Đẩy mạnh vận động và xúc tiến đầu tư :

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp -thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 72)

, GẤP 175 LẦN VTH VÀ TẠO ĐƯỢC 1.209 CHỖ LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.

3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn FDI vào lĩnh vực công nghiệp

3.4. Đẩy mạnh vận động và xúc tiến đầu tư :

thống tất cả các loại Giấy phép, các quy định liên quan đến hoạt động FDI, trên cơ sở đó có kiến nghị bãi bỏ những loại Giấy phép, quy định không cần thiết đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài .

- Các Bộ, ngành, địa phương quy định rõ ràng, công khai các thủ tục hành chính, đơn giản các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực và vô trách nhiệm của cán bộ công quyền .

3.4. Đẩy mạnh vận động và xúc tiến đầu tư: :

Công tác vận động và xúc tiến đầu tư ở Việt Nam hiện nay nên tích cực đổi mới về nội dung và phương thức. Trong lĩnh vực CN, triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư nước ngồi theo ngành, địa bàn với các dự án và đối tác cụ thể, hướng trọng tâm vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và cơng nghệ nguồn. Căn cứ vào Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài , chuẩn bị kỹ một số dự án đầu tư quan trọng, lựa chọn, mời trực tiếp một vài tập đoàn lớn trong lĩnh vực CN để đàm đàm phán, tham gia đầu tư vào các dự án.

Đồng thời, chú trọng cả xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới và các hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư để triển khai hiệu quả các dự án đang hoạt động. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp có vốn ĐTNN hoạt động thuận lợi. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có đóng góp thiết thực vào xây dựng đất nước đồng thời phê phán, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm Pháp luật Việt Nam.

Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các diễn đàn quốc tế, các hoạt động hợp tác xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hợp tác AIA, ASEAN, APEC, ASEM, các cuộc hội thảo về đầu tư nước ngoài ở trong và ngoài nước; sử dụng tổng hợp

các phương tiện xúc tiến đầu tư qua truyền thông đại chúng, mạng Internet, tiếp xúc trực tiếp…

Các cơ quan, đại diện ngoại giao - thương mại Việt Nam có trách nhiệm làm tốt việc vận động xúc tiến đầu tư vào Việt Nam , bố trí cán bộ làm cơng tác xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm. Tăng cường cán bộ làm côg tác xúc tiến đầu tư ở các Bộ ,ngành, địa phương ; bố trí nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương.

Tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư , chính sách đầu tư ra nước ngồi của các nước, các tập đồn và cơng ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư phù hợp; nghiên cứu luật phát , chính sách , biện pháp thu hút FDI của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách phù hợp.

Việc Chính phủ thành lập một Trung tâm xúc tiến đầu tư để giúp đỡ cụ thể và miễn phí cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như chủ đầu tư trong nước các điều kiện thuận lợi trong quá trình tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là một việc làm cần thiết hiện nay. Một trung tâm xúc tiến đầu tư như vậy được thành lập sẽ giải quyết được các công việc sau:

. Thực hiện xúc tiến đầu tư về một mối ( một cửa )

. Đảm bảo thời gian nhanh nhất, thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong việc giải quyết các thủ tục về xúc tiến và quản lý FDI

. Vận động đầu tư một cách chủ động ( áp dụng công nghệ tin học…) . Hướng dẫn các nhà đầu tư các quy định về thủ tục, quy trình đầu tư , câc văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động FDI

. Cung cấp thông tin để thiết lập hồ sơ dự án. . Tư vấn chuyên môn

. Đề xuất chủ trương, chính sách về đầu tư nước ngồi.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp trong nước cần có sự chủ động, tích cực tìm kiếm các đối tác nước ngoài để kêu gọi nguồn vốn đầu tư . Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng và

cần thiết của việc xây dựng cho mình một trang Web riêng để quảng cáo, giới thiệu về công ty, các mặt hàng cũng như hướng đầu tư của doanh nghiệp ; đồng thời phải thể hiện sự năng động của mình bằng cách thường xuyên tham gia các hội chợ , diễn đàn doanh nghiệp trong nước và quốc tế, lập những đoàn khảo sát ở thị trường nước ngồi để trực tiếp tìm những đối tác tiềm năng. Thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy các doanh nghiệp rất yếu về khả năng nắm bắt thông tin và nghiên cứu thị trường cũng như theo sát và nắm bắt được luật pháp, các chính sách, chủ trương mới của nhà nước đối với hoạt động ĐTNN. Đây là vấn đề hết sức quan trọng mà các doanh nghiệp cần khắc phục để tạo sự tin tưởng và an tâm cho các nhà đầu tư nước ngồi trong q trình vận động đầu tư .

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp -thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w