Khái quát về tình hình giáo dục mầm non của Quận Tân Phú, TP.Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non quận tân phú, TP HCM​ (Trang 55 - 61)

2.1. Tổ chức điều tra thực trạng 44 

2.1.1. Khái quát về tình hình giáo dục mầm non của Quận Tân Phú, TP.Hồ

Chí Minh

2.1.1.1. Số lượng các trường, nhóm, lớp mầm non trên địa bàn quận Tân Phú

Quận Tân Phú được tách ra từ quận Tân Bình vào ngày 02 tháng 12 năm 2003. Sau hơn 15 năm thành lập, quận đã có một diện mạo khá khang trang. Quận giáp danh với quận Bình Tân, Tân Bình, quận 11, quận 12, huyện Bình Chánh. Tồn quận có 11 phường, có khu cơng nghiệp Tân Bình với nhiều nhà máy, cơng ty lớn lên tới hàng ngàn công nhân. Dân cư đông đúc, trẻ em trong độ tuổi mầm non nhiều cũng là sức ép cho công tác giáo dục của quận.

Dựa theo báo cáo tổng kết năm học và bảng tổng hợp báo cáo số liệu EMIS mầm non quận Tân Phú năm học 2018 – 2019. Chúng tôi thống kê số lượng các cơ sở giáo dục mầm non toàn quận như sau:

Năm học 2018– 2019, quận có 160 cơ sở giáo dục mầm non gồm: 13 trường công lập (tăng thêm 1), 47 trường tư thục (tăng thêm 1) và 95 nhóm, lớp ngồi công lập (giảm 5).

Chúng tôi dựa trên ghi nhận số liệu thống kê của quận và trao đổi với bà Nguyễn Hồng Phượng – Phó trưởng phịng Giáo dục & Đào tạo phụ trách bậc học mầm non được biết: Tại quận Tân Phú hiện nay khơng có nhóm, lớp nhận trẻ khơng phép. Phòng Giáo dục & Đào tạo phối hợp chặt chẽ với 11 phường rà soát, kiểm tra thường xuyên các cơ sở ngoài cơng lập để đảm bảo chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ. Những nhóm, lớp vi phạm, khơng đáp ứng u cầu sẽ đình chỉ hoạt động. Hiện nay, quận có 13 trường cơng lập, 47 trường tư thục trong đó 1 trường thành lập mới, số nhóm lớp ngồi cơng lập là 95, chấm dứt hoạt động 5 nhóm, lớp ngồi cơng lập khơng đạt u cầu chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ.

2.1.1.2. Học sinh mầm non trên địa bàn quận Tân Phú

Căn cứ vào số liệu báo cáo tổng kết của các trường mầm non, thống kê dân số của 11 phường, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú đã tổng kết được số lớp, số học sinh toàn quận như sau:

Bảng 2.1. Thống kê số lớp, số học sinh lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi quận Tân Phú các năm học từ 2016 đến 2018 Nhóm – lớp Năm học 2016 – 2017 Năm học 2017 - 2018 Năm học 2018 – 2019 Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Lớp MG 5 – 6 tuổi 173 5.308 178 5.106 184 5.207

Qua bảng tổng hợp chúng tôi nhận thấy:

Số học sinh mẫu giáo 5 – 6 tuổi quận Tân Phú đông, tỉ lệ huy động trẻ ra lớp đạt cao, ổn định.

Số lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi tăng từ 173 lớp (năm 2016 – 2017) lên 178 lớp (năm học 2017 – 2018) và 184 lớp (năm học 2018 – 2019). Năm học 2018 – 2019 số trẻ 5 – 6 tuổi theo học tại 13 trường công lập quận Tân Phú là: 2.207 bé.

Chúng tơi đã trị chuyện, trao đổi với CBQL, GV các trường được biết: Trẻ mẫu giáo lớn nhiều, số trường cơng lập ít (13 trường ) nên sĩ số trẻ trong lớp đông. Các lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi thường tới 50 trẻ/ lớp/ 2 cô. GV thiếu không đủ phục vụ trẻ nên các trường phải thuê thêm bảo mẫu hỗ trợ thêm để đảm bảo an toàn cho trẻ. Điều đáng quan tâm là lực lượng bảo mẫu cịn nhiều cơ chưa qua đào tạo chun môn về mầm non nên cịn nhiều khó khăn cho GV các lớp khi tổ chức các hoạt động GD cho trẻ. Bảo mẫu chủ yếu hỗ trợ GV vệ sinh lớp, trẻ chứ không hỗ trợ được GV trong các hoạt động GD.

-> Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy Giáo dục mầm non, đặc biệt là công tác phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi rất được UBND, Phòng Giáo dục & Đào tạo quận

quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên GVMN trong quận còn một số hạn chế như số lượng GV so với số lớp còn thiếu nhiều, số trẻ / cô phụ trách cao. Lực lượng bảo mẫu chỉ hỗ trợ trong cơng tác chăm sóc là chủ yếu, khơng thể thay thế GV trong tổ chức, hướng dẫn các hoạt động hoặc đánh giá trẻ. Với lớp mẫu giáo lớn, số cô tương ứng với số lớp đủ nhưng sĩ số trong một lớp cịn cao sẽ khó khăn cho GV khi tổ chức các hoạt động đánh giá trẻ. Với tốc độ gia tăng dân số trẻ cao, số trường học và đội ngũ cán bộ giáo viên bậc học mầm non cần được chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu trên.

2.1.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non

*Cán bộ quản lý:

Cấp Phịng giáo dục: 04 (Phó trưởng phịng quản lý cấp học mầm non: 01; Chuyên viên tổ mầm non: 03. Trình độ chun mơn đại học: 04/04 = 100%).

Cấp trường mầm non:

Số lượng: Tổng số CBQL là 94 người ( Hiệu trưởng: 60, Phó hiệu trưởng: 34). Trình độ đạt chuẩn 94, trong đó: Trên chuẩn 89. Tỉ lệ 100% CBQL đã qua lớp bồi dưỡng về chứng chỉ quản lý.

Riêng tại các trường mầm non công lập: Tổng số CBQL:38 trong đó Hiệu trưởng: 13, Phó hiệu trưởng: 25, trình độ đại học: 38/38 = 100%. Đây là yếu tố thuận lợi để chỉ đạo thực hiện đánh giá trẻ tại các trường công lập trong Quận.

* Giáo viên mầm non: Tổng số: 1.394 người.

Giáo viên mẫu giáo:

Tổng số GV mẫu giáo: 1052 người. Trong đó, GV dạy lớp MG 5 – 6 tuổi là: 369 người.

Riêng tại 13 trường mầm non công lập số GV mẫu giáo lớn là: 142 người. Trình độ chuyên môn của CBQL, GVMN và GV lớp MG 5 – 6 tuổi các trường công lập quận Tân Phú được thể hiện qua biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1.Trình độ chun mơn cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, giáo viên lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi, giáo viên lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non công lập quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh

Qua biểu đồ chúng tôi nhận thấy lực lượng GV lớp MG 5 – 6 tuổi ở các trường cơng lập có trình độ chun mơn đạt chuẩn 100%, trên chuẩn cao (132 /142 người = 93%). Lực lượng GV lớp MG 5 – 6 tuổi được chú trọng về cả số lượng và chất lượng hơn so với các khối tuổi khác. Tỷ lệ trình độ chun mơn trên chuẩn (Cao đẳng, Đại học) cao. Điều này cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

Chế độ chính sách

CB, GV, nhân viên các trường MN công lập quận Tân Phú được hưởng lương nhà nước theo quy định về chế độ hiện hành.

Mức lương GVMN cao nhất là khoảng 15.500.000 đồng (chỉ GV có thâm niên lâu trên 20 năm), trong đó GV lớp MG 5 – 6 tuổi có mức lương cao nhất khoảng 8.500.000 đồng thấp nhất là 4.450.000 đồng. So với mức lao động của GV chưa cân xứng, đời sống GV còn nhiều khó khăn, GV chưa yên tâm gắn bó với nghề. Đây là điều bất cập lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của GDMN, đặc biệt là chất lượng GD của nghành học. 0 100 200 300 400 500 600 700

GV mầm non GV mẫu giáo GV lớp 5 ‐ 6 tuổi Giáo viên lớp 5 ‐ 6  tuổi công lập

Đại học Cao đẳng Trung cấp

2.1.1.4. Chất lượng giáo dục tại các trường mầm non

Từ kết quả phỏng vấn sâu BGH và GV các trường chúng tôi được biết: Hiện nay, các trường mầm non ở quận Tân Phú đang thực hiện theo chương trình Giáo dục mầm non năm 2009 theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Khi thực hiện chương trình này địi hỏi GV phải hiểu trẻ, linh hoạt chuyền tải các nội dung của chương trình giáo dục mầm non bằng các phương pháp, hình thức hoạt động một cách có hệ thống giúp trẻ phát triển hài hịa, tồn diện các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm - quan hệ xã hội, thẩm mỹ một cách nhẹ nhàng, khơng gượng ép, kích thích tính tích cực chủ động của trẻ.

Trong những năm qua, khi thực hiện chương trình dạy học và HĐVC theo hướng tích hợp, GV được BGH quan tâm, tạo điều kiện tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn và trang bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất, sân chơi, đồ dùng, đồ chơi còn thiếu, sĩ số trẻ trong lớp quá đông đã làm giảm hiệu quả giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, GV cịn gặp khó khăn rất nhiều trong việc tổ chức các hoạt động GD cho trẻ, một số cán bộ quản lý và GV còn áp đặt xây dựng chương trình theo hướng chủ đề, chủ điểm, áp đặt chương trình theo kế hoạch, chưa chú trọng theo sự phát triển và hứng thú trẻ. GV chưa nắm vững cách tổ chức các hoạt động dạy học và HĐVC hiện đại để hướng dẫn, tổ chức cho trẻ. Vì vậy, GV tổ chức các hoạt động cho trẻ nói chung và việc tổ chức hoạt động thể chất cho trẻ MG 5 – 6 tuổi nói riêng ở quận Tân Phú chưa đáp ứng được chương trình đổi mới GDMN hiện nay.

* Nhận xét chung về thực trạng giáo dục mầm non quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh

Căn cứ vào những tài liệu và các văn bản, kế hoạch nghiên cứu của CBQL và GV các trường chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

Mặt tích cực

Chất lượng giáo dục tại các trường đạt được một số ưu điểm như: duy trì việc đảm bảo chất lượng chăm sóc ni dưỡng và an tồn tuyệt đối cho trẻ, khơng xảy ra

dịch bệnh lớn và tai nạn tử vong cho trẻ. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi dưới 1%.

Tăng cường việc sử dụng nối mạng nội bộ trong ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý và theo dõi kiểm tra kế hoạch của GV, giúp GV truy cập, nắm bắt chương trình giáo dục, các văn bản pháp luật kịp thời, nhanh chóng. Giáo viên tích cực nâng cao chun mơn qua tự học bồi dưỡng thường xuyên, sử dụng và khai thác hiệu quả bảng tương tác vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ tốt.

Quận xây dựng mới thêm 1 trường công lập đủ điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác phổ cập trẻ 5 tuổi và nhu cầu học tập của trẻ tại quận.

CBQL ngành GD tại quận đã quan tâm tạo điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các trường MN, thường xuyên tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ BGH và GV các trường.

Mặt hạn chế

Về cơ sở, vật chất trang thiết bị: Đa số các trường MN công lập ở quận có mặt bằng chật hẹp, một số trường thiếu sân chơi, sân chơi nhỏ, ẩm thấp do vậy ảnh hưởng đến hoạt động thể chất, hoạt động vui chơi ngoài trời và những trò chơi vận động. Cơ sở vật chất trường, lớp chưa đủ đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ. Cơ sở vật chất chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tuy có cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu đổi mới cơng tác chăm sóc GDMN. GV sử dụng trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi vào các hoạt động GD chưa đạt hiệu quả cao.

Sĩ số trẻ trong lớp đông đặc biệt lớp MG 5 – 6 tuổi (có lớp tới gần 50 trẻ), số lượng GV trong các lớp ít (thường khoảng 2 cơ) khó đảm bảo an tồn và gây khó khăn cho GV khi tổ chức các hoạt động trong đó có hoạt động thể chất, chưa đáp ứng yêu cầu về diện tích tối thiểu cho mỗi trẻ, yêu cầu GD toàn diện và nâng cao chất lượng đào tạo.

Chế độ lương của GV còn thấp so với công sức lao động và thời gian làm việc tại trường.

Trình độ chun mơn của GV và BGH vẫn còn yếu, tổ chức các hoạt động GD trong trường MN chưa đạt yêu cầu so với nhu cầu đổi mới GD hiện nay (nhất là

việc tổ chức các hoạt động vận động, phát triển thể chất cho trẻ). BGH quản lý việc tổ chức các hoạt động GD cho trẻ của GV theo yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay còn áp đặt, chưa thay đổi kịp thời.

Nguyên nhân

Chế độ chính sách dành cho GVMN chưa được quan tâm đúng mức.

Do GV thiếu phải sử dụng bảo mẫu để thay thế nhưng năng lực, chuyên môn của bảo mẫu chưa đáp ứng được yêu cầu, một số chưa qua đào tạo nên chất lượng lao động không cao. Một số BGH nâng trình độ đạt đại học ở hệ chuyên tu, tại chức, cách thức quản lý và đánh giá không theo sự kịp thay đổi của chương trình.

Mức đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường MN chủ yếu từ ngân sách nhà nước nên giới hạn trong việc đầu tư đồng đều cho các trường trong quận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non quận tân phú, TP HCM​ (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)