Đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa tiếp thu công nghệ tiên tiến và tạo việc làm khi lựa chọn các dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp -thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 81)

, GẤP 175 LẦN VTH VÀ TẠO ĐƯỢC 1.209 CHỖ LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.

3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn FDI vào lĩnh vực công nghiệp

3.7. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa tiếp thu công nghệ tiên tiến và tạo việc làm khi lựa chọn các dự án đầu tư.

việc làm khi lựa chọn các dự án đầu tư.

Nước nhận đầu tư nếu không có một chính sách cơng nghệ đúng đắn, biện pháp công nghệ phù hợp sẽ dẫn đến hai khả năng hoặc trở thành bãi rác cho công nghệ lạc hậu của các nước CN phát triển hoặc bị thất bại do khơng có khả năng hấp thụ tiếp thu những công nghệ hiện đại được chuyển giao. Là một nước đang phát triển, xuất phát điểm thấp, nền CN Việt Nam không thể chỉ thu hút đầu tư nước ngoài cùng một lúc với những kỹ thuật và công nghệ hiện đại, công nghệ mũi nhọn mà phải lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản cho việc lựa chọn các dự án đầu tư. Mơ hình CNH ở Việt Nam sẽ giống mơ hình CNH của NIEs ở chỗ đều coi trọng sản xuất để xuất khẩu, coi trọng việc thu hút nguồn lực bên ngoài nhưng lại khác ở chỗ Việt Nam phải tính nhiều hơn tới việc sử dụng thị trường, tài nguyên và lao động trong nước. Do vậy, cần

phải đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa tiếp thu công nghệ tiên tiến và tạo việc làm khi lựa chọn các dự án đầu tư. Một mặt trước hết coi trọng cơng nghệ mức trung bình địi hỏi đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh, có khả năng tạo thêm nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp như các ngành giày da, dệt may, gia công lắp ráp, chế biến nông lâm hải sản…. Vì như ở chương I đã phân tích, Việt Nam có lợi thế so sánh về nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên. Tuy đây là những lợi thế sơ cấp , đang mất dần ưu thế trong thời đại cách mạng khoa học - kỹ thuật nhưng trong giai đoạn hiện nay ta vẫn còn cơ hội thu hút vốn và cơng nghệ thích hợp để phát huy tối đa lợi thế này. Mặt khác, cần khai thác lợi thế của các nước đi sau, " đi tắt đón đầu " lựa chọn một số ngành để thu hút áp dụng công nghệ tiên tiến và công nghệ cao ngang tầm khu vực và thế giới như: công nghệ sinh học, điện tử và công nghệ thơng tin, vật liệu mới tự động hố, viễn thông… để tránh nguy cơ tụt hậu vĩnh viễn về khoa học- công nghệ.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo ra mơi trường pháp lý, thể chế hữu hiệu cho việc lưu thông tri thức và cơng nghệ thơng qua việc xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp để khuyến khích đầu tư nước ngồi và chuyển giao công nghệ vào Việt Nam và khuyến khích chuyển giao cơng nghệ từ các kết quả nghiên cứu và phát triển ( R & D ) trong nước cho các doanh nghiệp.

3.8.Lựa chọn các đối tác nước ngoài cần xác định chiến lược lâu dài là giành sự ưu tiên hơn cho việc thu hút các nhà đầu tư thuộc các công ty xuyên quốc gia lớn.

Thu hút được các chủ đầu tư là các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn cũng đồng nghĩa với việc bắt tay làm ăn hợp tác được với những chủ sở hữu mạnh, có năng lực chống đỡ và điều chỉnh trước những biến động kinh tế có thể xảy ra. Đặc điểm nổi bật của các chủ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt thể hiện rõ trong các ngành sản xuất công nghiệp, phần lớn không phải xuất phát từ các công ty mẹ mà là xuất phát từ các

công ty thuộc thế hệ thứ hai, tức là xuất phát từ các chi nhánh công ty nước thứ hai đầu tư vào nước ta ( nước thứ ba ) cịn q ít, chỉ có 50/500 các TNCs của thế giới. Do đó, cho đến nay, đa phần các doanh nghiệp có vốn FDI tại nước ta là các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ. Với trình độ phát triển của thời kì đầu cải cách và mở cửa, khi mà các cơ sở sản xuất còn yếu kém, cơ sở hạ tầng thiếu thốn và lạc hậu của ta, với một số thế mạnh ít ỏi về lao động, nguyên liệu rẻ và thị trường… thì các dự án đầu tư nước ngồi có đặc điểm như trên cũng là hợp lý và đã thực sự trở thành động lực của phát triển.

Mặc dù vậy, sau một thời gian hoạt động, đứng trước thử thách của những biến động, của xu thế vận động và phát triển của thế giới… thì các doanh nghiệp có quy mơ vốn, trình độ cơng nghệ, khả năng chi phối thị trường… như các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thuộc quy mơ vừa và nhỏ như Việt Nam hiệ nay đã bộc lộ những bất cập, khó khăn, lúng túng khi xác định điều kiện cho sự tồn tại và phát triển. Điều nay cho thấy cố gắng để thu hút được các TNCs đến đầu tư tại Việt Nam khơng chỉ là địi hỏi của sự phát triển lâu dài mà chính nó cịn là yếu tố quyết địh khả năng thích ứng ngay cả ở trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam như hiện nay.

Một trong những điều kiện có tính chất quyết định khả năng thu hút các TNCs đến đầu tư là phải có các doanh nghiệp đối tác trong nước đủ mạnh về nhiều mặt. Và, để có được các doanh nghiệp loại này, Nhà nước ta cần có sự lựa chọn, hỗ trợ, đầu tư xây dựng để tạo những điều kiện và cơ hội thử thách, phát triển. Chúng ta cần có sự đầu tư thoả đáng để sớm hình thành được các tập đồn kinh tế mạnh làm trụ cột cho sự phát triển kinh tế nước nhà, vừa đủ sức vươn ra hoạt động có hiệu quả trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp -thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w