Sử dụng bộ chuẩn trong đánh giásự phát triển thể chất trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non quận tân phú, TP HCM​ (Trang 39)

tuổi

1.4.1. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi Việt Nam

1.4.1.1. Khái niệm “Chuẩn, chuẩn phát triển trẻ em”

Khái niệm chuẩn: “Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010).

Trong giáo dục, chuẩn là thuật ngữ dùng để chỉ khối lượng hay mức độ kiến thức được tích lũy và các kĩ năng có được của người học, thể hiện những gì người học cần biết và có thể làm được, làm căn cứ cho chất lượng giáo dục. Chuẩn được sử dụng làm cơ sở so sánh để đánh giá về năng lực của một người nào đó hay số lượng, chất lượng, giá trị, mức độ của một số vấn đề, lĩnh vực hoạt động nào đó (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010).

Khái niệm chuẩn phát triển trẻ em: “Là những mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010)

Theo từ điển Việt Nam trên soha.net thì sử dụng là động từ, có nghĩa là: lấy làm phương tiện để phục vụ nhu cầu, mục đích nào đó (Soha.net, 2018).

Như vậy, có thể hiểu sử dụng bộ chuẩn đánh giá sự phát triển thể chất trẻ em là: Lấy, dùng bộ chuẩn PTTENT Việt Nam làm phương tiện để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ 5 – 6 tuổi.

1.4.1.2. Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Thứ nhất, hỗ trợ thực hiện Chương trình giáo dục mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em 5 tuổi vào lớp Một. Trong đó, Bộ chuẩn PTTENT là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo 5 tuổi; là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

Thứ hai, Bộ chuẩn PTTENT là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyển, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ

em 5 tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Trên cơ sở dó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (Nguyễn Thị Kim Anh, 2015).

1.4.1.3. Vai trò, ý nghĩa của Bộ chuẩn PTENT

- Bộ chuẩn PTENT giúp xác định những điều mong đợi, những gì trẻ 5 tuổi cần biết và có thể làm được để đáp ứng nhu cầu của sự tăng trưởng và phát triển của cá nhân trẻ.

- Bộ chuẩn PTTENT làm căn cứ quan trọng để xác định mục tiêu, kế hoạch và phát triển chương trình giáo dục phù hợp với nhu cầu, đặc điểm phát triển của trẻ 5 tuổi. Bộ chuẩn PTTENT làm cơ sở cung cấp các thông tin phản hồi về sự phát triển cá nhân mỗi trẻ, giúp giáo viên và phụ huynh lựa chọn nội dung giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và xây dựng chương trình chi tiết, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ 5 tuổi.

1.4.1.4. Những lưu ý khi sử dụng Bộ chuẩn PTTENT

Khi sử dụng Bộ chuẩn PTTNT phải tránh khơng để một trẻ nào cảm thấy mình bị thất bại, yếu kém hơn trẻ khác. Tất cả trẻ em đều có tiềm năng và khả năng phát triển. Mỗi trẻ là một con người độc lập, phát triển theo các quy luật đặc trưng cho độ tuổi, có tốc độ và trình độ phát triển riêng mang tính cá nhân. Trẻ sẽ bộc lộ đa dạng khả năng và kĩ năng ở các lĩnh vực phát triển. Trẻ phát triển và học bằng trải nghiệm, khám phá tích cực mơi trường xung quanh qua các HĐ do trẻ tự khởi xướng dưới sự hướng dẫn của người lớn.

Bộ chuẩn PTTENT đa lĩnh vực có tính độc lập tương đối đồng thời tác động qua lại lẫn nhau. Bộ chuẩn cần được sử dụng đúng đắn, hợp lí theo các mục đích sử dụng đề ra. Bộ chuẩn được xây dựng với mục đích chủ yếu là để các nhà giáo dục trẻ và gia đình sử dụng.

Sự tham gia của gia đình là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện Bộ chuẩn PTTENT. Những thành viên trong gia đình là những người tiếp xúc với trẻ thường xuyên, dạy dỗ, chăm sóc và có những quyết định đầu tiên trong cuộc sống của trẻ.

Bộ chuẩn PTTENT được sử dụng nhằm thúc đẩy và tăng cường sự phát triển toàn diện của trẻ, thiết kế các HĐ giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non và phương thức giáo dục gia đình nhằm tạo cơ hội cho trẻ phát triển tối đa các tiềm năng của mình. Kiến thức về sự phát triển của trẻ cùng với các mong đợi đối với trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức các HĐ giáo dục giúp trẻ đạt chuẩn. Không nên sử dụng bộ chuẩn như một công cụ chỉ dùng để đánh giá xếp loại, xếp hạng trẻ, giáo viên mầm non hay các cơ sở giáo dục mầm non.

Bộ chuẩn PTTENT cần được đánh giá và cập nhật ít nhất 5 năm một lần để đảm bảo luôn phù hợp với sự phát triển của trẻ, mong đợi của quốc gia đối với trẻ và sự hay đổi của xã hội.

Để Bộ chuẩn PTTENT được thực hiện và sử dụng một cách tối ưu, đòi hỏi sự hỗ trợ đầy đủ về nguồn lực và kĩ thuật cho các lực lượng sử dụng chuẩn phát triển trẻ em.

1.4.1.5. Nội dung đánh giá sự phát triển thể chất trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi Việt Nam

Bộ chuẩn PTTENT gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn và 120 chỉ số. Lĩnh vực bao gồm những chuẩn cùng phạm vi phát triển của trẻ. Mỗi lĩnh vực bao gồm nhiều chuẩn phát triển. Các lĩnh vức trong Bộ chuẩn PTTENT được phân bố không đồng đều. Chúng tùy thuộc vào sự phát triển và vai trò trung tâm của từng lĩnh vực trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ.

Chuẩn phát triển trẻ em là những mong đợi về những điều trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục. Mỗi chuẩn bao gồm nhiều chỉ số. Chỉ số là những hành vi hay kĩ năng có thể mong muốn trẻ đạt tới trong chuẩn. Mỗi chỉ số được đánh giá thông qua các minh chứng. Với cấu trúc Bộ chuẩn PTTENT của Việt Nam giúp dễ dàng xác định mục đích đo, nội dung đo và miền đo.

Nội dung của Bộ chuẩn PTTENT của Việt Nam bao gồm bốn lĩnh vực phát triển: Thể chất; Tình cảm và quan hệ xã hội; Ngơn ngữ và giao tiếp; Nhận thức. Bốn lĩnh vực này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển ở lĩnh vực này ảnh hưởng và phụ thuộc vào sự phát triển ở những lĩnh vực khác và có tầm quan trọng

như nhau. Lĩnh vực phát triển thể chất có 6 chuẩn, 26 chỉ số (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2010).

Cụ thể:

Chuẩn 1. Trẻ có thể kiểm sốt và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn

a) Chỉ số 1. Bật xa tối thiểu 50cm;

b) Chỉ số 2. Nhảy xuống từ độ cao 40 cm;

c) Chỉ số 3. Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m; d) Chỉ số 4. Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất. Chuẩn 2. Trẻ có thể kiểm sốt và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ

a) Chỉ số 5. Tự mặc, cởi được áo quần;

b) Chỉ số 6. Tơ màu kín, khơng chờm ra ngồi đường viền các hình vẽ; c) Chỉ số 7. Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản; d) Chỉ số 8. Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, khơng bị nhăn.

Chuẩn 3. Trẻ có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động

a) Chỉ số 9. Nhảy lị cị được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu; b) Chỉ số 10. Đập và bắt được bóng bằng 2 tay;

c) Chỉ số 11. Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m).

Chuẩn 4. Trẻ thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể

a) Chỉ số 12. Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây; b) Chỉ số 13. Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian;

c) Chỉ số 14. Tham gia hoạt động học tập liên tục và khơng có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.

Chuẩn 5. Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng

a) Chỉ số 15. Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;

b) Chỉ số 16. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày; c) Chỉ số 17. Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp; d) Chỉ số 18. Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng;

e) Chỉ số 20. Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.

Chuẩn 6. Trẻ có hiểu biết và thực hành an tồn cá nhân

a) Chỉ số 21. Nhận ra và khơng chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm; b) Chỉ số 22. Biết và khơng làm một số việc có thể gây nguy hiểm; c) Chỉ số 23. Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm;

d) Chỉ số 24. Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép;

đ) Chỉ số 25. Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm;

e) Chỉ số 26. Biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc. Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội có 7 chuẩn, 34 chỉ số. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có 6 chuẩn, 31 chỉ số. Lĩnh vực phát triển nhận thức có 9 chuẩn, 29 chỉ số.

1.4.2. Bộ công cụ đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ năm tuổi

1.4.2.1. Khái niệm “công cụ”

Tác giả Như Ý có trình bày trong quyển Từ điển Tiếng Việt thông dụng, “công cụ là phương tiện để tiến hành việc gì, đạt mục đích gì” (Như Ý, Nguyễn Văn Khang và Phan Xuân Thành, 2009).

Bộ công cụ gồm nhiều công cụ. Công cụ là cái để tiến hành một việc nào đó, để đạt đến một mục đích nào đó. Bộ cơng cụ theo dõi sự phát triển của trẻ được xây dựng theo nhiều mục đích sử dụng khác nhau, với những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Có hai hình thức thể hiện công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ: chuẩn hóa và phi chuẩn hóa. Cơng cụ chuẩn hóa là những cơng cụ do các chuyên gia đánh giá giáo dục mầm non soạn thảo, thử nghiệm và hoàn thiện. Chúng đảm bảo độ tin cậy trong những điều kiện nhất định. Cơng cụ phi chuẩn hóa là những cơng cụ do giáo viên/nhà quản lí giáo dục tự soạn dành cho trẻ trong lớp học. Nó khơng địi hỏi hình thức và cấu trúc chặt chẽ như các cơng cụ chuẩn hóa (Nguyễn Thị Kim Anh, 2014).

Bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ năm tuổi theo Bộ chuẩn PTTNT có hình thức phi chuẩn hóa. Do bộ cơng cụ theo dõi sự phát triển của trẻ năm tuổi được

xây dựng bởi giáo viên mầm non, cán bộ quản lí giáo dục mầm non các cấp như cán bộ phịng giáo dục, hiệu trưởng, hiệu phó chun mơn, tổ trưởng chun mơn các trường mầm non. Bộ công cụ này được sử dụng với trẻ trong lớp học, trực tiếp tại cơ sở giáo dục mầm non. Chúng được sử dụng hằng ngày hoặc định kì theo năm học, tháng, tuần và được hoàn thiện dần trong quá trình sử dụng. có nhiều dạng cơng cụ theo dõi sự phát triển của trẻ tương ứng với các chỉ số như: phiếu quan sát, bài tập, trò chuyện, phân tích sản phẩm, bảng liệt kê các chỉ số theo dõi của cá nhân và nhóm, lớp. Ngồi ra, các dạng của cơng cụ đều nêu rõ các chỉ số, minh chứng, phương pháp, phương tiện, thời gian, hướng dẫn thực hiện, nhận xét, đánh giá và ghi kết quả (Kỷ yếu hội thảo Nxb ĐHSP Tp. HCM, 2013).

1.4.2.2. Cấu trúc của bộ công cụ

Bộ công cụ gồm: Các chỉ số; Minh chứng của chỉ số trong đó có minh chứng được đánh giá là “đạt” và minh chứng đánh giá “Chưa đạt”; Phương pháp đánh giá bao gồm phương pháp bài tập, phương pháp quan sát, phương pháp trị chuyện và phương pháp phân tích sản phẩm; Phương tiện thực hiện (Phan Lan Anh và Trần Thu Hịa, 2013).

1.4.2.3. Xây dựng Bộ cơng cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ 5 tuổi

a) Mục đích sử dụng:

- Đối với CBQL giáo dục mầm non: Bộ công cụ được sử dụng để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển của trẻ, làm căn cứ định hướng, xây dựng, điều chỉnh kế hoạch chung của trường lớp liên quan đến lĩnh vực phát triển thể chất của trẻ; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

- Đối với giáo viên mầm non: Bộ công cụ được sử dụng để ghi chép lại và theo dõi sự phát triển thể chất ở từng trẻ/nhóm trẻ và tổng hợp chúng thành một hồ sơ của lớp học. Giáo viên sử dụng hồ sơ này để điều chỉnh kế hoạch giáo dục giúp trẻ đạt chuẩn trong từng giai đoạn và trao đổi thông tin với phụ huynh.

phát triển trẻ em 5 tuổi của Việt Nam

- Nguyên tắc thiết kế công cụ: Thiết kế công cụ đánh giá sụ phát tiển thể chất của trẻ 5 tuổi dựa vào Bộ chuẩn PTTENT của Việt Nam cần đảm bảo những nguyên tắc, xác định rõ mục đích đo, miền đo, cách đo, thang đo. Mục đích đo là để theo dõi trẻ đạt hay chưa đạt các chỉ số. Nội dung đo là 6 chuẩn với 26 chỉ số thuộc lĩnh vực phát triển thể chất. Miền đo là những minh chứng của chỉ số, những biểu hiện cụ thể có thể đo, đếm, định tính được. Cách đo được thể hiện ở phương tiện, không gian, thời gian và hướng dẫn đo. Thang đo được thể hiện ở mức đạt (+) và chưa đạt (-).

Bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ 5 tuổi dựa theo hệ thống các chỉ số củng lĩnh vực phát triển thể chất trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi Việt Nam. Phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi dựa vào các phương pháp đánh giá được thực hiện trong chương trình giáo dục mầm non. Kết quả đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ 5 tuổi dựa vào minh chứng của 26 chỉ số thuộc lĩnh vực phát triển thể chất của trẻ trong Bộ chuẩn PTTENT ban hành kèm kèm theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010).

- Yêu cầu thiết kế công cụ: Công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ nói chung và theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ 5 tuổi nói riêng cần đảm bảo các yêu cầu về độ khó, độ phân biệt, độ giá trị, độ tin cậy. Phép đo cần đảm bảo tính khách quan, tính chính xác, dễ xử lí, tính kinh tế, tính văn hóa. Do vậy, thiết kế cơng cụ đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ dựa vào Bộ chuẩn PTTENT cũng cần đảm bảo những yêu cầu đó.

+ Độ khó thể hiện ở cơng cụ đo phù hợp với chỉ số cần đo.

+ Độ phân biệt thể hiện ở kết quả đo, chỉ ra được trẻ đạt hay không đạt.

+ Độ giá trị thể hiện ở kết quả đo chỉ ra được trẻ đạt tới chỉ số minh chứng nào.

+ Độ tin cậy thể hiện ở kết quả đo có độ ổn định và nhất quán của thông tin với mọi trẻ.

+ Tính khách quan thể hiện ở nhiều thông tin khác nhau nhưng cho những kết quả khách quan về một chữ số cần đo.

+ Tính chính xác thể hiện ở kết quả đo cho thông tin đúng về chỉ số cần đo. + Tính dễ xử lí thể hiện ở kết quả đo dễ nhập liệu, tra cứu, thống kê, so sánh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng bộ chuẩn trong đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non quận tân phú, TP HCM​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)