Phân loại đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non quận tân phú, TP HCM​ (Trang 28 - 31)

1.3. Những vấn đề chung về đánh giásự phát triển thể chất của trẻ mầm non 16 

1.3.3. Phân loại đánh giá

Đánh giá q trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm non được thực hiện qua các hình thức sau:

- Đánh giá trẻ trong/sau các hoạt động hằng ngày - Đánh giá trẻ sau chủ đề giáo dục

-………………

1.3.3.1 Đánh giá trẻ trong các hoạt động hằng ngày

viên có thể lựa chọn những tác động giáo dục phù hợp. Đồng thời, giáo viên có thể nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình giáo dục của mình để từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với trẻ (Kỷ yếu hội thảo Nxb ĐHSP Tp. HCM, 2013).

Nội dung đánh giá: giáo viên có thể đánh giá trẻ thơng qua các HĐ hằng ngày của trẻ ở trường mầm non như: HĐ vui chơi trong lớp, ngoài trời, HĐ sinh hoạt, HĐ có chủ đích, HĐ lễ hội, tham quan. Trong quá trình đánh giá giáo viên cần thường xuyên theo dõi, quan sát trẻ khi trẻ tham gia các HĐ này.

Các nội dung mà giáo viên cần đánh giá trong HĐ hằng ngày bao gồm: - Những biểu hiện về tình trạng sức khỏe của trẻ.

- Thái độ và hành vi của trẻ trong các HĐ.

- Mức độ lĩnh hội kiến thức và kĩ năng của trẻ so với mục đích, yêu cầu đặt ra, so sánh kết quả trẻ đạt được với mục đích yêu cầu đề ra trong các hoạt động.

- Những sản phẩm trẻ tạo ra trong quá trình HĐ.

- Những vấn đề cần lưu ý trong việc tổ chức HĐ giáo dục tiếp theo.

Để đánh giá trẻ trong các HĐ hằng ngày, giáo viên chủ yếu dùng các phương pháp đánh giá đơn giản không phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị như quan sát, trò chuyện, giao tiếp với trẻ, sử dụng các bài tập đánh giá do giáo viên tự thiết kế, phân tích các sản phẩm họat động hoặc có thể trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách phối hợp giáo dục trẻ.

Việc đánh giá trẻ trong các HĐ hằng ngày cần được tiến hành thường xuyên vì đây là một HĐ quan trọng để thực hiện mục đích cơ bản của đổi mới: dạy học hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm và thực hiện cá biệt hóa trong q trình giáo dục.

1.3.3.2. Đánh giá trẻ sau chủ đề

Mục đích đánh giá: Xem xét sự tiến bộ của trẻ, khả năng nắm bắt các vấn đề trẻ được học, từ đó làm căn cứ để giáo viên điều chỉnh kế hoạch giáo dục tiếp theo và đưa ra biện pháp giáo dục thích hợp trong gia đoạn sau.

kế theo chủ đề/chủ điểm. Mỗi chủ đề/chủ điểm được tiến hành trong khoảng thời gian từ 3-8 tuần với những kiến thức và kĩ năng mới, được cung cấp cho trẻ một cách có hệ thống từ cao đến thấp, từ đơn giản đến phức tạp. Những kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất của mỗi chủ đề được trình bày trong các bảng kiểm kê tương ứng với chủ đề đó. Giáo viên sử dụng những bảng kiểm kê này để đánh giá xem mức độ lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng của trẻ đến đâu, những trẻ nào cần hướng dẫn và bổ trợ thêm. Từ đó, giáo viên có thể xây dựng kế hoạch theo chủ đề hay tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển chung của nhóm, lớp vừa thích hợp với sự phát triển riêng của từng trẻ.

Trong quá trình thực hiện chủ đề, giáo viên cần đối chiếu mục tiêu đặt ra với kết quả thực hiện chủ đề, nhận xét đánh giá trẻ và một số vấn đề cần lưu ý như phương tiện, đồ dùng, đồ chơi, giáo cụ dạy-học, và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục để rút kinh nghiệm thực hiện chủ đề sau tốt hơn (Bùi Thị Việt, 2016).

Để tổng hợp thông tin đánh giá thời gian thực hiện chủ đề, phân tích sản phẩm của trẻ và trao đổi với phụ huynh giáo viên có thể sử dụng các phương pháp thu thập thông tin như: quan sát, trò chuyện, giao tiếp với trẻ, thiết kế bài tập, sử dụng bảng kiểm kê…

Trong q trình đánh giá giáo viên có thể so sánh, phân tích, đánh giá kết quả của chủ đề so với mục tiêu đề ra hoặc có thể so sánh kết quả của chủ đề này với chủ đề trước. Giáo viên có thể tiến hành đánh giá trẻ cùng một lúc hoặc đánh giá dần dần, mỗi hơm một vài trẻ. Có thể đánh giá trong khi trẻ đang hoạt động, đánh giá sán phẩm hoặc thiết kế bài tập để đánh giá.

Đối với mỗi trẻ, giáo viên cũng có thể đánh giá lần lượt tất cả các chỉ số trong bảng kiểm kê cùng một lần hoặc cũng có thể đánh giá một số chỉ số trước và một số chỉ số đánh giá vào những lúc thích hợp trong thời gian diễn ra chủ đề hoặc trong giai đoạn giáo dục đó. Nếu như việc đánh giá trẻ trong các hoạt động hằng ngày chủ yếu nhắm vào những điều bất thường, những trẻ có biểu hiện cá biệt (xuất sắc hay yếu kém) để giáo viên có những biện pháp giúp đỡ, hướng dẫn riêng cho các trẻ đó, thì việc đánh giá trẻ sau mỗi chủ đề lại chủ yếu để tìm hiểu tình hình nắm vững

những vấn đề đã được dạy của cả nhóm trẻ, từ đó giáo viên đưa ra những kế hoạch và biện pháp giáo dục thích hợp trong giai đoạn sau (Bùi Thị Việt , 2016 & Nguyễn Thị Kim Anh, 2015, 2014).

Cả hai hình thức đánh giá trẻ trong các hoạt động hằng ngày và đánh giá trẻ sau chủ đề đều cần thiết và hỗ trợ cho nhau để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục và thực hiện cá biệt hóa trong giáo dục (Tạ Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Thư, 2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non quận tân phú, TP HCM​ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)