1.3. Những vấn đề chung về đánh giásự phát triển thể chất của trẻ mầm non 16
1.3.4. Phương pháp đánh giá trẻ
1.3.4.1. Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp theo dõi một cách có hệ thống, có tổ chức và lý giải những điều đang xảy ra ở trẻ (Nguyễn Thị Kim Anh, 2015).
Hay quan sát là sự tri giác trực tiếp, ghi lại một cách có hệ thống, có tổ chức các biểu hiện tâm lí, các hành vi, khả năng, năng lực của trẻ… thông qua các biểu hiện của trẻ trong các hoàn cảnh tự nhiên khác nhau (Bùi Thị Việt, 2016).
Mục tiêu của quan sát trẻ em trong đánh giá giáo dục mầm non là xác định sự phát triển về thể chất, tình cảm, xã hội và trí tuệ hiện tại của trẻ và sự tiến bộ của trẻ trong giai đoạn kế tiếp; thu thập thông tin đưa vào hồ sơ của trẻ và sử dụng để định hướng sự phát triển của trẻ. Sử dụng kết quả quan sát để thông báo cho phụ huynh hoặc chuyên gia về sức khỏe, sự phát triển ngơn ngữ, tâm lí của trẻ để sắp xếp môi trường học tập tạo ảnh hưởng tốt đến hành vi của trẻ.
Quan sát trẻ giúp nhận ra những hành vi điển hình của trẻ ở các lứa tuổi khác nhau. Quan sát giúp xác định sự phát triển của từng cá nhân trẻ, lĩnh vực mạnh yếu cần củng cố và phát triển ở trẻ.
Quan sát trẻ cũng có thể giúp ta tìm hiểu về cách làm việc với trẻ em thông qua việc giáo viên và những người chăm sóc tương tác với trẻ em, có thể thấy những nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục cần thiết và có hiệu quả nhất.
Quan sát còn giúp giáo viên điều chỉnh HĐ, phương pháp tác động lên trẻ. Qua quan sát giáo viên có thể đánh giá hiệu quả những nổ lực của bản thân trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Quan sát là một công cụ quan trọng trong sự theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng.
Giáo viên cần quan sát toàn diện trẻ theo các lĩnh vực sau:
- Thể chất: các biểu hiện bên ngồi, tình trạng sức khỏe, các kĩ năng vận động tinh và vận động thô của trẻ (Nguyễn Thị Kim anh, 2014). Kết quả quan sát sự phát triển thể chất được sử dụng để trả lời cho các câu hỏi sau: Trẻ đã lĩnh hội được những kĩ năng vận động nào? Những loại kĩ năng vận động tinh và vận động thô nào trẻ nhỏ thường sử dụng khi chơi trên sân? Cách trẻ thực hiện vận động đi, chạy, leo trèo, ném, bắt bóng… như thế nào? Quan sát và ghi chép sự khác biệt khi trẻ hoạt động cùng với các trẻ lớn tuổi hay nhỏ tuổi hơn? Trẻ chơi với thiết bị đồ dùng, dụng cụ luyện tập như thế nào? Những loại vận động tinh nào trẻ thường sử dụng ở các góc hoạt động trong lớp?; Sự khác nhau trong sự phát triển kĩ năng vận động tinh và sự khéo tay của trẻ, của một nhóm nhỏ trẻ đang tham gia vào hoạt động tạo hình. Các biểu hiện bên ngồi, tình trạng sức khỏe của trẻ như thế nào… (Bùi Thị Việt, 2016).
Phương pháp quan sát được sử dụng trong nhiều lĩnh vực phát triển của trẻ chứ không chỉ lĩnh vực phát triển thể chất. Trong các lĩnh vực: Nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm – quan hệ xã hội, thẩm mĩ phương pháp này cũng được sử dụng nhiều để đánh giá trẻ. Cụ thể:
- Nhận thức: biểu hiện qua câu hỏi, câu trả lời và các phản ứng thể hiện khả năng tìm hiểu nguyên nhân, giải quyết vấn đề và trí nhớ của trẻ. Quan sát trẻ thực hiện các hoạt động, các yêu cầu sẽ giúp đánh giá khả năng hiểu – nhận thức của trẻ về vấn đề đạt mức độ nào.
- Ngôn ngữ: khả năng bắt đầu cuộc nói chuyện, các kĩ năng biểu đạt và tiếp thu ngôn ngữ. Người đánh giá quan sát trẻ giao tiếp với xung quanh sẽ giúp cho việc đánh giá khả năng ngơn ngữ, khả năng phát triển trí tuệ và cách thể hiện những hiểu biết ra bên ngồi bằng ngơn ngữ của trẻ.
- Sự sáng tạo: các biểu hiện sáng tạo của trẻ trong các HĐ tạo hình, âm nhạc, các trị chơi sáng tạo như trị chơi giả bộ, xây dựng, đóng kịch và kĩ năng trình bày.
- Tình cảm – xã hội: biểu hiện của nét mặt, cử chỉ, các phản ứng và các hành vi nói chung. Các mối tương tác, các hoàn cảnh chơi, sự hợp tác, chia sẻ và sự nhường nhịn.
Theo chúng tôi, phương pháp quan sát được sử dụng nhiều, có ý nghĩa trong việc đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ. Bởi vì có những chỉ số chỉ cần sử dụng phương pháp quan sát đã cho kể quả chính xác. Riêng với lĩnh vực phát triển thể chất chúng tôi gợi ý lựa chọn phương pháp này như là phương pháp chính để đánh giá một số các chỉ số sau:
Chuẩn 1. Trẻ có thể kiểm sốt và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn
Chỉ số 1. Bật xa tối thiểu 50cm;
Chỉ số 2. Nhảy xuống từ độ cao 40 cm;
Chỉ số 3. Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m; Chỉ số 4. Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất.
Chuẩn 2. Trẻ có thể kiểm sốt và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ
Chỉ số 5. Tự mặc, cởi được áo quần;
Chuẩn 3. Trẻ có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động
Chỉ số 9. Nhảy lị cị được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu; Chỉ số 10. Đập và bắt được bóng bằng 2 tay;
Chỉ số 11. Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).
Chuẩn 4. Trẻ thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể
Chỉ số 14. Tham gia hoạt động học tập liên tục và khơng có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.
Chuẩn 5. Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng
Chỉ số 17. Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp; Chỉ số 18. Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng;
1.3.4.2. Phương pháp trò chuyện
Phương pháp trò chuyện: Là phương pháp sử dụng một hệ thống câu hỏi có mục đích nhằm thu thập các thơng tin và tìm hiểu lý do, nguyên nhân của các sự kiện xảy ra ở trẻ (Nguyễn Thị Kim Anh, 2015).
Trò chuyện là cách tiếp cận trực tiếp với trẻ thơng qua giao tiếp bằng lời nói. Trong trị chuyện giáo viên có thể đưa ra câu hỏi, gợi mở kéo dài cuộc trị chuyện, để có thể thu thập các thơng tin theo mục đích đã định giúp cho việc đánh giá trẻ chính xác hơn.
Khi trò chuyện với trẻ giáo viên cần xác định mục đích, nội dung phù hợp. Chuẩn bị phương tiện đồ dùng, đồ chơi,.... cần thiết để tạo ra sự gần gũi quen thuộc. Gợi ý để trẻ dùng động tác, cử chỉ biểu đạt, nếu trẻ chưa nói bằng lời. Dùng lời nói ngắn gọn, đơn giản; ân cần trị chuyện với trẻ, động viên khuyến khích trẻ hướng vào trò chuyện. Khi đưa ra câu hỏi cần cho trẻ thời gian suy nghĩ trả lời, có thể gợi ý. Trò chuyện khi trẻ thoải mái, vui vẻ, tự nguyện...
Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá sự phát triển ngơn ngữ, tình cảm - xã hội và cảm xúc thẩm mỹ ở trẻ.
Phương pháp trị chuyện theo chúng tơi là phương pháp để đánh giá phổ biến, dễ xử dụng thứ hai sau phương pháp quan sát. Đối với trẻ em, trò chuyện với trẻ sẽ cho các nhà giáo dục những thơng tin chính xác, đầy đủ và trọn vẹn khi áp dụng cùng các phương pháp khác. Với lĩnh vực phát triển thể chất trong bộ chuẩn chúng tơi gợi ý lựa chọn phương pháp trị chuyện khi đánh giá các chỉ số sau:
Chuẩn 5. Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng
Chỉ số 19. Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày; Chỉ số 20. Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.
Chuẩn 6. Trẻ có hiểu biết và thực hành an tồn cá nhân
Chỉ số 21. Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm; Chỉ số 22. Biết và khơng làm một số việc có thể gây nguy hiểm; Chỉ số 23. Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm;
Chỉ số 24. Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép;
e) Chỉ số 26. Biết hút thuốc lá là có hại và khơng lại gần người đang hút thuốc.
1.3.4.3. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ
trẻ dược thu thập từ các hoạt động hằng ngày, đặc biệt là trong HĐ tạo hình, HĐ vui chơi của trẻ như tranh vẽ, tranh xé dán, tơ màu, nặn, thủ cơng, cơng trình xây dựng, câu chuyện của trẻ, lời bài hát… trong đó có hoạt động giáo dục thể chất, phát triển vận động (quay video để phân tích…). Căn cứ vào các sản phẩm này, giáo viên có thể phân tích mức độ hình thành các kĩ năng, năng khiếu, triệu chứng bệnh tật hay lệch lạc nào đó trong sự phát triển của trẻ. Mỗi loại sản phẩm có một giá trị riêng để đánh giá sự phát triển của trẻ. Sản phẩm HĐ chỉ cung cấp những thông tin đủ tin cậy trong trường hợp việc đánh giá các sản phẩm được kết hợp chặt chẽ với việc quan sát quá trình trẻ tạo ra sản phẩm đó (Bùi Thị Việt, 2016)
Thông qua đánh giá sản phẩm HĐ của trẻ, giáo viên biết được mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, thái độ của trẻ, khả năng ghi nhớ, tư duy, tình cảm, ngơn ngữ… cũng như quá trình HĐ của trẻ. Từ đó, giáo viên xem xét lại kết quả HĐ sư phạm của mình để bổ sung cho các HĐ giáo dục tiếp theo. Có thể kết hợp quan sát quá trình tạo ra sản phẩn HĐ để có đầy đủ thơng tin đánh giá.
Theo chúng tôi, phương pháp này sử dụng có hiệu quả để đánh giá sự phát triển của trẻ đặc biệt là các nội dung thuộc lĩnh vực tình cảm – quan hệ xã hội, thẩm mĩ. Thông qua sản phẩm của trẻ giúp các nhà giáo dục đánh giá được các kỹ năng bé có, khả năng thẩm mĩ phối kết hợp các chi tiết, đối tượng, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm của mình. Đơng thời sản phẩm với màu sắc, hình ảnh cũng thể hiện được tình cảm của trẻ với đối tượng trẻ phản ánh, miêu tả hoặc tạo ra. Tuy nhiên, phương pháp này không phổ biến như phương pháp quan sát và trò chuyện. Với lĩnh vực phát triển thể chất của trẻ 5 – 6 tuổi chúng tôi gợi ý phương pháp này sẽ sử dụng kết hợp cùng phương pháp quan sát để đánh giá 3 chỉ số 6, 7, 8 trong chuẩn 2:
Chuẩn 2. Trẻ có thể kiểm sốt và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ
Chỉ số 6. Tơ màu kín, khơng chờm ra ngồi đường viền các hình vẽ; Chỉ số 7. Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản; Chỉ số 8. Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, khơng bị nhăn.
1.3.4.4. Phương pháp thiết kế bài tập đánh giá
trẻ phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục để đánh giá trẻ nhằm tìm hiểu thơng tin cần thiết về kiến thức, thái độ kĩ năng của trẻ trong các lĩnh vực khác nhau: thể chất, trí tuệ, ngơn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội…
Những bài tập do giáo viên tư thiết kế có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau. Trước khi dạy một vấn đề mới, giáo viên có thể thiết kế bài tập để kiểm tra khả năng của trẻ, mức độ hiểu biết, mức độ thực hiện các HĐ, các bài tập vận động…, xác định điểm mạnh, điểm yếu của từng trẻ, nhóm trẻ. Từ đó, giáo viên có thể xếp trẻ vào những nhóm giáo dục thích hợp tương đương trình độ, khả năng, hoặc quyết định những kiến thức cần dạy, cần bổ sung hay những kĩ năng cần rèn luyện cho trẻ trong thời gian tới…đồng thời giáo viên có thể chủ động lựa chọn, xác định các phương pháp, biện pháp giáo dục thích hợp cho mỗi trẻ/nhóm trẻ nhằm mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, sau khi học xong một nội dung, một chủ đề, giáo viên có thể thiết kế các bài tập đánh giá để nắm rõ thông tin kiến thức, kĩ năng mà trẻ đã biết đã nắm vững, thuần thục, kĩ năng, kiến thức hoặc vấn đề nào cần được bổ sung và hướng dẫn thêm để có biện pháp thiết kế nội dung phù hợp thực tế và bổ sung vào mục tiêu giáo dục tiếp theo.
Thiết kế bài tập cần được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình giáo dục để xác định mức độ tiến bộ và lập kế hoạch giáo dục tiếp theo sao cho phù hợp với mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của trẻ. Bài tập đánh giá thường đơn giản, có khi là những trò chơi, câu đố… giáo viên dự vào mục tiêu, nội dung chương trình, Bộ chuẩn PTTENT để thiết kế bài tập (Bùi Thị Việt, 2016).
Việc thiết kế bài tập mang tính linh hoạt giáo viên có thể sử dụng các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi sẵn có để xây dựng các bài tập đánh giá trẻ. Giáo viên có thể căn cứ vào điều kiện dạy và khả năng thực tế của trẻ để xác định bài tập cũng như mức độ, lượng kiến thức, kĩ năng…phù hợp để đánh giá. Không phải tất cả mọi vấn đề của từng trẻ, từng nhóm trẻ đều có sẵn các phương pháp và bài tập để đánh giá, khơng phải giáo viên nào cũng có thể thiết kế các bài tập đánh giá trẻ phù hợp và
chuẩn xác. Vì thế, việc tập huấn trang bị kiến thức kiểm ta đánh giá trẻ cho giáo viên là điều cần thiết (Tạ Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Thư, 2007).
Có thể thiết kế các loại bài tập để đánh giá trẻ như sau:
- Bài tập thực hiện bằng lời: Giao nhiệm vụ bằng lời cho trẻ, trẻ thực hiện bằng lời.
- Bài tập thực hiện bằng thao tác: Phân loại đồ vật, xếp thứ tự, sắp xếp trình tự thời gian của sự việc, hiện tượng; phân biệt, phân loại, giải thích cho sự lựa chọn đó bằng cách sử dụng tranh lô tô, tranh ảnh, đồ chơi…
- Các bài tập trắc nghiệm chưa chuẩn hóa (Bùi Thị Việt, 2016).
Chúng tơi cho rằng với trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng. Đặc biệt là với trẻ 5 – 6 tuổi, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Phương pháp thiết kế bài tập và tổ chức theo hình thức trị chơi là một trong các phương pháp có hiệu quả cao để đánh giá trẻ. Thơng qua các bài tập, trị chơi nhà giáo dục sẽ đánh giá được kiến thức, kỹ năng, thái độ của trẻ. Phương pháp này sử dụng hiệu quả nhất ở lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ. Với lĩnh vực phát triển thể chất cũng có thể sử dụng phương pháp này để đánh giá cho những chỉ số:
Chuẩn 4. Trẻ thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể
Chỉ số 12. Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây; Chỉ số 13. Chạy liên tục 150m khơng hạn chế thời gian;
Chuẩn 5. Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng
Chỉ số 15. Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;
Chỉ số 16. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày;
Chuẩn 6. Trẻ có hiểu biết và thực hành an tồn cá nhân
Chỉ số 25. Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm;
1.3.4.5. Phương pháp sử dụng bảng kiểm kê
Bảng kiểm kê bao gồm bảng liệt kê và thang đo
- Bảng liệt kê là tập hợp các chỉ số về những vấn đề chính của chương trình hay các nhân tố chính của sự phát triển của trẻ được sắp xếp theo hệ thống và đảm
bảo mối quan hệ giữa chúng với nhau. Các chỉ số trong bảng liệt kê được trình bày rõ rang, phù hợp với chương trình và độ tuổi của trẻ nên nó được dùng để đánh giá trẻ và giúp giáo viên định hướng vào những vấn đề chính trong việc chăm sóc –