, GẤP 175 LẦN VTH VÀ TẠO ĐƯỢC 1.209 CHỖ LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.
3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn FDI vào lĩnh vực công nghiệp
3.5. Điều chỉnh cơ cấu vốn ĐTNN trong lĩnh vực CN theo hướng ưu tiên thu hút vốn đầu tư vào các ngành CN sản xuất và phục vụ xuất
tiên thu hút vốn đầu tư vào các ngành CN sản xuất và phục vụ xuất khẩu đồng thời có sự chú ý thích đáng tới các ngành CN phục vụ hiện đại hố nơng nghiệp.
Như đã nêu trong phần giới thiệu về chiến lược phát triển CN Việt Nam, chiến lược hướng về xuất khẩu ở các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được coi là phương hướng chủ đạo trong thu hút FDI vào lĩnh vực CN.
Hướng mạnh về xuất khẩu là con đường buộc các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh. Nó cũng là biện pháp làm cho thị trường trong nước có điều kiện mở rộng và phát triển vì kim ngạch xuất khẩu tăng thì sức mua nội địa tăng, có thêm ngoại tệ để tăng khả năng nhập khẩu cho sản xuất và đời sống trong nước cũng được cải thiện, cán cân thanh toán sẽ bớt căng thẳng. Và do vậy lại có thể thu hút nhiều hơn đầu tư nước ngồi vì các nhà đầu tư thường nhìn vào cán cân thanh toán của một nước như là một trong những tiêu chí quan trọng để quyết định có đầu tư hay không. Mặt khác, với ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, năng lực tiếp thị quốc tế, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư nước ngồi, FDI có tác dụng thúc đẩy q trình mở cửa và hội nhập của
nền kinh tế Việt Nam với thế giới và là một trong những phương thức đưa hàng CN Việt Nam xâm nhập thường nước ngoài một cách hiệu quả nhất.
Thực tế từ những năm qua cho thấy, do nắm được phương hướng khuyến khích và ưu đãi cho các dự án sản xuất và phục vụ xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng cam kết và đồng ý ghi trong giấy phép đầu tư là sản xuất hàng hoá chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu để được hưởng các chính sách ưu đãi và điều kiện thuận lợi. Nhưng khi doanh nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh họ đã lấy lý do gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, tác động của khủng hoảng cũng như một số điều kiện bất khả kháng từ bên ngoài … để hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của họ vào thị trường Việt Nam, dần dần chuyển hướng ngược lại từ sản xuất hướng về xuất khẩu sang sản xuất thay thế cho nhập khẩu là chủ yếu. Không những vậy, một số dự án mà bên nước ngoài là những công ty con sau khi được cấp giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam họ xem đó như là điều kiện hợp pháp để quảng cáo, tuyên truyền cho nhãn hiệu hàng hố và đưa hàng của cơng ty mẹ do các công ty con sản xuất tại nước khác vào tiêu thụ ở thị trường Việt Nam. Từ thực tế trên cho thấy để hướng FDI vào phục vụ xuất khẩu theo đúng chủ trương và chính sách của Nhà nước, Chính phủ kết hợp với Bộ CN , Bộ KH- ĐT, Bộ Thương mại cần tiến hành quản lý chặt chẽ hơn và có biện pháp xử lý cứng rắn đối với việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các dự án đang hoạt động nhằm buộc các chủ đầu tư nước ngoài tuân thủ và thực hiện đúng các cam kết trong giấy phép đầu tư về xuất khẩu sản phẩm.
Nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước, cần coi trọng thích đáng tới việc thu hút FDI vào các ngành CN phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nơng thơn. Xét về góc độ chính trị - xã hội, cấu trúc cơ bản liên kết nông nghiệp với CN trong quá trình tăng trưởng chung là con đường chủ yếu để làm cho yêu cầu tăng trưởng và yêu cầu công bằng xã hội được giải quyết. Trước hết phải quan tâm đến thúc đẩy sự liên kết sản xuất giữa nông nghiệp – công nghiệp, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
nông thôn, gắn thành thị với nông thôn, tạo nên hướng phát triển mới có tính chiến lược cho cả cơng nghiệp lẫn nơng nghiệp. Có thể ví dụ như xây dựng các cụm và điểm chế biến rau, hoa quả ở các khu vực nông thôn, trung du miền núi, chế biến thuỷ sản ở các tỉnh ven biển … Các vùng này chỉ cần xây dựng các KCN vừa và nhỏ, các cụm công nghiệp chế biến, sản xuất để từng bước thúc đẩy sản xuất nông nghiệp chuyển thành sản xuất hàng hoá.
Nếu chỉ tập trung mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ phát triển những ngành CN phục vụ xuất khẩu thì những ngành phục vụ sản xuất nông nghiệp như nơng cụ và máy móc nơng nghiệp, phân bón và thuốc trừ sâu….không được chú ý đầu tư thoả đáng và các dự án ĐTNN khơng được hưởng các chính sách ưu đãi thích đáng. Kết quả là sản phẩm của người nông dân làm ra chất lượng kém và chi phí sản xuất cao. Trong thời gian qua, thuốc trừ sâu và phân bón ln nằm trong nhóm những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam do CN sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu của nông dân cả về mặt số lượng và chất lượng. Năm 2001 chúng ta phải nhập tới 3189,3 tấn phân bón các loại và lượng thuốc trừ sâu nhập khẩu trị giá 110 tr.USD . Bên cạnh đó, muốn hiện đại hố nơng nghiệp thì một trong những nội dung quan trọng là CN trong nước phải phục vụ đắc lực cho cơ giới hố và cơ khí hố nơng nghiệp nơng thơn. Muốn vậy vai trị của ngành cơ khí chế tạo nơng cụ và máy nông nghiệp là rất quan trọng, nhưng do thực trạng yếu kém và lạc hậu của ngành này nên đã để xảy ra nghịch lý là thị trường nông cụ và máy nông nghiệp của Việt Nam đang thuộc về các sản phẩm của Trung Quốc và một số nước ASEAN , đặc biệt là Trung Quốc. Mặt khác, phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành CN chế tạo cơ khí là tập trung vào các ngành lắp ráp ô tơ, xe máy và các hàng cơ khí dân dụng khác trong khi số dự án đầu tư vào thiết bị cơng cụ sản xuất cho nơng nghiệp cịn q ít và chưa được hưởng các ưu đãi một cách thích đáng.Vì vậy, muốn phát triển nông nghiệp nông thôn không chỉ phát triển CN chế biến mà còn cần coi trọng việc thu hút các dự án FDI vào các ngành CN sản xuất phân bón- thuốc trừ sâu, CN cơ khí
sản xuất nơng cụ và máy nơng nghiệp….từ đó đưa ra các ưu đãi thích đáng kêu gọi và khuyến khích các dự án FDI vào các ngành CN phục vụ hiện đại hố nơng nghiệp