II. Cơ cấu tài sản
3.2.4 Tăng cường biện pháp quản lý các khoản công nợ
Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng chi trả các khoản cần phải thanh toán. Việc xem xét các khoản phải thanh toán của doanh nghiệp cần kết hợp với việc thu hồi các khoản bị chiếm dụng để giảm bớt vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán, tăng khả năng chi trả của doanh nghiệp. Việc chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là điều bình thường trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tuy nhiên nếu để lượng vốn bị chiếm dụng lớn sẽ dẫn đến lãng phí vốn, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
a) Đối với công nợ phải trả
Cơng nợ phải trả của cơng ty có xu hướng giảm về cuối năm 2011, tuy nhiên phải trả cho người bán và phải trả người lao động lại tăng. Công ty đã tăng chiếm dụng mấy khoản vốn này, trong đó khoản chiếm dụng của người
nợ cho cơng ty khi đến hạn, nếu thanh tốn khơng tốt sẽ làm mất uy tín của cơng ty đối với nhà cung cấp; đối với khoản chiếm dụng của người lao động, nếu khơng thanh tốn kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người lao động.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đi chiếm dụng này công ty cần phải thực hiện tốt yêu cầu sau :
1) Cần tổ chức quản lý các khoản công nợ theo từng đối tượng cụ thể. Trong đó, phải cụ thể về từng nhà cung cấp, ví dụ nhà cung cấp chính của cơng ty bao gồm : Công ty TNHH thương mại Sông Hồng, Công ty TNHH Trường Xuân, Công ty vận tải vật liệu xây dựng Hồng Minh cung cấp cát; Cơng ty TNHH Duy Chiến cung cấp đá; Công ty TNHH Hành Tiến, Công ty CP vật liệu xây dựng Hà Nội cung cấp xi măng… Đồng thời phân loại theo giá trị hợp đồng và phân loại theo thời hạn thanh toán theo hợp đồng, nhằm chủ động trong cơng tác thanh tốn, tránh tình trạng khi đến hạn thanh tốn hợp đồng mà cơng ty vẫn chưa có nguồn để trả nợ.
2) Đối với công nợ với người bán, công ty nên xem xét từng điều kiện cụ thể về tài chính của cơng ty và điều kiện hợp đồng để hưởng tín dụng thương mại hợp lý.
b) Đối với công nợ phải thu
Trong khi cơng nợ phải trả giảm thì cơng nợ phải thu có xu hướng tăng về cuối năm, tăng chủ yếu ở các khoản phải thu khác, trong khi phải thu khách hàng giảm. Tuy nhiên phải thu khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn bị chiếm dụng. Do đó, để đạt được hiệu quả trong quản lý nguồn vốn bị chiếm dụng, công ty cần :
1) Tổ chức theo dõi, quản lý khách hàng lớn theo từng đối tượng, theo thời hạn hợp đồng, chính sách thương mại, tín dụng nhằm nắm rõ về tình hình thanh tốn, thu hồi nợ đúng hạn.
2) Tổ chức đánh giá, nghiệm thu cơng trình từng phần để thu theo mức độ hồn thành cơng trình, thu hồi vốn kịp thời. Do đó, cơng ty cần thành lập được đội ngũ nghiệm thu chất lượng, đánh giá được mức độ hồn thành các cơng trình một cách hiệu quả nhất.
3) Tìm hiểu đối tượng khách hàng lớn, có uy tín trong thanh tốn để thực hiện chính sách tín dụng thương mại hợp lý. Cung cấp bê tông thương phẩm chủ yếu cho các cơng trình xây dựng cơng nghiệp và dân dụng như khu đô thị mới Linh Đàm, Trung Yên, làng quốc tế Thăng Long, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, sân vận động quốc gia, Trung tâm Hội nghị quốc gia… Tuy nhiên, trong điều kiện giá cả cạnh tranh trên thị trường như hiện nay thì cơng ty nên thiết lập mối quan hệ với những khách hàng khác, mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Nhưng để đạt được hiệu quả trong thu hồi nợ thì cần có chính sách thương mại hợp lý, chính sách thu hồi nợ tích cực, thường xun đơn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn. Ví dụ, phải lập danh sách những khách hàng có nợ đến hạn thu, từ đó có biện pháp nhắc nhở, thu nợ, trích lập Dự phịng các khoản phải thu một cách hợp lý nếu cần thiết...