, GẤP 175 LẦN VTH VÀ TẠO ĐƯỢC 1.209 CHỖ LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.
3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn FDI vào lĩnh vực công nghiệp
3.9. Chú trọng và đẩy mạnh công tác đào tạo và nâng cao trình độ kĩ thuật
thuật
của đội ngũ công nhân
Đi đôi với các giải pháp nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ cơng nghệ quốc gia cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo và đào tạo lại nghề cho công nhân. Một đội ngũ lao động có tay nghề
cao chủ động đón đầu trước nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện cần thiết để chúng ta tiếp thu và áp dụng công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, thu hút các nhà đầu tư nước ngồi chuyển giao cơng nghệ hiện đại vào Việt Nam. Lợi thế so sánh của Việt Nam cao hay thấp cũng sẽ tuỳ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nhân lực.
Như đã nêu ở chương I, sau hơn 15 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, đội ngũ công nhân nước ta không ngừng lớn mạnh về chất lượng và cơ cầu ngành nghề, nhưng so với nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay đội ngũ này đang bộc lộ nhiều bất hợp lý: số công nhân được đào tạo trước đây nay đã lạc hậu trước những tiến bộ kĩ thuật, số mới được đào tạo thì lại yếu về kiến thức cơ bản và mất cân đối giữa đào tạo với yêu cầu thực tiễn sản xuất, khả năng phát huy hiệu quả trong sản xuất kém nên lượng công nhân tăng nhưng chất lượng tăng không cao, sức sản xuất tăng châm. Thực trạng trên đang đặt đội ngũ công nhân Việt Nam - lực lượng nòng cốt đi đầu thực hiện sự nghiệp CNH,HĐH đất nước
-trước thử thách lớn, địi hỏi phải gấp rút tiến hành đồ tạo và đào tạo lại cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế. Thứ nhất, mở rộng quy mơ và các hình thức đào tạo đáp ứng đủ số lượng công nghiệp , phù hợp với sự biến đổi cơ cấu ngành kinh tế. Theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 thì so với số cơng nhân hiện có ( 2,5 triệu ) thì số lượng cơng nhân phải tăng là khoảng 15,5 triệu vào năm 2010. Muốn đạt được chỉ tiêu này phải có sự nỗ lực rất lớn của Nhà nước, các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội, các thành phần kinh tế và cá nhân. Kế hoạch đào tạo phải được thực hiện nghiêm chỉnh theo hướng mở rộng quy mơ hiện có kết hợp nhiều hình thức : học qua trường lớp, học ngay tại doanh nghiệp, kết hợp đào tạo dài hạn với ngắn hạn , đào tạo từ
xa….
Để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng lao động cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, nhà nước cần tăng cường giáo dục trung học chuyên nghiệp ( đào tạo cán bộ trung cấp kỹ thuật ) và dạy nghề ( đào tạo công nhân kỹ thuật ). Trước hết phải mở rộng và nâng cấp mạng lưới các trường
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đặc biệt là các trường gắn với địa bàn dân cư. Tăng cường, mở rộng các trường dạy nghề ở địa phương để giảm sức ép cho các trường Trung ương. Đồng thời, cần có sự gắn kết với thị trường lao động để tạo ra sự gắn kết quá trình đào tạo ở nhà trường với yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nhằm gắn hoạt động đào tạo dạy nghề với hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu ngành, tránh tình trạng cơng nhân, kỹ sư được đào tạo ra không những thiếu mà cịn khơng đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Mặt khác, các trường dạy nghề cần cải tiến và đổi mới chương trình giảng dạy, chú trọng đồng thời cả 3 nội dung đào tạo : kỹ năng - tay nghề, kiến thức - hiểu biết lý thuyết về nghề nghiệp, xã hội; đạo đức nghề nghiệp ( tác phong CN, kỷ luật lao động, khả năng tập trung với nhịp độ cao ) ; tăng cường các môn học cần thiết trong nền kinh tế mới : tin học, ngoại ngữ..; đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ giảng dạy để nâng cao số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Cần huy động các chuyên gia làm việc tai các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia cộng tác giảng dạy, xây dựng nội dung chương trình. Chương trình và giáo trình đào tạo nghề cần được thường xuyên biên soạn lại, sửa đổi bổ sung các nội dung đã lạc hậu, kể cả các chỉ tiêu định mức, ngạch, bậc. Thí dụ: nghề điện tử trước đây thường phải bậc 4 trở lên mới sửa được tivi màu, nay bậc 2 đã thực hiện được công việc này. Hiện nay mức lương quy định theo bậc thợ, nếu tiêu chuẩn xác định bậc thợ không khách quan và phù hợp với sự biến đổi của thực tiễn sư ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ lao động và kết quả lao động.
Trước sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ-kĩ thuật cần đặc biệt coi trọng khâu đào tạo lại một cách thường xuyên đối với công nhân. Đa số công nhân ở nước ta hiện nay trước khi vào làm việc chỉ qua đào tạo ngắn hạn nên trình độ tay nghề rất thấp. Hiện nay, tỷ lệ công nhân được đào tạo lại ở các nói chung ở các doanh nghiệp là 52,1%, trong đó tỷ lệ cao ở hai ngành cơ khí và dệt, như vậy tỷ lệ chưa qua đào tạo lại trong suốt thời gian làm việc còn khá
cao : 47,9%. Điều này càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động có kế hoạch đào tạo lại, đảm bảo nâng cao trình độ nghề nghiệp của cơng nhân, phấn đấu giảm tỷ lệ chưa qua đào tạo lại xuống 20% vào năm 2005 và 15% vào năm 2010.
Hiện nay kinh phí chi cho GD-ĐT cịn hạn hẹp, chi ngân sách cho GD- ĐT hiện nay của Việt Nam chỉ khoảng 14-15%, còn khá xa với yêu cầu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, trong khi một số nước trong khu vực đạt 20-25%. Nhà nước cần ưu tiên hơn nữa cho cho việc bố trí ngân sách giáo dục, đảm bảo tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD-ĐT. Đồng thời, Chính phủ cũng cần mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT : tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và tổ chức giáo dục và đào tạo của Việt Nam và người nước ngoài hợp tác trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, liên kết với nước ngồi mở các chương trình giảng dạy đại học-sau đại học chất lượng cao ở Việt Nam.
Con người là động lực chủ yếu của quá trình sản xuất, là trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Do vậy, cần phải xác định rõ việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
KẾT LUẬN
Như vậy các dự án ĐTNN trong lĩnh vực công nghiệp đã và đang chiếm một tỷ trọng lớn về số dự án cũng như lượng vốn đầu tư, góp phần quan trọng trong kết quả tổng thể đạt được của hoạt động ĐTNN tại Việt Nam thời gian qua, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH phục vụ xây dựng và phát triển đất nước.
Con đường phát triển của công nghiệp Việt Nam đã đi qua hơn nửa thế kỷ, song kết quả đạt được trong giai đoạn trước đổi mới còn rất khiêm tốn do nguồn vốn hạn hẹp, trình độ cơng nghệ cịn non kém và chưa có được mối quan hệ kinh tế quốc tế rộng rãi. Trong bối cảnh đó, sau khi Luật Đầu tư nước ngồi được ban hành đã thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư có tác dụng như là lực khởi động cho phát triển công nghiệp. Khu vực có vốn ĐTNN đã góp phần đưa cơng nghiệp nước ta tham gia tích cực vào phân cơng lao động quốc tế, khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của công nghiệp Việt Nam. FDI giúp ta giải quyết hai vấn đề vốn và kĩ thuật được coi là cơ bản nhất quyết định khả năng thực hiện và sự thành cơng của thời kì đầu CNH,HĐH. Qua tổng kết và phân tích thực trạng ĐTNN vào lĩnh vực công nghiệp thời gian qua cho thấy FDI đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH, tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, tạo ra cơ sở vật chất tương đối hiện đại trong các ngành công nghiệp đồng thời kéo theo sự phát triển của khu vực nông nghiệp và dịch vụ . ĐTNN không chỉ tác động tới đầu ra mà cịn tác động tích cực tới cả q trình sản xuất của các ngành cơng nghiệp cũng như các doanh nghiệp công nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, hoạt động ĐTNN trong lĩnh vực công nghiệp thời gian qua cũng đã bộc lộ những mặt yếu kém hạn chế, tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách. Trong khi đó, cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay gắt ; nhịp tăng trưởng kinh tế thế giới đang chậm lại và những đối tác chính đầu tư vào Việt Nam đang gặp khó khăn. Bên cạnh đó là thách thức trước yêu cầu phát triển công nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM… Do vậy, chúng ta cần áp dụng kịp thời một số biện pháp nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để thành phần kinh tế có vốn ĐTNN trong lĩnh vực cơng nghiệp phát triển thuận lợi và phát huy tối đa hiệu quả , có như vậy mới góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội nói chung và cơng nghiệp Việt Nam nói riêng trong thời gian tới đã được Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra. Các giải pháp cần thực hiện đồng bộ và cần phải được đặt trong tổng thể các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài, cần sự nỗ lực toàn diện và triển khai theo nhiều hướng, trên nhiều lĩnh vực khác nhau
Do khả năng cũng như thời gian có hạn nên luận văn chỉ trình bày được một số mặt về tình hình FDI vào ngành CN ở Việt Nam, phác qua những việc đã và chưa đạt được cũng như một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực CN. Hơn nữa, do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, tơi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ giáo và các bạn.