mơ lại khá lớn, chiếm 3,21% tổng dư nợ, trong đó nợ khó địi là 5,268 tỷ đồng chiếm 0,33% tổng dự nợ và chiếm 10,29% nợ quá hạn. Đây là năm vơ cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp cũng như với NHTM. Nguyên nhân xuất phát từ việc điều tiết vĩ mơ nền kinh tế của Chính phủ. Như việc hạn chế đăng kí xe máy tại các thành phố lớn đã gây ra khó khăn cho các DNV&N có dư nợ cho vay lớn tại chi nhánh như Công ty Quan hệ Quốc tế Đầu tư sản xuất và Công ty thiết bị Giao thông vận tải.

Mặt khác, khách hàng DNV&N của chi nhánh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơng trình giao thơng, kinh doanh bất động sản. Trong khi đó, tình hình kinh tế đang ở giai đoạn khó khăn, thị trường bất động sản đang ở tình trạng "đóng băng", nợ Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực cơ bản, đặc biệt là các cơng trình đầu tư hạ tầng, cầu đường lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp Nhà nước vốn chủ sở hữu thấp, chủ yếu hoạt động dựa vào vốn vay ngân hàng. Trong khi ngân sách Nhà nước chưa thể thanh toán được, dẫn đến các doanh nghiệp không thu được nợ để trả ngân hàng.

Nợ gia hạn các năm khá cao năm 2003 chiếm 9,78% tổng dư nợ, năm 2004 là 8,64% và năm 2005 chiếm 5,62%. Như vậy, qua các năm nợ gia hạn giảm xuống cả về quy mô và tỷ trọng và giảm xuống rõ rệt vào năm 2005 nhưng đây không phải là dấu hiệu tốt đối với chất lượng tín dụng mà ngược lại sự giảm xuống của quy mô cũng như tỷ lệ nợ gia hạn vào năm 2005 là do một phần lớn nợ được gia hạn vào năm 2004 vẫn chưa trả được, và ngân hàng phải đưa chúng vào nợ quá hạn trong đó có một phần là nợ khó địi. Điều này cho thấy một nguy cơ rủi ro tín dụng rất lớn trong nợ gia hạn của ngân hàng. Vì vậy, khi ngân hàng gia hạn nợ đối với các khoản cho vay của khách hàng thì cần phải đánh giá một cách thận trọng khả năng trả nợ của khách hàng và dự báo những biến động của

thị trường có thể tác động đến hiệu quả sử dụng của khoản tín dụng đó trong thời gian tới.

Trong chỉ tiêu về nợ quá hạn thì tỷ trọng nợ quá hạn của DNV&N chiếm 1,89% tổng dư nợ và chiếm 58,00% tổng nợ q hạn. Tồn bộ nợ khó địi là của một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cịn trong nợ gia hạn thì nợ của DNV&N luôn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2003 chiếm 56,23%, năm 2004 là 81,60% và năm 2005 là 77,88%. Như vậy, cho vay đối với DNV&N có rủi ro cao. Tuy nhiên, điều quan trọng là tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này nhằm rút kinh nghiệm, giảm thiểu rủi ro trong thời gian tới.

d_Chỉ tiêu lợi nhuận cho vay

Bảng 6

2003 2004 2005

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay 17,933 36,796 37,685

Tỷ lệ %/ Tổng lợi nhuận 93,73% 95,78% 93,78%

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNV&N

1,976 4,309 4,654

Tỷ lệ %/ Tổng lợi nhuận 11,02% 11,71% 12,35%

Biểu đồ 5: Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến 2005)

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn. Đây là một tỷ trọng cao so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, xu hướng chung hiện nay là giảm dần tỷ trọng này và tăng dần tỷ trọng lợi nhuận từ dịch vụ. Điều này thể hiện ngân hàng còn chưa bắt kịp với sự đổi mới của hệ thống ngân hàng nói chung.

Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng đối với DNV&N cũng khơng ngừng gia tăng cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Tuy nhiên, khi kết hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở trên ta thấy, năm 2005 dư nợ tín dụng DNV&N gấp 1,65 lần năm 2004 nhưng lợi nhuận thu được lại chỉ bằng 1,08 lần năm 2004.

TL Lợi nhuận từ hoạt động cho vay 95.78 93.78 100 93.73 TL Lợi nhuận từ hoạt động cho vay các DNV&N 75 50 12.35 25 11.71 11.02 0 2005 2004 2003 Năm

Điều này là do năm 2005 Ngân hàng phát sinh 1 lượng lớn nợ quá hạn mà chủ yếu là của DNV&N.

Một phần của tài liệu Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân doc (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w