.3 Doanh thu du lịch của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 59 - 62)

Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

1 Tổng thu 790 810 820 839 870 910 980

2 Tăng/giảm so với năm trước 0,2% 0,1% 0,2% 0,4% 0,5% 0,8% 0,9%

3 Tốc độ tăng trưởng giai

Số liệu thống kê cho thấy thu nhập du lịch của tỉnh trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Giai đoạn 2012 đến 2018, tiếp tục đà tăng trưởng trước đó, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của dòng khách du lịch nội địa đến với tỉnh Lạng Sơn, thu nhập du lịch của tỉnh Lạng Sơn vẫn duy trì mức tăng trưởng xấp xỉ 6%/năm. Năm 2012 đạt 790 tỷ VND, năm 2018 đạt 980 tỷ đồng.

Khách quốc tế và khách nội địa đến Lạng Sơn đều chi tiêu nhiều cho các dịch vụ lưu trú và ăn uống; trong đó doanh thu dịch vụ ăn uống vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là doanh thu từ việc phục vụ lưu trú. Một đặc điểm cơ bản của du lịch Lạng Sơn là doanh thu từ dịch vụ bán hàng hoá chiếm tỷ trọng rất cao tuy nhiên phần lớn nguồn thu này được tính cho ngành thương mại. Tuy nhiên, khơng thể phủ định vai trị rất lớn từ hoạt động du lịch để tạo ra nguồn thu này.

Hiện trạng phát triển du lịch của Lạng Sơn và mức chi tiêu trung bình của khách du lịch hiện nay ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, mức chi tiêu trung bình 1 ngày của khách du lịch quốc tế có lưu trú qua đêm tại Lạng Sơn giai đoạn 2012 - 2018 là 880.000 đồng/ngày (40 USD/ngày); khách nội địa có lưu trú là 550.000 đồng/ngày (25 USD/ngày); khách tham quan trong ngày là 400.000 đồng/ngày (20USD/ngày), như vậy tổng thu xã hội từ du lịch năm 2018 đạt 980 tỷ đồng.

Nhìn chung, mức thu từ du lịch của Lạng Sơn chưa tương xứng với lượng khách đến Lạng Sơn, một phần do đối tượng khách có mức chi trả thấp, mặt khác do đầu tư vào các khu du lịch còn hạn chế, chất lượng và cấp hạng các tiện nghi phục vụ du lịch chưa cao, chưa phong phú, mức giá thấp. Tại một số các điểm tham quan, hệ thống nhà hàng, các tiện nghi ăn uống, bán hàng và dịch vụ cho khách du lịch chưa phát triển, chưa khai thác được các làng nghề truyền thống trong việc thiết kế các sản vật của địa phương làm quà lưu niệm cho du khách nên chưa khuyến khích được chi tiêu của du khách (mua sắm là một thú vui của du khách và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch). Thu nhập từ khách lưu trú chưa đạt được so với kế hoạch đề ra (đạt 95%), trong khi đó thu nhập từ khách tham quan tăng hơn 20%, điều này chứng tỏ du lịch Lạng Sơn đã chú trọng vào các dịch vụ và tạo ra được nhiều sản phẩm dẫn thu hút khách du lịch hơn trước, tuy nhiên nếu khách lưu lại dài ngày thì chưa có nhiều sản phẩm đa dạng để khách chi tiêu nhiều hơn. [11]

2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một yếu tố quan trọng trong cấu thành của sản phẩm du lịch. Việc thiết kế, phát triển các tiện nghi phù hợp không những sẽ tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Nó tạo ra sự khác biệt của khu du lịch này so với khu du lịch khác, góp phần giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan của khu du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm cơ sở lưu trú, các tiện nghi phục vụ ăn uống, các tiện nghi thể thao vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác. Trong thời gian qua, một số điểm tham quan du lịch được xây dựng mới hoặc trùng tu, tôn tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng đã được cải thiện góp phần vào sự tăng trưởng của khách du lịch đến Lạng Sơn. Tuy nhiên, các dự án đầu tư vào các khu du lịch, nhất là du lịch sinh thái cịn hạn chế.

Trên địa bàn Tỉnh hiện nay có 220 cở sở lưu trú với 2.670 buồng nghỉ, công suất sử dụng buồng trung bình đạt 5% năm 2018. Ở huyện Bắc Sơn có làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn được thành lập từ tháng 9/2010 đã góp phần thu hút người dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay số hộ gia đình đăng ký kinh doanh du lịch cộng đồng mới chỉ dừng lại ở 6 hộ kinh doanh, xuất phát từ 5 hộ gia đình được chọn ban đầu. Hoạt động du lịch cộng đồng ở đây bước đầu cải thiện cuộc sống của người dân địa phương.

Nhìn chung, cơ sở lưu trú tại Lạng Sơn hiện nay còn thiếu và yếu. Chất lượng phòng nghỉ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Trên địa bàn Tỉnh hiện có 02 khách sạn 5 sao nhưng chưa có các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ở một số huyện các mơ hình homestay phát triển tự phát. Chủ cơ sở homestay đầu tư tùy theo khả năng của mỗi gia đình, dựa theo kinh nghiệm, chưa thực sự nghiên cứu và dựa trên nhu cầu của khách du lịch nên mới đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách du lịch. Do vậy, cơ sở lưu trú tại Lạng Sơn cần nâng cấp về chất lượng, phát triển thêm về số lượng mới đảm bảo nhu cầu của khách du lịch và thu hút được khách lưu trú. Ẩm thực được coi là thế mạnh của Lạng Sơn nhưng vẫn chưa được khai thác tốt phục vụ khách du lịch. Chỉ có một số nhà hàng lớn ở thành phố Lạng Sơn đáp ứng được nhu cầu đa dạng về ẩm thực của du khách, một số hộ gia đình cung cấp dịch vụ lưu trú

homestay đã biết khai thác một số món ăn mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và bước đầu tạo được ấn tượng với khách du lịch. Tuy nhiên, nghệ thuật chế biến món ăn chưa được giới thiệu, quảng bá tới du khách. Cách thức và kỹ năng phục vụ khách du lịch thưởng thức ẩm thực địa phương chưa được chú trọng. Có chủ gia đình thể hiện lịng hiếu khách bằng cách nấu món ăn thật nhiều, chưa chú ý đến đặc điểm tâm lý, nhu cầu và thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch. Do đó, mặc dù khách du lịch cảm nhận được lịng hiếu khách của chủ gia đình, nhưng tính chun nghiệp trong dịch vụ cung cấp cho khách du lịch còn nhiều hạn chế. [9]

2.2.4 Lao động ngành du lịch

Nhân lực du lịch bao gồm lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn đến năm 2018, tổng số lao động thường xuyên ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn khoảng 2.930 người.

Phịng quản lý du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, hiện tại có 04 người, bao gồm 01 thạc sỹ, 03 cử nhân, đều được đào tạo chuyên ngành du lịch. Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với 10 cán bộ là những lực lượng chủ chốt quản lý ngành du lịch của tỉnh. Tại các huyện có các phịng Văn hóa và Thơng tin là đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)