quận Tân Phú, TP .HCM
2.5.3. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
Quy ước xử lý số liệu
Cấn thiết/ Khả thi ( CT/ KT) = 2.42 -> 3 điểm Phân vân ( PV) = 1.71 ->2.41 điểm
Không cần thiết/ Không khả thi = 1.0 -> 1.7 điểm
Thông qua trao đổi, trò chuyện với CBQL, GV và phiếu khảo sát , chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm ý kiến đánh giá của CBQL về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp trên. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.17
Bảng 2.17. Ý kiến của cán bộ quản lý về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh
STT Nội dung biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi
ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng
1
Biện pháp xây dựng bộ công cụ đánh giá phù hợp với đặc thù riêng của từng trường, từng lớp nhằm đánh giá sát với khả năng của trẻ.
2.61 4 2.74 2
2
Biện pháp xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin về sự phát triển của trẻ theo hàng tháng, hàng năm để thuận tiện cho GV sử dụng các thông tin đánh giá trẻ khi cần thiết.
2.64 3 2.63 3
3
Biện pháp khắc phục các khó khăn về số lượng trẻ đông, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu để đánh giá, giảm tải khối lượng cho GV nhằm góp phần thúc đầy GV thực hiện tốt công tác đánh giá trẻ
STT Nội dung biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi
ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng
4
Biện pháp tăng cường hiểu biết về bộ chuẩn, bộ công cụ đánh giá và nâng cao khả năng tự xây dựng, thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ cho GVMN.
2.80 1 2.78 1
5
Biện pháp đổi mới công tác quản lý của BGH về đánh giá GVMN lớp 5 – 6 thực hiện công tác đánh giá sự phát triển của trẻ.
2.57 5 2.59 4
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
2.67 2.65
Qua bảng 2.17, chúng tôi nhận thấy tất cả các biện pháp đề xuất đều rất cần thết và rất khả thi. Điểm trung bình chung của tính cần thiết = 2.67; Tính khả thi = 2.65. kết quả này cho thấy có sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
Tính cần thiết
CBQL đánh giá tất cả các biện pháp đều rất cần thiết; Trong đó biện pháp cần thiết nhất là: “Biện pháp tăng cường hiểu biết về bộ chuẩn, bộ công cụ đánh giá và nâng cao khả năng tự xây dựng, thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ cho GVMN” (TB= 2.80). Xếp thứ hai về tính cấn thiết là biện pháp: “Biện pháp khắc phục các khó khăn về số lượng trẻ đơng, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu để đánh giá, giảm tải khối lượng cho GV nhằm góp phần thúc đầy GV thực hiện tốt công tác đánh giá trẻ” (TB= 2.69). Biện pháp có tính cần thiết thấp nhất là: “Biện pháp đổi mới công tác quản lý của BGH về đánh giá GVMN lớp 5 – 6 thực hiện công tác đánh giá sự phát triển của trẻ.” (TB= 2.57). Khi trao đổi với CBQL chúng tôi được biết: CBQL cho rằng nhận thức của GV về bộ chuẩn, bộ công cụ, về đánh giá sự phát triển của trẻ là yếu tố quyết định đến hiệu quả tổ chức
đánh giá trẻ tại các lớp. GV là lực lượng trực tiếp tổ chức, trực tiếp thực hiện hoạt động đánh giá cho trẻ 5 – 6 tuổi và trực tiếp quyết định hiệu quả hoạt động này. Khi GV nhận thức đúng thì sẽ tổ chức tốt và hiệu quả sẽ cao hơn.Vì vậy, các biện pháp về nâng cao nhận thức cho GV là cần thiết nhất. Cịn biện pháp đổi mới cơng tác quản lý của BGH về đánh giá GVMN lớp 5 – 6 thực hiện công tác đánh giá sự phát triển của trẻ cũng rất cần thiết nhưng CBQL nhận thấy hiện nay GV được hỗ trợ từ các cấp quản lý rất nhiều, nên CBQL xếp tính cần thiết của biện pháp này thấp hơn các biện pháp: Biện pháp xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin về sự phát triển của trẻ theo hàng tháng, hàng năm để thuận tiện cho GV sử dụng các thông tin đánh giá trẻ khi cần thiết; Biện pháp xây dựng bộ công cụ đánh giá phù hợp với đặc thù riêng của từng trường, từng lớp nhằm đánh giá sát với khả năng của trẻ.
Tính khả thi
CBQL đánh giá tất cả các biện pháp đều rất khả thi. Kết quả giữa trung bình chung về tính khả thi ít có sự khác biệt với tính cần thiết. Biện pháp khả thi nhất là: “Biện pháp tăng cường hiểu biết về bộ chuẩn, bộ công cụ đánh giá và nâng cao khả năng tự xây dựng, thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ cho GVMN”
(TB= 2.78); Xếp hạng 2 là biện pháp: “Biện pháp xây dựng bộ công cụ đánh giá phù hợp với đặc thù riêng của từng trường, từng lớp nhằm đánh giá sát với khả năng của trẻ” (TB= 2.74). Biện pháp: “Biện pháp xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin về sự phát triển của trẻ theo hàng tháng, hàng năm để thuận tiện cho GV sử dụng các thông tin đánh giá trẻ khi cần thiết” (TB= 2.63) đứng thứ ba về tính khả thi; Tiếp theo là biện pháp: “Biện pháp đổi mới công tác quản lý của BGH về đánh giá GVMN lớp 5 – 6 thực hiện công tác đánh giá sự phát triển của trẻ” (TB= 2.59); Biện pháp có tính khả thi thấp nhất là: “Biện pháp khắc phục các khó khăn về số lượng trẻ đơng, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu để đánh giá, giảm tải khối lượng cho GV nhằm góp phần thúc đầy GV thực hiện tốt cơng tác đánh giá trẻ” (TB= 2.53). Khi tiến hành trao đổi, phỏng vấn CBQL chúng tôi được biết kết quả lựa chọn như trên là do CBQL nhận thấy:
+ Những biện pháp nào cần thiết hơn thì sẽ được tập trung chỉ đạo, giải quyết và những biện pháp nào quận có khả năng xử lý sẽ ưu tiên giải quyết trước. Vì vậy, những biện pháp như nâng cao nhận thức cho GV, nâng cao hiệu quả quản lý của CBQL dễ thực hiện hơn, tính khả thi cao hơn.
+ Biện pháp khắc phục các điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất thì cịn chờ cấp trên đầu tư kinh phí, quỹ đất, ....nên chưa thực hiện ngay được, phải mất thời gian những biện pháp này mới thực hiện được. Sĩ số trẻ đông, các trường thực hiện phổ cập nên cũng khó khăn khi giảm sĩ số. Tuyển dụng Giáo viên hiện nay rất khó khăn, các quận huyện đều thiếu GVMN , việc tăng cơ vào mỗi lớp cũng khó thực hiện.Vì vậy, biện pháp này được đánh giá tính khả thi thấp hơn các biện pháp khác nhưng cũng ở mức rất khả thi vì quận đã có kế hoạch dài hạn thực hiện biện pháp này.
Thơng qua phân tích số liệu ở bảng 2.17 chúng tơi rút ra một số nhận xét sau: CBQL đánh giá các biện pháp đề xuất rất cần thiết và khả thi. Trong đó, những biện pháp về nâng cao nhận thức, năng lực, chuyên môn cho GV lớp MG lớn về đánh giá trẻ, bộ chuẩn PTTENT, xây dựng và sử dụng bộ công cụ trong đánh giá sự phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi có tính cần thiết và khả thi cao nhất. Biện pháp đổi mới công tác quản lý của BGH về đánh giá GVMN lớp 5 – 6 thực hiện công tác đánh giá sự phát triển của trẻ có tính cần thiết thấp nhất. Biện pháp Biện pháp khắc phục các khó khăn về số lượng trẻ đông, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu để đánh giá, giảm tải khối lượng cho GV nhằm góp phần thúc đầy GV thực hiện tốt công tác đánh giá trẻ được đánh giá tính khả thi thấp nhất trong 5 biện pháp đề xuất.
Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của GV lớp MG 5 – 6 tuổi các trường mầm non công lập quận Tân Phú về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.18.
Bảng 2.18. Ý kiến của giáo viên về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
STT Nội dung biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi
ĐTB Xếp hạng ĐTB Xếp hạng
1
Biện pháp xây dựng bộ công cụ đánh giá phù hợp với đặc thù riêng của từng trường, từng lớp nhằm đánh giá sát với khả năng của trẻ.
2.43 5 2.26 5
2
Biện pháp xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin về sự phát triển của trẻ theo hàng tháng, hàng năm để thuận tiện cho GV sử dụng các thông tin đánh giá trẻ khi cần thiết.
2.46 4 2.43 3
3
Biện pháp khắc phục các khó khăn về số lượng trẻ đông, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu để đánh giá, giảm tải khối lượng cho GV nhằm góp phần thúc đầy GV thực hiện tốt công tác đánh giá trẻ
2.80 1 2.41 4
4
Biện pháp tăng cường hiểu biết về bộ chuẩn, bộ công cụ đánh giá và nâng cao khả năng tự xây dựng, thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ cho GVMN.
2.76 2 2.60 1
5
Biện pháp đổi mới công tác quản lý của BGH về đánh giá GVMN lớp 5 – 6 thực hiện công tác đánh giá sự phát triển của trẻ.
2.62 3 2.59 2
Qua bảng 2. chúng tôi nhận thấy: GV đánh giá các biện pháp đề xuất rất cần thiết và rất khả thi. Mức cần thiết trung bình chung = 2.61; Mức khả thi trung bình chung = 2,45. Cụ thể như sau:
Tính cần thiết
GV đánh giá các biện pháp đề xuất là rất cần thiết. Trong đó cần thiết nhất là biện pháp: “Biện pháp khắc phục các khó khăn về số lượng trẻ đông, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu để đánh giá, giảm tải khối lượng cho GV nhằm góp phần thúc đầy GV thực hiện tốt công tác đánh giá trẻ” (TB= 2.80); Biện pháp cần thiết thứ hai là: “Biện pháp tăng cường hiểu biết về bộ chuẩn, bộ công cụ đánh giá và nâng cao khả năng tự xây dựng, thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ cho GVMN” (TB= 2.76); Xếp thứ ba về mức cần thiết là biện pháp: “Biện pháp đổi mới công tác quản lý của BGH về đánh giá GVMN lớp 5 – 6 thực hiện công tác đánh giá sự phát triển của trẻ” (TB= 2.62). Biện pháp: “Biện pháp xây dựng bộ công cụ đánh giá phù hợp với đặc thù riêng của từng trường, từng lớp nhằm đánh giá sát với khả năng của trẻ” (TB= 2.43) đạt mức rất cần thiết và xếp hạng thấp nhất trong các biện pháp. Chúng tôi đã tiến hành trao đổi, trò chuyện cùng GV lớp MG 5 – 6 tuổi các trường công lập quận Tân Phú được biết: GV cho rằng những khó khăn như lớp đông, GV kiêm nhiệm nhiều công tác, cơ sở vật chất thiếu thốn là ngun nhân chính dẫn đến GV khơng có thời gian để tổ chức và thực hiện các kế hoạch đề ra. Hàng ngày, chăm sóc – giáo dục gần 40 cháu/ lớp với 2 cô đã rất vất vả. Những khi có chuyên đề giáo dục hoặc lễ hội 1 cô trong lớp lại bị rút đi làm các hoạt động cho trường nên các cô không thể làm tốt các nhiệm vụ. Bên cạnh đó, GV đánh giá nhận thức, năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và những hiểu biết của GV về đánh giá trẻ, bộ chuẩn, bộ công cụ đánh giá trẻ cũng trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả tổ chức hoạt động đánh giá trẻ nên lựa chọn biện pháp nâng cao nhận thức của GV về đánh giá là cần thiết thứ hai. Biện pháp về đổi mới công tác quản lý của BGH về đánh giá GVMN lớp 5 – 6 thực hiện công tác đánh giá sự phát triển của trẻ hạng ba vì GV cho rằng CBQL thay đổi cách quản lý GV từ xét duyệt kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá thì GV sẽ thay đổi cách
làm. CBQL không dùng những kết quả đánh giá của GV về sự phát triển của trẻ để tính điểm thi đua thì GV sẽ khơng bị áp lực rằng trẻ lớp mình phải đạt các chỉ tiêu với tỉ lệ cao và việc đánh giá trẻ sẽ chính xác, hiệu quả hơn. Những biện pháp theo chức năng quản lý GV đánh giá mức cần thiết thấp hơn như: Biện pháp xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin về sự phát triển của trẻ theo hàng tháng, hàng năm để thuận tiện cho GV sử dụng các thông tin đánh giá trẻ khi cần thiết (TB= 2.43); Biện pháp xây dựng bộ công cụ đánh giá phù hợp với đặc thù riêng của từng trường, từng lớp nhằm đánh giá sát với khả năng của trẻ (TB= 2.41). Trong đó, biện pháp GV đánh giá ít cần thiết nhất: Biện pháp xây dựng bộ công cụ đánh giá phù hợp với đặc thù riêng của từng trường, từng lớp nhằm đánh giá sát với khả năng của trẻ vì GV cho rằng hiện nay BGH đưa bộ công cụ với cách đánh giá trẻ xuống cho lớp, GV thực hiện dễ và đã hiệu quả rồi nên biện pháp này không cần thiết như các biện pháp trước.
Tính khả thi
GV đánh giá đa số các biện pháp đạt mức rất khả thi. Trong đó, biện pháp có mức khả thi cao nhất là: “Biện pháp tăng cường hiểu biết về bộ chuẩn, bộ công cụ đánh giá và nâng cao khả năng tự xây dựng, thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ cho GVMN” (TB= 2.60); Xếp thứ hai là biện pháp: “Biện pháp đổi mới công tác quản lý của BGH về đánh giá GVMN lớp 5 – 6 thực hiện công tác đánh giá sự phát triển của trẻ” (TB= 2.59); Xếp hạng ba là biện pháp: “Biện pháp xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin về sự phát triển của trẻ theo hàng tháng, hàng năm để thuận tiện cho GV sử dụng các thông tin đánh giá trẻ khi cần thiết” (TB= 2.43); Xếp thứ tư là biện pháp: “Biện pháp khắc phục các khó khăn về số lượng trẻ đơng, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu để đánh giá, giảm tải khối lượng cho GV nhằm góp phần thúc đầy GV thực hiện tốt công tác đánh giá trẻ” (TB= 2.41). Biện pháp mức khả thi thấp nhất là: “Biện pháp xây dựng bộ công cụ đánh giá phù hợp với đặc thù riêng của từng trường, từng lớp nhằm đánh giá sát với khả năng của trẻ” (TB= 2.26). Khi trao đổi với GV chúng tôi được biết kết quả này là do:GV nhận thức được tầm quan trọng của việc tự nâng cao nhận thức, năng lực
chun mơn, nghiệp vụ cho chính mình. GV mong muốn được tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về đánh giá sự phát triển của trẻ nên nếu CBQL áp dụng biện pháp này GV rất nhiệt tình tham gia. Vì vậy, GV lựa chọn biện pháp này có mức khả thi cao nhất. Biện pháp về khắc phục các khó khăn về số lượng trẻ đơng, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu để đánh giá, giảm tải khối lượng cho GV nhằm góp phần thúc đầy GV thực hiện tốt công tác đánh giá trẻ cũng được GV đánh giá mức khả thi thấp hơn vì GV biết các trường cơng lập khơng tự chủ tài chính nên việc đầu tư, trang bị sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất phái chờ thời gian lâu dài và sĩ số trẻ đơng cũng khó để giảm tải cơng việc cho GV.
Qua hai bảng khảo sát 2.17 và 2.18 chúng tơi nhận thấy có ít sự khác biệt trong đánh giá của CBQL và GV về mức cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. CBQL đánh giá các biện pháp có mức cần thiết và khả thi cao hơn GV. Có sự khác biệt này là do kiến thức về nghiệp vụ quản lý của CBQL và GV có sự khác nhau. Nhưng tóm lại, CBQL và GV cùng đánh giá các biện pháp đề xuất đều rất cần thiết và rất khả thi.
Tiểu kết chương 2