Thảo luận ·································································

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận nội dung cách mạng tư sản từ một số tài liệu tiếng anh (Trang 31 - 34)

8. Bố cục của đề tài ······································································

2.1. Cách mạng Anh (1640-1689) ·················································

2.1.3. Thảo luận ·································································

Trong thời kì cận đại của Lịch sử thế giới, cách mạng dường như không làm

đời sống người dân tốt hơn, nói cách khác dù trước hay sau cách mạng thì đời sống

người dân vẫn thế, thậm chí khơng tốt hơn so với trước khi tiến hành cuộc cách mạng. Cách mạng diễn ra như một cơn cuồng phong quét ngang dọc nước Anh khiến người dân lao đao trong những ngày nội chiến. Trước khi cách mạng diễn ra, kinh tế tư bản

đã hiện tồn và cách mạng chẳng qua chỉ là cơn gió thổi qua giúp cánh cửa mở rộng

thêm cho nó dễ dàng phát triển mà thôi.

Trong 10 năm từ 1640 đến 1649, chế độ quân chủ chuyên chế đã khiến nước

Anh dường như quá mệt mỏi. Vì thế, cách mạng đã xoá bỏ nền quân chủ chuyên chế và tiến đến nền cộng hoà lý tưởng ngỡ rằng với sự lột xác này sẽ khiến nước Anh trở

lại những ngày bình n. Nhưng mọi vấn đề đều có quy luật riêng của nó ví như đỉnh cao của một ngọn sóng cũng là lúc ngọn sóng đi xuống. Đúng thế! Nền cộng hoà được xem là đỉnh cao và nó tồn vong trong vịng 11 năm, theo quy luật nó cũng phải bắt đầu đi xuống. Sao vậy? Khó ai có thể hiểu nổi nước Anh đang làm gì, đổ biết bao sức

lực để nắm bắt được hai từ “cộng hồ” để rồi sau đó 11 năm cái mà trước đó 11 năm người ta hằng mơ ước giờ đây (1660) họ lại muốn quay về cái thuở hàn vi ban đầu.

Nền cộng hoà được dọn dẹp sạch khơng tì vết để rồi Charles II lên ngôi xác lập lại

bước đi ban đầu.

Theo giáo trình Lịch sử Thế giới Cận đại, chính sự ủng hộ nhiệt tình cách mạng của quần chúng nhân dân mà Charles I vị vua chuyên chế phải lên đoạn đầu đài.

Trong cổ kim Lịch sử, có lẽ chúng ta khó có thể bắt gặp một tình huống nào từ hấp dẫn đến ngạc nhiên như thế. Bởi quần chúng nhân dân đã ban cái chết cho Charles I -

đức vua của họ. Và Nghị viện đã thông qua bản án Charles I, nhưng Nghị viện lúc này

chỉ là con cờ cho một bàn tay lạnh từ phía sau điều khiển đó là Cromwell. Sau cái chết Charles I, nước Anh dường như bắt đầu rơi vào một khoảng không vô định, không ai cầm quyền. Có phải chăng, trong ngày đó - ngày mà vị vua chứng kiến thần dân của mình ra để chứng kiến cái chết của mình, để rồi ngày mai nước Anh bước vào cái mà sử sách gọi là đỉnh cao cách mạng. Nhưng quần chúng nhân dân ra chứng kiến cái

chết có phải chăng là sự chào mừng cho ngày mai tươi sáng hay là hối hận bắt đầu

hình thành “Trên đường vua bị dẫn qua… trong giữa đám đơng có người cầu nguyện:

“Xin Chúa hãy cứu lấy mạng nhà vua này”.” [21]

Nền cộng hoà, nếu theo đúng bản chất là một xã hội lý tưởng. Nhưng Lịch sử

đã khác đi, nền cộng hoà ở Anh lúc này mang nặng màu sắc quân đội. Và sự hiện diện

của Nghị viện lúc này cũng chỉ là “hữu danh vô thực”, nếu trước đây quân đội ủng hộ Nghị viện thì giờ đây quân đội lại quay sang ủng hộ Cromwell.

Cromwell, theo giáo trình Lịch sử thế giới cận đại là “…lãnh tụ xuất sắc…”, “…có nếp sống giản dị được nhân dân yêu mến…”, nhưng qua tiếp cận tác giả lại thấy Cromwell là một nhà độc tài, khát máu bởi tài liệu tiếp cận cho thấy “Ông cũng kiên

quyết với niềm tin của ông ta rằng sự quan tâm thần thánh đã mang đến quyền lực

cho ơng ta. Vì vậy, Cromwell thường có hành vi khắc nghiệt đối với những ai phản

kháng luật lệ của ông ta.”5 [13, tr.481]. Lẽ ra nền cộng hồ sẽ là một luồng gió mới thổi vào chính trường Anh nhưng với sự độc tài, nhằm nắm lấy quyền lực tuyệt đối

Cromwell đã khiến quần chúng nhân dân hoảng sợ. Qua các tài liệu tiếng Anh, khiến chúng tơi nhận ra cần có cái nhìn tổng thể về một nhân vật Lịch sử và đánh giá đúng vai trò cũng như trách nhiệm của Cromwell “Cromwell bị coi là phải chịu trách nhiệm

về cái chết của 22 ngàn người Thiên chúa giáo ở Ireland, 50.700 người theo chủ

nghĩa bảo hoàng và 34.100 người theo phe Nghị viện ở Anh.” [23] Qua trích dẫn trên

nhận thấy rằng, việc cập nhật cũng như đánh giá đúng vai trò, trách nhiệm của

Cromwell là việc làm hết sức cần thiết đồng thời là tư liệu nền tảng để có thể hiểu rõ bản chất của thời kỳ từ cộng hoà đến độc tài và cuối cùng là khiếp sợ để rồi một sự chờ mong cũng như khao khát quay lại như thuở ban đầu.

Ngoài ra, khi bàn về căn nguyên của cách mạng tài liệu tiếp cận được đặt ngay vấn đề chính của cách mạng là do “Phản đối của Nghị viện đối với khái niệm uy quyền

tối cao hoàng gia đã dẫn đến xung đột và nổi dậy ở Anh.”6 [13, tr.478] Đoạn văn vừa trích dẫn cho thấy chính mâu thuẫn chính trị cụ thể hơn là về vấn đề tài chính là

nguyên nhân đưa đến cách mạng, và xuyên suốt quá trình tiếp cận chúng tơi khơng bắt gặp tài liệu đề cập đến mâu thuẫn kinh tế, tư tưởng,… Trái lại, nếu theo Giáo trình thì nguyên nhân đã được chúng tơi tóm tắt với những đại ý thì tác giả lại chú trọng vào sự bất ổn kinh tế, tư tưởng … và đây được xem là hàng loạt nguyên nhân sâu xa và có

thể xem mâu thuẫn về chính trị là nguyên nhân trực tiếp châm ngòi cho cuộc cách mạng.

Qua quá trình mở rộng tiếp cận tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng khi bàn về kết quả của cách mạng Anh cả Giáo trình, Sách giáo khoa Lịch sử 10 hiện hành đều đề cập đến vấn đề không triệt để. Không triệt để, bởi lẽ ruộng đất vẫn chưa đến tay người nông dân, trái lại tiếp cận ở tài liệu nghiên cứu thì chúng tơi khơng hề thấy tác giả đề cập đến vấn đề ruộng đất ngay từ đầu cho đến khi cách mạng đến hồi kết thúc. Cần

phải hiểu, tiến hành cách mạng không phải nhằm chia lại của cải, không phải do ai nắm quyền lực mà quan trọng ở đây là sau khi cách mạng dừng lại thì người nắm

quyền có đưa đất nước phát triển hay không mà thôi. Khi người nắm quyền tốt thì mọi vấn đề kinh tế, chính trị … sẽ được giải quyết ổn thoả, đâu sẽ vào đó. Do giáo trình

tiếp cận theo kiểu đặt vấn đề - giải quyết vấn đề nghĩa là vấn đề cách mạng đặt ra là giải quyết ruộng đất cho người nông dân nhưng cuối cùng người dân vẫn chưa có

ruộng đất vì thế quy vào cách mạng không triệt để, tức không đáp ứng được nguyện

vọng người dân. Trong khi đó, theo góc nhìn của tài liệu mà chúng tôi tiếp cận được sẽ thấy cách mạng là sự đánh đổ cái không phù hợp và người ta tiến hành cách mạng cũng chỉ muốn tìm thế lực cai trị thích hợp với nó mà thơi. Ngược lại, nếu xem xét cách mạng Anh là triệt để nghĩa là vấn đề ruộng đất được giải quyết cho quần chúng

nhân dân khi cách mạng kết thúc. Vậy, phải chăng sự manh mún ruộng đất trong

tương lai sẽ là bước cản cho của sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như việc áp dụng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là vấn đề “khơng tưởng”. Ngồi ra, nếu cách mạng Anh là một cuộc cách mạng “triệt để” thì có lẽ cuộc cách

mạng cơng nghiệp chỉ cịn là ảo tưởng đối với nước Anh, và ánh sáng cơng nghiệp chỉ cịn là hư ảo mãi bị che khuất bởi bóng đêm triệt để của cách mạng.

Qua quá trình tiếp cận tài liệu, chúng tôi nhận thấy cách mạng Anh có ảnh

hưởng rất lớn đến thế giới, đó là nó đã khai sinh ra chế độ dân chủ - Tam quyền phân lập, đây là gợi ý thực tế cho Montesquie nhà tư tưởng Pháp thế kỉ XVIII nêu ra học

thuyết Tam quyền phân lập. Có thể xem thể chế nhà nước quân chủ lập hiến ở Anh là một thể chế chính trị phù hợp với tương quan lực lượng tham chiến và thực tiễn chính trị của nước Anh thời điểm thể chế này ra đời, và như Lịch sử sau này sẽ thấy, thể chế này đã lan toả và vững vàng tồn tại ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan,... Ngồi ra, cách mạng Anh cịn là một trong những tiền đề quan trọng của cuộc cách mạng

6 Nguyên văn: “Parliament’s opposition to the concept of royal supremacy led to conflict and rebellion in

công nghiệp, mà cuộc cách mạng công nghiệp đã ảnh hưởng toàn thế giới, thúc đẩy

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời ở các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận nội dung cách mạng tư sản từ một số tài liệu tiếng anh (Trang 31 - 34)