Vận dụng những kiến thức mới vào dạy học Lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận nội dung cách mạng tư sản từ một số tài liệu tiếng anh (Trang 70 - 86)

8. Bố cục của đề tài ······································································

3.3. Vận dụng những kiến thức mới vào dạy học Lịch sử

Việc nghiên cứu sẽ thêm giá trị khi những kết quả được áp dụng vào việc giảng dạy tại trường Phổ thông. Sau đây, chúng tôi sẽ tiến hành cập nhật những vấn đề mà

chúng tôi thiết nghĩ cần phải thay đổi hoặc góp phần tạo thêm sự đa dạng trong thông tin và quan điểm về sự kiện, đối với:

Bài 29. Cách mạng Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh [5, tr. 142 - 145]

Bài 30. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ [5, tr. 146 - 150]

Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII [5, tr. 151 - 158] Bài 29. Cách mạng Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh

Ở nội dung bài này, chúng tôi xin đề cập đến phần 2. Cách mạng Anh. Nếu

theo như Sách giáo khoa thì ngun nhân cách mạng Anh chiếm gần ½ dung lượng

của vấn đề, theo chúng tôi thực sự không hợp lý. Qua xem xét, chúng tôi nhận thấy tác giả trình bày nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Anh quá chi tiết với những nguyên

nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp. Trong khi qua tiếp cận, chúng tôi nhận thấy các tài liệu nghiên cứu cho rằng nguyên nhân dẫn đến cách mạng Anh là sự mâu thuẫn về chính trị giữa vua và nghị viện. Ngồi ra, chúng tơi nhận thấy từ Sách giáo khoa một nhận định mà có lẽ chưa xác đáng “Do áp lực của quần chúng, đầu năm 1649, Sác -

lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hồ do Ơ - li - vơ Crôm - oen (1599 - 1658)

đứng đầu. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.” [5, tr.145] Nếu theo như tài liệu tiếp cận thì

bản án đức vua được Nghị viện trực tiếp thông qua và lúc này chúng tôi thiết nghĩ dù muốn, dù khơng thì Nghị viện cũng phải tiến hành thông qua bản án bởi sự an toàn Nghị viện lúc này đổi lại là cái chết của Charles I. Và Nghị viện lúc này chỉ còn là con rối của Cromwell, nếu theo nhận định từ Sách giáo khoa thì quả thật quần chúng đã rơi vào cơn cuồng loạn. Và khi đạt đến nền cộng hồ thì được xem là đỉnh cao của

nghiệt của nước Anh, tệ hơn, Nghị viện đã mất hẳn vai trò và sự tồn tại. Cách mạng Anh kết thúc thì được gán cho một nhận định là cuộc cách mạng khơng triệt để, bởi nó chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cũng như đã khơng xố bỏ chế độ phong kiến

nhưng thông qua tài liệu tiếng Anh, chúng tôi dường như không nhận thấy đề cập đến vấn đề ruộng đất mà ngược lại chúng tôi nhận thấy cách mạng chủ yếu xoay quanh

vấn đề chính trị là chính, và do vậy, đó là kết luận không thoả đáng.

Bài 30. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Ở phần 1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ

chiến tranh, chúng tôi nhận thấy tác giả trình bày khá chi tiết, tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy sự cai trị các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ không diễn ra theo chiều hướng áp

chế. Bởi trước 1763, sự cai trị của chính quốc mang hơi hướng của sự tự do nhưng sau

đó một sự cai trị khiến các quyền tự do bị ảnh hưởng vì thế theo chúng tơi đó là một

trong những nguyên nhân khiến các thuộc địa nổi dậy. “…, đầu tháng 9 - 1774, đại

hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi - la - đen - phi - a - Đại hội lục địa

lần thứ nhất nhất. Các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công

thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Khơng chấp nhận u cầu đó, vua Anh tun bố sẽ ra lệnh trừng trị, nếu các thuộc địa “nổi loạn”.” [5, tr.148] Theo tác giả, hành động của các

thuộc địa mang tính chất nổi loạn và chính quốc Anh sẽ trừng trị nếu cứ tiếp diễn. Nhưng qua quá trình so sánh, nghiên cứu và xem xét thì chúng tơi cho rằng chính hành động yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế cơng thương nghiệp nó đã thể hiện người dân thuộc địa vẫn cịn ý niệm về chính quốc, vẫn cịn sự tơn trọng đức vua của mình ở một nơi xa xơi. Ngồi ra, hành động của các thuộc địa thể hiện họ là

những người với tư tưởng tự do hành động đi cùng với suy nghĩ, vì thế chúng tơi thiết nghĩ có nên xem đó là hành động mang tính nổi loạn của các thuộc địa. Chúng tôi

nhận thấy, cách mạng Hoa Kì là một cuộc cách mạng hướng đến tự do, họ sẵn sàng đứng lên để giành lấy tự do và cũng sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ nó. Ngồi ra, tác

giả nhận định cách mạng Hoa Kì mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản, nhưng theo chúng tơi thuật ngữ cách mạng tư sản có thực sự phù hợp khi dùng trong hồn cảnh này. Chúng tơi cho rằng, cách mạng Hoa Kì là khoảnh khắc những người con của Tân Thế giới long trọng khẳng định nền tự do mà họ đã dựng xây, thụ hưởng và bảo vệ.

Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Qua quá trình tiếp cận tài liệu tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy nên cập nhật cũng như bổ sung một số góc nhìn sau: Sự kiện nhân dân tấn công ngục Bastille, theo chúng tôi là một cơn cuồng loạn, là lúc quần chúng nhân dân đánh mất lý trí của chính mình, cơn bão Bastille bắt đầu cho những sự kiện tiếp sau đó tạo thành cơn bão quát ngang dọc nước Pháp cuối thế kỉ XVIII. Chúng tơi nhận thấy tác giả cho rằng thời kì Jacobin được xem là đỉnh cao của cách mạng vì đơn giản dưới thời kỳ Jacobin mọi

khó khăn như thù trong, giặc ngoài đã được giải quyết và vấn đề ruộng đất cũng đã được giải quyết cho người dân. Tuy nhiên, theo chúng tơi đó chỉ là một góc nhìn chưa

tồn diện, xác đáng. Chúng tơi nhận thấy thời kì Jacobin (1793 - 1794) là khoảng thời gian nước Pháp sống trong lo âu bởi hơi thở luôn bị đe doạ bởi máy chém, thời kỳ

hành động vội vàng đánh mất lý trí; và lúc người dân phục hồi lý trí cũng là lúc Paris

được cứu sống sau những tháng ngày khiếp sợ - Robespierre bước lên đoạn đầu đài.

Ngồi ra, chúng tơi nhận thấy việc phân chia ruộng đất cho người dân là một trong

những động cơ để có thể xem cách mạng Pháp mang tính chất triệt để hơn so với các cuộc cách mạng khác. Nhưng đó lại là một trong những nguyên nhân trọng đại để cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những kĩ thuật tiên tiến khó có thể áp dụng vào canh tác bởi lúc này chủ yếu là nền kinh tế tiểu nông, đất đai manh mún. Cuối cùng, chúng ta nghĩ gì khi cách mạng Pháp khởi đầu là cơn cuồng loạn lật đổ nền quân chủ, cuồng nhiệt

xử tử đức vua, quý tộc và những người bị quy tội phản quốc (theo Luật Tình Nghi và chính sách khủng bố) nhưng lại kết thúc bằng việc trao ngai vàng cho một tướng lĩnh quân đội, và như diễn trình tiếp tục sẽ cho thấy Napoléon Bonaparte trở thành Hoàng

KẾT LUẬN

Qua việc Tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” từ một số tài liệu tiếng Anh, chúng tôi xin nêu một số nhận thức sau:

1. Qua quá trình tiếp cận những tài liệu tiếng Anh đề cập đến nội dung “Cách mạng tư sản” chúng tôi nhận thấy rằng mỗi tài liệu đều có những giá trị nhất định về nội dung cũng như cách trình bày và nhận định. Với việc tiếp cận những góc nhìn mới sẽ là một đóng góp khơng nhỏ đối với khơng gian học thuật. Ngồi ra, qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp chúng tơi có thêm điều kiện rèn luyện những phương pháp nghiên cứu từ lý thuyết vào thực tiễn. Chúng tôi nhận thấy những thông tin cũng như những nhận định khác nhau, đa chiều sẽ là những đề tài tranh luận khá thú vị trong những giờ seminar của học phần với những chủ chủ đề lí thú như “Cách mạng Pháp ở châu Âu: từ hoảng hốt đến căm phẫn”. Đồng thời, những nội dung được thể hiện trong Giáo trình sẽ có cơ

sở đối chiếu, kiểm chứng để đi đến những kết luận riêng sau quá trình xem xét cẩn trọng. Ngoài ra, việc tiếp cận là một việc làm hết sức khẩn thiết đối với sự phát triển của khoa học Lịch sử trong thời đại số hoá hiện nay. Ngược lại, nếu cứ theo quan điểm “thủ cựu bài tân” thì có lẽ khoa học Lịch sử sẽ ngày càng lạc hậu và không bắt kịp nhịp bước chung của khoa học Lịch sử hiện đại.

2. Chúng tôi nhận thấy việc tiếp cận tài liệu, giáo trình, bài giảng online

… và các nguồn tài liệu đa dạng trong hoạt động nghiên cứu khoa học Lịch sử là một hoạt động rất cần thiết. Quá trình tiếp cận đa dạng các nguồn tài liệu nghiên cứu cũng là lúc chúng ta tiếp thu kiến thức, quan điểm dưới nhiều góc nhìn; đến lượt mình, những góc nhìn khác nhau sẽ đi đến những kết luận cũng như nhận định khác nhau. Qua việc tiếp nhận các góc nhìn từ các tài liệu tiếp cận chúng ta sẽ có thêm căn cứ, nền tảng lý luận để đi đến những kết luận mới, thoả đáng hơn. Những góc nhìn mới, thành tựu nghiên cứu sẽ được cập nhật, áp dụng vào cơng tác nghiên cứu và dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo hướng cập nhật kiến thức, quan điểm đa chiều, cùng với việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, tạo nên một không gian học thuật sinh động.

3. Chúng tơi nhận thấy rằng phương thức trình bày vấn đề là một trong những yếu tố tác động mạnh vào việc nhận thức khoa học Lịch sử. Thực vậy, Lịch sử là một dòng chảy liên tục cần được thể hiện mạch lạc và theo dòng thời gian, nhưng nếu tiếp cận Giáo trình chúng tơi nhận thấy với số lượng đề mục nếu khơng nói là q chi tiết tạo nên những vết cắt khiến việc tiếp cận trở nên rối rắm. Nhận thấy vấn đề trình bày đóng một vai trị nhất định trong q trình nhận thức khoa học Lịch sử chúng tôi thiết nghĩ đây cũng là một vấn đề mà các nhà biên soạn Sách giáo khoa nên chú trọng, tránh đi sự rườm rà trong cách thức trình bày vấn đề. Ngồi ra, chúng tơi đã bị thu hút bởi cách trình bày từ các tài liệu tiếng Anh vì nội dung kiến thức còn được minh hoạ bằng các hình ảnh

đa dạng khiến Lịch sử là những câu chuyện quá khứ sinh động, khơi gợi tò mò khám phá. Chúng tôi nghĩ một cuốn Sách giáo khoa thành cơng khi nó thu hút được người đọc cũng như khiến người ta phải tị mị mà trước hết đó là phải cơ đọng về cách trình bày cũng như có sự kết hợp hình ảnh ở một mức độ phù hợp.

4. Chúng tôi cho rằng, cần thiết lập một website về nghiên cứu cũng như

giảng dạy Lịch sử Thế giới Cận đại cho Trường Đại học Sư phạm. Mục tiêu của trang web nhằm góp phần bổ trợ những kiến thức cập nhật, các góc nhìn đa chiều về vấn đề, cập nhật nhanh chóng những kết quả nghiên cứu về “Cách

mạng tư sản”. Thực tế chứng minh, để trợ giúp cho công tác nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử trong trường học từ cấp phổ thông đến đại học phần lớn các nước trong khu vực và trên thế giới, hàng loạt các trang web được thiết lập, mở rộng và phát huy hiệu quả tích cực. Các trang web này lại được kết nối với hàng ngàn các trang web khác giúp cho hàng triệu người có thể truy cập bất cứ lúc nào, ở bất kì nơi đâu về những vấn đề Lịch sử mà mình quan tâm nói chung và vấn đề “Cách mạng tư sản” nói riêng.

Tóm lại, sự khác biệt giữa Giáo trình và các tài liệu tiếng Anh trong cách trình bày về nội dung các cuộc “Cách mạng tư sản” phát xuất từ những cách tiếp cận khác nhau, và do vậy, đã có những nhận thức khơng tương đồng về sự kiện hay các vấn đề nổi bật của các cuộc cách mạng. Trong một thế giới hội nhập, người nghiên cứu, trong khi giới thiệu quan điểm của cá nhân cũng sẽ đồng thời tiếp nhận những suy nghĩ của người khác, về các vấn đề cùng quan tâm. Phát xuất từ sự nghiên cứu nghiêm túc, những quan điểm và sự trao đổi trong học thuật sẽ góp phần nâng giấc tư duy, đưa nền khoa học Lịch sử Việt Nam tiến bước cùng thời đại. Lựa chọn tìm hiểu về nội dung “Cách mạng tư

sản”, chúng tôi xem đây là một trường hợp để khơi gợi một hành trình dài rộng

mở đón nhận các thơng tin, quan điểm của cộng đồng học thuật phương Tây. Người nghiên cứu khoa học cần phải có những tư duy: tự do - rộng mở - phê phán - sáng tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Lê Phụng Hoàng. (2005). Các bài giảng chuyên đề về Lịch sửcác nước Tây

Âu và Hoa Kì (Tập II). TP. Hồ Chí Minh: Tủ sách Đại học Sư phạm Thành phố

Hồ Chí Minh.

2. Thuỵ Khuê. (2017). Vua Gia Long và người Pháp - Khảo sát về ảnh hưởng của người Pháp trong giai đoạn triều Nguyễn (Sách tham khảo). TP. Hồ Chí

Minh: Hồng Đức.

3. Nguyễn Hiến Lê, Thiên Giang. (2000). Lịch sử thế giới. TP. Hồ Chí Minh: Văn Hố

4. Phan Ngọc Liên. (2013). Lịch sử Thế giới Cận đại (Tập I). Hà Nội: Đại học Sư phạm.

5. Phan Ngọc Liên (Tổng Chủ biên), Lương Ninh, Trương Hữu Quýnh, Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Hồng Liên, Nguyễn Cảnh Minh & Nghiêm Đình Vỳ. (2015). Lịch Sử 10. TP. Hồ Chí Minh: Giáo dục Việt Nam.

6. Đồn Thị Xuân Mai. (2015). Chuyện nhỏ trong thế giới lớn. Hà Nội: Tri

Thức.

7. Bùi Đức Mãn. (2008). Lược sử nước Anh. TP. Hồ Chí Minh: Tổng hợp

Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng. (2014). Lịch sử thế giới cận đại. Hà Nội: Giáo dục Việt Nam.

9. Lê Vinh Quốc. (2011). Đổi mới dạy học theo khoa học giáo dục hiện đại (Lý

thuyết và ứng dụng) chuyên đề đổi mới dạy học. TP. Hồ Chí Minh: Đại học Sư

phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Đào Xuân Sâm, Vũ Quốc Tuấn. (2008). Đổi mới ở Việt Nam: nhớ lại và suy ngẫm. TP. Hồ Chí Minh: Tri Thức.

11. Trần Giang Sơn. (2013). Bách khoa toàn thư Lịch sử thế giới. TP. Hồ Chí Minh: Thời Đại.

12. Đặng Thanh Tịnh. (2008). Lịch sử nước Pháp. Hà Nội: Văn hố Thơng tin.

TIẾNG ANH

13. Holt, Rinehart and Winston. (2005). Holt World History: The Human Journey. Texas: Holt, Rinehart and Winston.

14. Littlefield, H.W. (1965). History of Europe 1500 - 1848, New York: Barnes & Noble Inc.

15. McKay, J.P., J.P., Hill, B.D., & Buckler, J. (1999). A History of Western Society. Boston, MA: Houghton Mifflin.

16. Prentice, H. (2005). World Studies: Medieval Times to Today. Massachsetts: Pearson Prentice Hall.

17. Roger, B., Beck, R. B., Black, L., & Krieger, L. S., Naylor, P. C., Shabaka, D. I. (2009). World history: Patterns of interaction. Evanston. IL: McDougal

Littell.

18. Smelser, M. (1966). American Colonial and Revolutionary Histor. New

York: Barnes & Noble Inc.

INTERNET

19. Freeman, J. (Spring 2010). Lecture 2 - Being a British Colonist. 18 - 1 - 2018. retrieved from:

https://oyc.yale.edu/history/hist-116/lecture-2

20. Freeman, J. (Spring 2010). Lecture 12 - Civil War. 25 - 3 - 2018. retrieved from:

https://oyc.yale.edu/history/hist-116/lecture-12

21. Kho Lịch sử cận đại. (4 – 7 - 2015). Giới thiệu về Olivo Cromoen và việc xử

từ Vua Saclo I. 2-3-2018. truy xuất từ:

http://kholichsucandai.blogspot.com/2015/07/gioi-thieu-ve-olivo-cromoen-va- viec-xu.html

22. Nguyễn Văn Kim, Phạm Hồng Tung. (26 - 10 - 2017). Lịch sử và văn hoá -

Tiếp cận đa chiều, liên ngành. truy xuất từ:

http://ussh.vnu.edu.vn/d6/en-US/news/Sach-Lich-su-va-van-hoa-Tiep-can-da- chieu-lien-nganh-1-490-16237

23. Trần Lê. (3 - 1 - 2014). Vladimir Putin: Stalin không tệ hơn Cromwell. 17-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận nội dung cách mạng tư sản từ một số tài liệu tiếng anh (Trang 70 - 86)