Mở rộng nguồn dữ liệu nhận thức về nội dung “Cách mạng tư sản” ·····

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận nội dung cách mạng tư sản từ một số tài liệu tiếng anh (Trang 57 - 59)

8. Bố cục của đề tài ······································································

3.1. Mở rộng nguồn dữ liệu nhận thức về nội dung “Cách mạng tư sản” ·····

Qua quá trình tiếp cận, các tài liệu tiếng Anh chúng tôi phát hiện thêm một số thông tin thú vị về các cuộc cách mạng.

Cách mạng Anh (1640 - 1689)

Thứ nhất, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nội chiến ở Anh là sự mâu thuẫn giữa mong muốn của vua Anh là cai trị chuyên chế và mong muốn của Nghị viện là nhà vua phải tôn trọng Nghị viện, tức tôn trọng nếp sinh hoạt chính trị của Anh đã có từ 1200s. Chúng tơi nhận thấy trong vòng 37 năm (1603 - 1640), nước Anh đã trải qua 2

đời vua và dường như Nghị viện Anh đã rơi vào tình trạng ngơ ngác đến uất hận bởi

quyền của Nghị viện sẽ bị đe doạ bởi một vị vua trong tương lai. Trước đó trong vịng 45 năm (1558 - 1603), giữa Elizabeth I và Nghị viện Anh đã có quãng thời gian êm đẹp và bình lặng. Mặc dù Elizabeth I đã tập trung rất nhiều quyền lực nhưng bà vẫn

giành cho Nghị viện sự tôn trọng nhất định. Nhưng sau cái chết của bà, một cơn gió

mới khiến quan hệ giữa đức vua và Nghị viện bắt đầu rung chuyển. Nhận thức vấn đề này, chúng tôi đã xem xét và rút ra kết luận khá lý thú bởi lẽ James I là người xuất

thân từ vua Scotland và tâm trí ơng dường như bàng hồng, khó hiểu về sự tồn tại, quyền lực của Nghị viện. Đầu tiên, đó là sự khác biệt về nề nếp trong lối sinh hoạt

chính trị giữa Scotland và England - Wales cũng như tâm trí đức vua khơng hề có khái niệm Nghị viện và Nghị viện dùng để làm gì, dường như xa lạ với ngài trong khi tại England - Wales, vị trí của Nghị viện đã đi vào ổn định. Đến khi nhận thấy, quyền lực của quân vương sẽ bị hạn chế bởi Nghị viện thì lẽ đương nhiên đức vua, theo cách

thức sinh hoạt chính trị tại Scotland, sẽ khó lịng chấp nhận và mâu thuẫn quyền lực sẽ nảy sinh.

Thứ hai là bản án Charles I. Theo Giáo trình và tài liệu nghiên cứu chúng tôi nhận thấy bản án Chaeles I được ban hành bởi Nghị viện. Nhưng Nghị viện Anh có thật sự muốn đưa đức vua mình đến cái chết hay không? Chúng tôi nhận thấy, cuộc họp năm 1648 đi đến đưa ra bản án cho nhà vua là một cuộc họp bất thường, nó được tiến hành bởi sự bao vây của nòng súng, của sự ép buộc. Và, nếu vậy thì bản án có cịn hợp lệ? Chúng tôi nhận thấy rằng với biện luận khá mĩ miều và tiến bộ, tức nhà vua phải chết để nền cộng hoà quay về đúng bản chất của nó, nhưng nước Anh sẽ đi về đâu khi nhà vua đã chết, một khoảng không vô định với nước Anh đã bắt đầu và thời

Thứ ba là cần nhận thấy lại tính “khơng triệt để” của cách mạng khi đề cập đến vấn đề chia ruộng đất cho nhân dân. Vì nếu như, ruộng đất ban phát đến người dân thì liệu nước Anh cịn là nước tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp mà chúng ta

đã được biết đến; và nếu như ruộng đất ban phát một cách rộng rãi thì liệu, nền kinh tế

tư bản chủ nghĩa có cịn được nảy sinh ở nước Anh một cách thuận tiện và phương

thức sản xuất theo lối tư bản chủ nghĩa ở Anh chỉ còn là một giấc mơ mà còn lâu nữa mới trở thành hiện thực. Trong quá trình xem xét và tìm hiểu thấu đáo tài liệu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng lối học thuật phương Tây mang tính chất cơ đọng, đúng trọng tâm, trọng điểm, bởi họ đưa ra nguyên nhân cách mạng Anh là sự mâu thuẫn

chính trị và xuyên suốt cách mạng cũng chỉ nhằm giải quyết cho được mâu thuẫn đó mà thơi. Trong q trình tiếp cận tài liệu nghiên cứu, chúng tôi dường như không thấy

đề cập về vấn đề ruộng đất.

Cách mạng Hoa Kì (1775 - 1783) - cuộc cách mạng để khẳng định các giá trị của Tự do ở xứ sở vốn đã tự do

Chúng tôi nhận thấy cách mạng Hoa Kì là một cuộc cách mạng thấm đượm

tinh thần tự do, đó cũng là nguồn gốc và là quyền bao trùm cả đất nước này từ những ngày đầu lập quốc. Chúng tôi cho rằng, tự do sẽ là niềm khát khao không những đối

với nước Mĩ mà cũng sẽ vượt các đại dương để đến các miền đất chưa có tự do hay có chăng là sự tự do giả tạo. Chúng ta nhận thấy rằng, những nhà Khai sáng ở châu Âu của thế kỉ XVII - XVIII đã soi rọi những tư tưởng của họ đến bầu trời Bắc Mĩ với

muôn sắc để nước Mĩ sinh ra là một miền đất của tự do rồi ánh sáng ấy chiếu rọi đến mọi miền đất xa xôi tận châu Âu và phương Đông cổ kính.

Cách mạng Pháp (1789 - 1799)

Trước hết, các tài liệu tiếng Anh cho thấy nguyên nhân của cách mạng là do sự bất mãn với trật tự xã hội đương thời trong khi đó Giáo trình nhận định là một loạt các chuỗi sự kiện cũng như mâu thuẫn về kinh tế, chính trị … Nếu như cách mạng Pháp

được xem là “triệt để” nhất trong 3 cuộc cách mạng thì nó lại là nguyên nhân để cuối

thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Pháp khó lịng áp dụng những thành tựu như máy móc cũng như những kĩ thuật canh tác mới vì sự phân chia ruộng đất trong thời kì Jacobins

(1793 - 1794).

Thứ hai, chúng tôi nhận thấy rằng nếu so giữa Charles I và Louis XVI, dù cả 2

đều đi đến cái chết nhưng dường như cái chết của Charles I khiến chúng tôi vẫn giữ được tư thế dễ chịu nhưng khi tiếp cận cái chết của vua Louis XVI chúng tôi đã thực

sự bất ngờ trong khiếp sợ bởi cái chết của ông được ban bởi thần dân của ông và được hành quyết bởi máy chém - thiết bị mà nền cộng hoà non trẻ dùng để kết liễu chế độ quân chủ mà họ xem là phản động. Ngồi ra, dưới thời kì Robespierre được xem là đỉnh cao cách mạng nhưng qua tư liệu tiếp cận và những nhận định được chúng tôi rút

ra sau khi so sánh thì có lẽ thời kì Jacobin đã được đánh giá vội vàng để rồi nó được xem là đỉnh cao của cách mạng. Qua tài liệu tiếp cận, chúng tôi thấy rằng lịch sử là

một dịng chảy bình n có chăng là sự quanh co để rồi tiếp tục dịng chảy của nó, và nó đã được các bình phẩm viên gán cho những cái tiêu đề như đỉnh cao, thoái trào… Qua tiếp cận chúng tôi nhận ra rằng trong cuộc tranh đấu quyết liệt giữa hai thế lực nếu như máu đã đổ và một thế lực nằm xuống hoặc rút lui, thì thế lực cịn lại tha hồ

mà phơ trương (xét trong trường hợp Robespierre) và thế lực kia đã đi vào bóng chiều tà của lịch sử và bao nhiêu cơng trạng làm được phút chốc hố thành mây khói.

Tựu trung lại, theo chúng tôi, cách mạng chỉ là kết quả chính quyền vào tay ai hay một tập thể và cá nhân hay tập thế đó có đáp ứng được nhu cầu mọi người dân

cũng như thu phục nhân tâm. Chỉ vậy thơi thì chúng tơi xem cách mạng là sự thành cơng. Vì qua 3 cuộc cách mạng, ta thấy tiến trình ở mỗi cuộc cách mạng chẳng qua là tìm kiếm một thế lực nhằm đảm bảo những đặc quyền mà tất yếu họ phải có và khơng ai có thể vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận nội dung cách mạng tư sản từ một số tài liệu tiếng anh (Trang 57 - 59)