.6 Công suất phịng trung bình của các khách sạ nở tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 119)

Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2018

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Cơng suất buồng

trung bình (%) 55,8 57,6 55,4 58,2 59,5 59,7 75%

- Chất lượng cơ sở lưu trú: Hầu hết các cơ sở lưu trú đều quan tâm nâng cao chất

lượng; dịch vụ như: thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, đa dạng hoá sản phẩm hướng tới tạo nếp và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách. Nhiều cơ sở lưu trú cũ được cải tạo nâng cấp hoặc chuyển giao cho các tập đoàn quản lý chuyên nghiệp đầu tư và nâng cấp, với tổng vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, nâng cao chất lượng cho các cơ sở lưu trú trước đây như khách sạn Mường Thanh Lạng Sơn thuộc tập đoàn Mường Thanh, nhiều nhà đầu tư cũng đã và đang đầu tư xây dựng mới các cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao trở lên.

Hiện nay, cơ sở lưu trú của Lạng Sơn xếp hạng 5 sao có 2 cơ sở; xếp hạng từ 2 – 4 sao có 18 cơ sở, 25 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao, còn lại là các cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh với tổng số buồng là 2.453 buồng và 4.525 giường, từ năm 2012 đến nay có 70 cơ sở được đầu tư mới, cơng suất sử dụng trung bình đạt 55,8%. [10]

2.3.2.2. Hoạt động lữ hành

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 10 doanh nghiệp, chi nhánh tham gia hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế, với hơn 90 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ. Các

doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chủ yếu là đưa đón khách du lịch thị trường khách nội địa và khách du lịch Trung Quốc. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã phát triển khai thác thị trường một số nước như Hàn Quốc, Lào, Thái Lan. Chất lượng dịch vụ đã được doanh nghiệp chú trọng và kinh doanh có tính chun nghiệp hơn. Tuy nhiên, đối với thị trường khách nội địa chưa khai thác được nhiều vì khách vẫn có xu hướng tự tổ chức tour, thị trường khách du lịch Trung Quốc không ổn định...

2.3.2.3. Cơ sở ăn uống, nhà hàng

Các cơ sở ăn uống bao gồm nhà hàng, quán cà phê, quán bar, quán ăn nhanh vv… Các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cở sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn hoặc có thể nằm độc lập bên ngồi các các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí... nhằm phục vụ khách du lịch cũng như các tầng lớp dân cư địa phương.

Hiện tại Lạng Sơn có khoảng 1 nhà hàng nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 3.500 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú. Các tiện nghi ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan kém phát triển hơn Tại thành phố Lạng Sơn có 15 nhà hàng lớn có thể phục vụ đạt chất lượng cao là: Mường Thanh, Vinpeal, New Century, Hoa Sim, nhà hàng Xanh, Thảo Viên ….. Ngồi ra cịn có các cửa hàng ăn uống tư nhân nhỏ phục vụ chủ yếu các món ăn Việt Nam bình dân nằm ở khu vực thành phố Lạng Sơn, khu du lịch Mẫu sơn… Bài trí nhà hàng thường đơn giản, với các món ăn đặc sản Âu - Á giá cả bình dân, chất lượng các món ăn đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân tuy nhiên để phục vụ cho khách du lịch cần chú trọng nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Do mặt bằng hẹp, nên các nhà hàng thưịng thiếu khơng gian cây xanh, chỗ để xe, nên ít đón được các đồn khách lớn.

2.3.2.4. Các khu vui chơi giải trí và dịch vụ khác

Các khu vui chơi giải trí bao gồm bể bơi, sân tenis, trung tâm thể thao, massage, vũ trường, rạp chiếu phim... có tác dụng bổ trợ cho hoạt động du lịch, kéo dài thời gian

lưu trú và khuyến khích sự chi tiêu của du khách.

Thời gian qua việc phát triển các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí cũng như các hoạt động tiêu khiển khác ở Lạng Sơn còn rất hạn chế, hầu như mới chỉ dừng ở các hoạt động karaoke, massage, bơi lội và đánh tennis. Tồn tỉnh có 1 sân vận động (đạt chuẩn), 26 nhà thi đấu, nhà tập thể thao, 13 sân bóng đá, 9 sân quần vợt, 102 sân bóng chuyền....có 01 dự án sân golf đã được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai. Đây là một trong những điểm yếu của ngành du lịch Lạng Sơn, cần thiết phải được khắc phục.

2.3.2.5. Quản lý thị trường khách

Thị trường khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế tiếp cận đến Lạng Sơn theo hai hướng: Khách qua các cửa khẩu đường bộ quốc tế với Trung Quốc: Chủ yếu là khách du lịch Trung Quốc và Khách từ Hà Nội và các tỉnh khác, đây là thị trường chung của cả nước.

Thị trường khách du lịch Trung Quốc là thị trường khách du lịch lớn nhất và phù hợp với các sản phẩm du lịch đặc trưng của Lạng Sơn. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn từ 2012 trở lại đây thị trường này luôn chiếm tỷ trọng hơn 96%. Khách Trung quốc ngoài việc đi du lịch ở Lạng Sơn đều muốn nối tour đi tham quan những địa danh nổi tiếng của Việt Nam như: Hà Nội - Hải Phòng và đặc biệt là Vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên của thế giới..., đây chính là cơ hội tốt cho du lịch Lạng Sơn trong bối cảnh hợp tác phát triển theo hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Đối với khách từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến Lạng Sơn trong thời gian qua (chủ yếu là thị trường khách truyền thống của Việt Nam) hầu như biết đến Lạng Sơn cịn rất ít chiếm từ 2 - 3%.

Khách nội địa đến Lạng Sơn chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc, trong đó khách từ Hà Nội chiếm tỷ lệ 30%, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng khác như các tỉnh, thành phố: Ninh Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh chiếm tới 41,8% tổng số khách nội địa...

Khách du lịch nội địa đến tỉnh Lạng Sơn theo các mục đích chính như sau: + Khách du lịch thuần túy “tham quan, nghỉ dưỡng, lễ hội…” chiếm 35, %;

+ Khách du lịch công vụ kết hợp đi du lịch chiếm 42,9% (gồm nhân viên nhà nước đi công tác đối tượng kinh doanh; công nhân; sinh viên/tham quan học tập).

+ Trải nghiệm văn hoá bản địa chiếm 14,3%.

+ Du lịch sinh thái, thưởng thức cảnh quan tự nhiên ,1%...

Thời gian du lịch của khách nội địa chủ yếu vào các ngày đặc biệt như cuối năm, mùa xuân, nghỉ cuối tuần và các ngày lễ lớn. [10]

2.3.2.6. Sản phẩm du lịch

Để đáp ứng nhu cầu khác nhau của du khách việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch là một nội dung quan trọng trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh. Vì vậy, trong những năm du lịch Lạng Sơn đã định hướng phát triển sản phẩm du lịch:

Những loại hình du lịch khai thác phát triển chủ yếu là:

- Loại hình du lịch tham quan hang động, cảnh quan tự nhiên là thế mạnh được quan tâm khai thác và phát triển.

- Du lịch văn hóa lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa, các đặc trưng văn hóa của các dân tộc ít người.

- Du lịch mua sắm, tham quan ... gắn với biên giới và cửa khẩu biên giới. Loại hình du lịch này gần đây phát triển mạnh.

Ngành du lịch chủ trương mở rộng xã hội hố, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng các khu du lịch, điểm du lịch, phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch mới. Bước đầu chủ động khảo sát, tìm ra các sản phẩm mới du lịch leo núi Mẫu Sơn, du lịch mạo hiểm, hang Gió... để đưa vào kế hoạch đầu tư khai thác giai đoạn tiếp theo.

Bên cạnh việc quản lý thị trường khách nhằm duy trì và khơng ngừng gia tăng lượng khách, đồng nghĩa với gia tăng doanh thu, lợi nhuận từ du lịch thì một khía cạnh khác cũng khơng thể bỏ qua đó là quản lý hoạt động của khách du lịch. Quản lý hoạt động của khách du lịch nhằm nắm bắt nhu cầu, sở thích, khả năng chi trả của du khách cũng như đánh giá được chất lượng các hoạt động dịch vụ, đồng thời cũng nhằm bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho du khách; phịng chống các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và vi phạm pháp luật.

Công tác quản lý các hoạt động của du khách trên địa bàn Lạng Sơn thời gian qua được tiến hành rất chặt chẽ. Công tác này được tiến hành thông qua hàng loạt các hoạt động mang tính nghiệp vụ như: quản lý khách đồn, khách lẻ, hộ chiếu (tại các cửa khẩu quốc tế); theo dõi được doanh thu thông qua các báo cáo, số lượng khách du lịch, khách lưu trú hay đi trong ngày….

Năm 2016, tỉnh Lạng Sơn đã thành lập quầy thông tin phục vụ khách du lịch đặt tại Trung tâm Xúc tiến du lịch, nhằm kịp thời cung cấp thông tin du lịch và xử lý những phản ánh, khiếu nại của du khách. Đến nay, bộ phận này đã trở thành bộ phận giúp việc quan trọng và có hiệu quả của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lạng Sơn góp phần từng bước cải thiện môi trường du lịch trên địa bàn, tạo dựng hình ảnh tốt về du lịch Lạng Sơn và bước đầu được đông đảo du khách đánh giá cao.

2.3.3 Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia

Để khai thác phát triển du lịch gắn với biên giới và cửa khẩu biên giới đường bộ, tỉnh Lạng Sơn đã hình thành một số tour, tuyến du lịch lữ hành trong nước và quốc tế. Với quốc tế chủ yếu là với Trung Quốc. Sau khi có qui chế 229 khách du lịch Trung Quốc đi bằng giấy thơng hành đến Lạng Sơn sau đó đi đến thành phố Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh tăng nhanh. Tháng 9 năm 2004 bộ Công an ban hành quy chế quy định khách du lịch Trung Quốc sử dụng giấy thông hành được phép đi du lịch trong cả nước, du lịch Lạng Sơn đã hình thành một số tour du lịch mới, đưa khách du lịch Trung Quốc đi trong cả nước. Tuy nhiên đến đầu năm 2015, loại hình khách du lịch này đã dừng từ khi có Luật xuất nhập cảnh, cư trú có hiệu lực thi hành. Đã làm giảm đi lượng lớn khách du lịch quốc tế trong tổng lượng khách đến Lạng Sơn, ảnh hưởng đến nguồn thu xuất nhập cảnh và thu dịch vụ.

Thực hiện chủ trương hợp tác hữu nghị với Trung Quốc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Tỉnh Lạng Sơn đã thường xuyên tổ chức gặp gỡ, trao đổi và hội đàm với Lãnh đạo Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, phát triển du lịch hai bên. Tính đến nay, Chính quyền các cấp hai Tỉnh - Khu đã ký kết nhiều thoả thuận trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và Du lịch. Đặc biệt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Du lịch Quảng Tây Trung Quốc và các Cục Du lịch các địa phương của Quảng Tây như Thành phố Sùng Tả, Thị Bằng Tường đã ký kết các biên bản ghi nhớ về hợp tác quản lý du lịch biên giới hai bên và đã ban hành được các văn bản:

+ Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã ký kết với Cục Du lịch thành phố Sùng Tả “Biên bản ghi nhớ hợp tác quản lý du lịch biên giới Việt- Trung” ngày 21 tháng 3 năm 2009.

+ Biên bản hội đàm về hợp tác pháp triển du lịch biên giới giữa Đoàn đại biểu Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và Đồn đại biểu Chính quyền nhân dân thành phố Sùng Tả, Quảng Tây, Trung Quốc, ký ngày 12 tháng 12 năm 2014. + Biên bản Hội đàm về tăng cường hợp tác phát triển du lịch biên giới giữa Đồn đại biểu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và Đoàn Đại biểu Ủy ban phát triển Du lịch Thành phố Sùng Tả, Quảng Tây, Trung Quốc, ký ngày 26 tháng 8 năm 2016.

+ Quyết định số 2123/QĐ-UBND, ngày 14/11/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quy định phạm vi, tuyến đường, thời gian hoạt động và quản lý hoạt động thí điểm xe bốn bánh chạy bằng năng lượng điện chở khách trong khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, huyện Cao Lộc và khu vực cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình;

+ Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo đối với Đề án thí điểm mơ hình Khu hợp tác du lịch quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn, Việt Nam) và Hữu Nghị Quan (Quảng Tây, Trung Quốc);

+ Xây dựng Đề án thí điểm cơ chế đặc thù tổ chức hoạt động xe du lịch tự lái qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan.

Trên cơ sở triển khai các văn bản thỏa thuận, BND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các tỉnh biên giới và tăng cường giao lưu, trao đổi hợp tác với Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc và các địa phương của Quảng Tây, Trung Quốc. Hàng năm hai bên có nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi về hợp tác du lịch mà cả hai bên cùng quan tâm xây dựng, tham gia các hoạt động mà phía bạn tổ chức nhân các sự kiện văn hóa, chính trị lớn của đất nước cũng như địa phương như các lễ hội văn hóa du lịch, hội chợ thương mại, kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. [13]

Bên cạnh đó, liên kết hợp tác vùng cũng được tỉnh tăng cường tạo ra các sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn. Hoạt động xúc tiến du lịch được coi là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển ngành du lịch của mỗi địa phương. Cụ thể đã phối hợp, tổ chức thành cơng chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” 6 tỉnh Việt Bắc từ năm 2010 đến 2018; Tham gia liên hoan trà Quốc tế tại Thái Nguyên; Ký kết biên bản hợp tác phát triển du lịch giữa 3 tỉnh, thành phố Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn; Lạng Sơn - Sơn La; Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội - Ninh Bình - Thái Bình - Nam Định và tham gia lễ ký kết giữa các các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Lạng sơn và các doanh nghiệp giữa các tỉnh trong cùng khu vực. [6]

Công tác phối hợp liên ngành thường xuyên được thực hiện, cụ thể: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phịng, Cơng an tỉnh, Cục Hải quan Lạng Sơn, Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu chuẩn bị các trang thiết bị và bố trí đội ngũ cán bộ để giải quyết việc xuất nhập cảnh cho khách du lịch tại cửa khẩu nhanh chóng và kịp thời; tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết nhanh thủ tục hàng hoá nhập, xuất cảnh cho khách du lịch theo các quy định hiện hành; Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hai bên đã đàm phán và thống nhất giá cả, tour tuyến, hợp đồng đón khách, quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực đưa đón khách của doanh nghiệp... Đồng thời, tham gia các Hội nghị hợp tác, quản lý và xúc tiến du lịch do ngành du lịch hai bên tổ chức, tích cực trong việc đưa ra các ý kiến về kết quả đạt được cũng như các vấn đề còn tồn tại nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch biên giới hai bên không

Ộ MÁY QUẢN LÝ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ VHTTDL VĂN PHÒNG THANH TRA CÁC PHỊNG CHUN MƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)