.4 Tổng số lao động về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 2012-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 70)

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng số lao động 1.250 1.300 1.560 1.680 2.000 2.850 2.930 Nhìn chung, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn thấp, chiếm tỷ lệ không cao so với tổng số lao động trên địa bàn; tỷ lệ lao động có trình độ cao q nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai. Vì vậy, vấn đề đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch Lạng Sơn đang là một trong những vấn đề hết sức cấp bách. [12]

2.2.5 Thị trường khách du lịch

Theo định hướng thị trường khách du lịch Lạng Sơn đến năm 2020 theo hai phân đoạn: thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng. Thị trường trọng điểm là những thị trường có khả năng đến Lạng Sơn dễ dàng trong giai đoạn đầu và tương lai gần, thị trường tiềm năng trong giai đoạn đầu chưa có cơ hội đến Lạng Sơn nhiều nhưng tương lai, những năm gần năm 2020 sẽ đi du lịch đông hơn.

*Thị trường trọng điểm : Đối với du lịch Lạng Sơn những thị trường trọng điểm được

xác định gồm một số thị trường khách quốc tế truyền thống như thị trường Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và thị trường khách nội địa.Tốc độ tăng trưởng của thị trường khách quốc tế tương đối thấp. Khách nội địa đến Lạng Sơn được xác định rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau có thể đi lẻ hoặc đi theo đồn. Đặc điểm của từng đối tượng chính như sau:

- Khách du lịch thương mại, du lịch đô thị: chủ yếu đến từ Hà Nội và các thành phố lớn khác. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp... thường kết hợp giữa công tác và du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tượng du lịch này khá cao, nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. Loại hình du lịch này cũng thường diễn ra quanh năm. Địa bàn chủ yếu là khu vực TP. Lạng Sơn.

- Khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng: Trong mấy năm gần đây khách du lịch lễ hội - tín

ngưỡng phát triển nhanh. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh đến từ khắp nơi trên cả nước. Các địa bàn chủ yếu thu hút khách du lịch loại này tập trung ở các nơi có đền chùa, miếu mạo ở thành phố Lạng Sơn,...

- Du lịch tham quan thắng cảnh, di tích: Đối tượng khách du lịch thuộc nhiều lứa tuổi.

Các khu vực đón nhiều khách du lịch nội địa với mục đích này là TP. Lạng Sơn, Bắc Sơn, Chi Lăng, Bình Gia, Tràng Định, Lộc Bình… (tham quan các di tích lịch sử văn hóa; thắng cảnh hang động,...

- Du lịch sinh thái: Chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn. Đây là loại hình du lịch mới phát triển ở nước ta. Mặc dù những hoạt động đích thực với bản chất du lịch sinh thái còn rất hạn chế, tuy nhiên những hoạt động mang màu sắc du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên đã thu hút một lượng khách du lịch đáng kể, đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.

- Du lịch cuối tuần: Đối tượng là người Hà Nội, dân chúng vùng lân cận các điểm du lịch cuối tuần, muốn đi dã ngoại tìm cảm giác thoải mái sau một tuần làm việc. Các điểm thu hút khách nghỉ cuối tuần của Lạng Sơn là Mẫu Sơn, cửa khẩu quốc tế, cụm di tích danh thắng ở thành phố và gần đây là ở Bắc Sơn.

* Thị trường tiềm năng : Các thị trường điển hình loại này như khối ASEAN, khối Bắc

Âu, Nga và khối Đông Nam Âu, Niu Zi Lân...Đối với thị trường kể trên cần quan tâm khách du lịch đến từ Hà Lan, Ý, Thuỵ Sĩ và Thuỵ Điển là những nước có khả năng phát triển dài hạn do lượng khách đi du lịch nước ngồi từ các nước này hàng năm khá đơng. Tuy nhiên, trong những năm qua lượng khách từ thị trường này còn rất hạn chế. Đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lạng Sơn nói riêng thì thị trường các nước ASEAN (chủ yếu là Lào, Thái Lan, Campuchia) sẽ là thị trường hết sức quan trọng, cần hướng tới khai thác qua các chương trình du lịch chung của các quốc gia trong khu vực, du lịch caravan... Chính vì vậy tỉnh đã đẩy mạnh nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển mở rộng thị trường khách du lịch trong nước, quốc tế. Tổ chức, tham gia 10 cuộc khảo sát trong và ngoài nước khảo sát nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch, từng bước tiếp cận, điều chỉnh sản phẩm du lịch phù hợp với từng thị trường khách, đối với thị trường khách nội địa: trú trọng khu vực Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, đối với khách quốc tế: tập trung cho thị trường khách du lịch Trung Quốc, từng bước mở rộng đến các nước ASEAN. [10]

2.2.6 Hệ thống sản phẩm du lịch

- Du lịch gắn với cửa khẩu: Tham quan, mua sắm, quá cảnh, du lịch kèm theo các sự kiện đặc biệt khác như thương mại, công vụ, hội nghị hội thảo (MICE)... Loại hình du lịch này vẫn đang là thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn, hàng năm vẫn thu hút rất nhiều khách du lịch.

- Du lịch gắn với văn hóa: Du lịch tham quan di tích, nghiên cứu, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa lối sống, ẩm thực của các dân tộc vùng Đông Bắc... Đây là sản phẩm du lịch truyền thống của tỉnh và cũng tương đối khác biệt so với các địa phương khác. Tuy nhiên khả năng khai thác vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.

- Du lịch gắn với sinh thái: Tham quan hang động, nghỉ dưỡng núi, du lịch thể thao mạo hiểm, nơng nghiệp cơng nghệ cao, vui chơi giải trí cuối tuần …. Đây là loại hình du lịch rất quen thuộc ở nước ngồi nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam, nhất là ở Lạng Sơn. Mặc dù Lạng Sơn sở hữu rất nhiều hang động đẹp (ngồi TP Lạng Sơn cịn có nhiều ở Bắc Sơn, Bình Gia), nhiều khu vực có thể đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng núi cao cấp, các vườn cây trái hấp dẫn... nhưng hiện nay chưa có nhiều khách tham gia loại hình du lịch này, mặc dù cũng có khá nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn đầu tư và bước đầu cũng mang lại kết quả nhất định.

Hiện nay, ở Lạng Sơn, du lịch tâm linh hiện đang thu hút được lượng khách rất lớn. Hàng năm khách du lịch đến các lễ hội, đền chùa ở Lạng Sơn chiếm số lượng tương đối cao. Tuy nhiên loại hình du lịch này thường theo mùa vụ, nhu cầu sử dụng các dịch vụ du lịch tương đối thấp. [9]

2.2.7 Tổ chức không gian du lịch

- Phân vùng lãnh thổ du lịch: các không gian du lịch được xác định như sau: Không gian du lịch Trung tâm: Bao gồm TP. Lạng Sơn và phụ cận; Không gian du lịch Tây Nam: gồm hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng; Khơng gian du lịch phía Tây: Bao gồm Bắc Sơn, Bình Gia và Văn Quan; Không gian du lịch Đông Nam: Bao gồm Lộc Bình và Đình Lập; Khơng gian du lịch phía Bắc: Bao gồm Tràng Định và Văn Lãng

- Hệ thống các tuyến, điểm du lịch: được phân thành nhóm các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và nhóm các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương, hiện nay các điểm du lịch trên hầu hết đều đang khai thác tốt và cịn có thêm nhiều điểm du lịch mới. Tuy nhiên, theo Luật Du lịch mới khái niệm điểm du lịch quốc gia sẽ khơng được xác định, vì vậy trong phần định hướng tổ chức không gian ở phần sau sẽ đề cập kỹ hơn về vấn đề này. Các tuyến du lịch được hình thành dựa trên hệ thống giao thông đường bộ, chủ yếu theo quốc lộ 1A từ thủ đô Hà Nội qua Hữu Lũng, Chi Lăng đến thành phố Lạng Sơn

và cửa khẩu Hữu Nghị. Sự liên kết các không gian du lịch đã góp phần tạo nên các sản phẩm du lịch trong thời gian qua. Tuy nhiên, do hệ thống giao thông tỉnh lộ và liên huyện còn kém nên việc tổ chức các tuyến du lịch còn hạn chế, nhất là các tuyến qua Quốc lộ 1B.

2.3 Thực trạng công tác uản lý nhà nước về u lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

2.3.1 Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước, ban hành các văn bản, chính sách, cơng khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch hành các văn bản, chính sách, cơng khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Luật Du lịch năm 201 đã được Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam thơng qua ngày 14/7/2017, đồng thời Chính phủ ban hành một loạt các văn bản như: Quyết định 24 3/QĐ-TTg ngày 31/12/2011 của thủ tướng chính phủ phê duyệt về Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 201-TTg/2013 ngày 22/01/2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Nghị quyết số 92/2014/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn;...

Đây là hệ thống văn bản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch khi Việt nam mở rộng hội nhập, tạo nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đơ thị du lịch; tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hóa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Bên cạnh đó, Lạng Sơn cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng, cụ thể Chính

phủ đã ban hành: Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 9/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020; Đặc biệt năm 201 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030 tại Quyết định số 240/QĐ-TTg, ngày 20/02/2017. Đây là cẩm nang cần thiết, quan trọng để Lạng Sơn phát triển du lịch theo đúng định hướng của Chính phủ đã đề ra.

Nhận thấy vai trị, tầm quan trọng của phát triển du lịch, tiếp thu, quán triệt các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện phát triển du lịch Lạng Sơn đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước như:

+ Thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch, do một đồng chí Phó chủ tịch BND tỉnh làm Trưởng Ban, Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch theo qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, đồng thời ban hanh các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các ngành và địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

+ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015- 2020 đã xác định: “Đầu tư mọi nguồn lực để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành cơng nghiệp khơng khói”

+ Ban hành Chương trình hành động số 74/CTr-TU, ngày 28/12/2017 thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Với mục tiêu tổng quát là: Đẩy mạnh phát triển Du lịch Lạng Sơn, tạo sự chuyển biến

rõ rệt và nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân. Huy động mọi nguồn lực xã hội, khai thác có hiệu quả lợi thế, tiềm năng du lịch của tỉnh, từng bước đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, khơng ngừng cải thiện đời sống nhân dân.

Như vậy, tỉnh Lạng Sơn đã tiếp thu, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về du lịch. Bên cạnh đó, cũng đã kịp thời ban hành nhiều chủ trương, chính sách thuộc thẩm quyền để chỉ đạo, điều hành hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh theo đúng định hướng phát triển du lịch mà Trung ương và địa phương đề ra.

Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, giai đoạn 2012 – 2018 Tỉnh ủy, HĐND, BND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các văn bản: + Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lạng Sơn giai đoạn 2010 đến 2020, định hướng đến 2030;

+ Nghị quyết số 41-NQ/T , ngày 18/6/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch đến năm 2015, định hướng đến 2020;

+ Nghị quyết số 42-NQ/T , ngày 21/6/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch khu vực Mẫu Sơn thành điểm du lịch quốc gia;

+ Kế hoạch số 35/KH-UBND, ngày 26/02/2018 về thực hiện Nghị quyết số 103/NQ- CP, ngày 06/10/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 74/CTr-TU, ngày 28/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị;

+ Kế hoạch số 80a/KH-UBND, ngày 05/5/2017 triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm năm 2030; + Quyết định số 2123/QĐ-UBND, ngày 14/11/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quy định phạm vi, tuyến đường, thời gian hoạt động và quản lý hoạt động thí điểm xe bốn bánh chạy bằng năng lượng điện chở khách trong khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, huyện Cao Lộc và khu vực cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình,

+ Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND, ngày 10/12/2018 về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; nghiên cứu xây dựng Quy chế quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh;

+ Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo đối với Đề án thí điểm mơ hình Khu hợp tác du lịch quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn, Việt Nam) và Hữu Nghị Quan (Quảng Tây, Trung Quốc);

+ Xây dựng Đề án thí điểm cơ chế đặc thù tổ chức hoạt động xe du lịch tự lái qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan;

+ Xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Kỳ Cùng - đền Tả Phủ” thành phố Lạng Sơn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)