Thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN,KCX nhằm tạo nên một mạng lướ

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp -thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 79)

, GẤP 175 LẦN VTH VÀ TẠO ĐƯỢC 1.209 CHỖ LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.

3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn FDI vào lĩnh vực công nghiệp

3.6. Thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN,KCX nhằm tạo nên một mạng lướ

lưới

phát triển công nghiệp trên cả nước.

Thu hút nguồn vốn FDI để lấp đầy KCN, KCX đã được thành lập là một mục tiêu quan trọng nhất kể từ khi thành lập các KCN, KCX. Hiện nay, tỷ lệ lấp đầy KCN ở mức 40%, mặc dù đây là một bước tiến đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong chiến lược phát triển đất nước. Theo tính tốn sơ bộ, để lấp đầy tất cả các KCN, KCX đã được thành lập, trong những năm tới phải thu hút thêm khoảng 5500 doanh nghiệp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 18 - 23 tỷ USD, trong đó chủ yếu là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài của cả nước trong các năm qua, để có thể lấp đầy được các KCN, KCX đã được thành lập cũng phải mất 15 –20 năm nữa. Trong thời gian tới, giai đoạn 2001-2005, phương hướng đặt ra trước mắt là phải nâng tỷ lệ lấp đầy các KCN KCX lên 50%. Đặc biệt đối với một số khu công nghiệp hiện nay tỷ lệ ở mức quá thấp, dẫn đến tình trạng lãng phí, hệ số sử dụng đất công nghiệp thấp không đạt hiệu quả thì phải có những biện pháp khắc phục, trong đó đặc biệt chú ý đến các biện pháp xúc tiến đầu tư.

Một vấn đề nữa trong việc thu hút đầu tư là phải lựa chọn thu hút những dự án đầu tư vào những ngành nghề thuộc diện khuyến khích đầu tư, như những dự án khai thác tiềm năng và sử dụng chủ yếu vật tư, nguyên liệu trong nước; dự án thúc đẩy sự phát triển của cấc ngành kinh tế, các ngành công nghiệp khác trong nước (cung cấp nguyên liệu thiết bị, phụ tùng, bán thành phẩm, gia công cho các ngành khác …); dự án sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế nhập khẩu; dự án có trình độ kĩ thuật cao, sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm,… Đặc biệt cần kiên quyết không chấp nhận những dự án thuộc diện cấm hay hạn chế đầu tư, gây ảnh

hưởng xấu đến môi trường, đến đời sống sinh hoạt của người dân, đến an ninh quốc

phòng đất nước.

Thực hiện lựa chọn thu hút ngành nghề của dự án đầu tư vào KCN,KCX vào các địa bàn thuộc diện khuyến khích đầu tư theo những hướng sau : trên các địa bàn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội tập trung vào các ngành nghề thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử- công nghệ thông tin, công nghiệp hàng tiêu dùng ….Riêng lĩnh vực hoá chất- dầu khí chỉ khuyến khích các ngành sử dung sản phẩm hoá chất tiêu dùng – mỹ phẩm và sản xuất xăm lốp – cao su kĩ thuật. Các KCN trên địa bàn Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Ngãi ưu tiên bố trí các ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí nặng như chế tạo thiết bị, phụ tùng cho các ngành cơng nghiệp, đóng tàu, luyện kim, hố chất- hố dầu, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm hải sản. Các KCN ở các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé: ưu tiên bố trí các ngành nghề cơ khí phục vụ cơng nghiệp chế biến và cơ giới hố nơng nghiệp, cơ khí phục vụ các nghành cơng nghiệp nhẹ, chế tạo thiết bị kĩ thuật điện tử – công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng.Các KCN trên địa bàn Hà Tây, Bắc Ninh, Huế: các ngành nghề thuộc các lĩnh vực cơ khí, cơng nghiệp hàng tiêu dùng, sản xuất và chế biến nơng lâm sản . Phát triển KCN-KCX cần tính đến lợi thế so sánh của từng vùng và yêu cầu phát triển của khu vực, tạo nên thế mạnh theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Việc xây dựng các KCN trong thời gian tới phải nằm trong danh mục qui hoạch KCN,KCX được phê duyệt của Chính Phủ về qui hoạch tổng thể năm 1996- 2010 ban hành ngày 8/6/1996. Đồng thời trước khi thành lập có sự rà sốt, điều chỉnh qui hoạch cho phù hợp với thực tế, phân thành các giai đoạn thực hiện, tránh tình trạng thành lập một cách tự phát như trước đây ở một số địa phương. Từng bước có các giải pháp hợp lí di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm trong nội đô các thành phố lớn, chỉnh trang các cụm cơng nghiệp hiện có.

Quy hoạch phát triển KCN, KCX phải gắn với quy hoạch vùng, quy hoạch các cơng trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội không chỉ trên quy hoạch định hướng mà

còn cả việc thực hiện các quy hoạch này. Đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng phải đảm bảo đầu tư cho cơ sở hạ tầng kĩ thuật bên trong và ngoài hàng rào như hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, bưu chính viễn thơng, nhà máy cung cấp nước sạch, nhà máy sản xuất điện, giải quyết vấn đề môi trường, khu dân cư, các cơng trình phúc lợi cơng cộng, các vấn đề xã hội khác... tạo tiền đề phát triển vùng và hình thành các đơ thị cơng nghiệp.

Có thể thấy rằng Quy hoạch KCN, KCX trong thời gian qua chưa tính hết đựơc tốc độ đơ thị hố, đặc biệt ở các đơ thị lớn. Có hiện tượng một số cơ sở sản xuất, nhà máy tận dụng lợi thế gần đường giao thông, hệ thống điện nước của các KCN nên xây dựng không vào trong KCN mà ở gần các khu này để tránh chi phí thuê cơ sở hạ tầng trong khu. Do vậy trong thời gian tới cần, cần kiên quyết không cấp giấy phép cho những dự án trên, qui hoạch tập trung, di dời các điểm sản xuất trong khu dân cư vào các cụm công nghiệp. Đồng thời, công tác quản lý cần thường xuyên quan tâm đến những vấn đề như qui hoạch phân khu chức năng, qui hoạch ngành nghề đầu tư vào khu, xử lý chất thải, hạ tầng xã hội...vốn là những vấn đề hết sức nhạy cảm, nếu lơ là sẽ hạn chế tác dụng của KCN, KCX, thậm chí cịn gây thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài. Quy hoạch ngành nghề theo quy hoạch chung và lợi thế của từng khu vực, tránh trùng lắp ngành nghề dẫn đến sự phân bố không hợp lý về lực lượng sản xuất. Các địa phương trong vùng hoặc giữa các vùng phải phối hợp chặt chẽ từ việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội.

Đối với các KCN hiện có, tập trung đầu tư cải thiện và hồn chỉnh cơ sở hạ tầng kĩ thuật ngoài hàng rào và cơ sở hạ tầng xã hội để đưa các KCN vào hoạt động có hiệu quả. Từ những vấn đề nảy sinh trong vấn đề giải quyết chỗ ăn ở cho người lao động trong các KCN, KCX, trong thời gian tới việc phát triển KCN, KCX cần đảm bảo vịêc phát triển theo hướng lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm trọng tâm.

Bên cạnh hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt

quan tâm, và thực tế cho thấy muốn phát triển bền vững cần phải đảm bảo cân bằng

giữa yếu tố kinh tế và xã hội . Đây cũng là quan điểm thu hút đầu tư nước ngồi nói chung và thu hút đầu tư vào khu cơng nghiệp, khu chế xuất nói riêng. Theo báo cáo đầu tư thế giới, một số nhà phân tích nước ngồi có nhận xét, nguồn vốn chảy vào các KCN, KCX ở các nước đang phát triển là những dự án ‘’có chất lượng thấp’’, có thể gây ảnh hưởng đến mơi trường, đến quốc phòng an ninh, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Các nhà đầu tư vào các KCN, KCX thường đầu tư vào những dự án công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động và trả mức lương thấp, họ coi lương của công nhân như là một loại chi phí sản xuất, chứ khơng quan tâm vấn đề phát triển và duy trì nguồn lao động này. Vì thế, chúng ta cũng cần xem xét những khuyến cáo trên và đề ra những qui định kiên quyết không tiếp nhận những dự án ảnh hưởng đời sống nhân dân, đến an ninh quốc phòng quốc gia, đồng thời khuyến khích thu hút những dự án có “chất lượng cao” qua việc xây dựng những danh mục dự án khuyến khích đầu tư, vận động xúc tiến để có thể thu hútA, tiếp cận những dự án này để đưa KCN ,KCX hoà cùng vào sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước

.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp -thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w