Nhà văn Nguyễn Trí sinh năm 1956 tại Bình Định, q gốc ở Quảng Bình. Nguyễn Trí lang bạt nhiều vùng đất nước và dừng chân ở Đồng Nai đã ba chục năm nay. Trước khi bén duyên với văn chương, tác giả Nguyễn Trí đã trải qua nhiều nghề: đào vàng, đốt than, tìm trầm, làm đồ tể, dạy Anh văn. Những năm tháng bôn ba đã cho ông vốn sống và nguồn tư liệu để dựng nên những câu chuyện chân thực trong các sáng tác của mình. Hiện nay ơng là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Nguyễn Trí đã viết 200 truyện ngắn và 2 truyện dài, 01 tiểu thuyết. Nguyễn Trí cho rằng mình sẽ gắn bó chung thuỷ với nghề văn. Ơng trải lịng: “Ở Việt Nam ta để sống được với nghề văn, có mấy người? Nhưng nhu cầu của
tơi không lớn, vài ngàn bạc cũng sống được. Bây giờ tơi khơng cịn việc gì làm nữa, ngồi việc viết văn để phụ thêm cùng vợ. Kể ra cũng sống được”.
Tác phẩm đã xuất bản:
Bãi vàng, đá quý, trầm hương - tập truyện ngắn - NXB Trẻ, 2013; Đồ tể - tập truyện ngắn - NXB Trẻ, 2014;
Thiên đường ảo vọng – Tiểu thuyết - NXB Trẻ, 2016; Ảo và sợ - tập truyện ngắn - NXB Trẻ, 2016
Bay cao thì mặc bay cao – Tập truyện ngắn – Văn học, Hà Nội.
1.2.2. Quan điểm sáng tác của Nguyễn Trí
Nguyễn Trí khơng trực tiếp phát biểu rành mạch về quan điểm sáng tác của mình nhưng đọc tồn bộ tác phẩm của ông và những mẩu phỏng vấn ngắn, có thể đúc rút một số nội dung cơ bản trong quan điểm sáng tác của nhà văn được gửi gắm trong việc lựa chọn đề tài, khai thác chủ đề.
Thứ nhất, Nguyễn Trí cho rằng các tác phẩm cần có sự khác biệt, tránh lối viết sáo mịn. Ông xem Hồ Anh Thái như một người thầy có ảnh hưởng đến cách viết của mình:
Ơng Hồ Anh Thái có một điểm rất đặc biệt là khơng bao giờ in một tác giả nào mà trùng lặp với bản thân họ ở tác phẩm trước. Vì vậy, tơi rất quan tâm đến sự khác biệt trong trang sách của mình”. “Tơi khơng tham lắm trong vấn đề xuất bản sách. Viết lách cần nhất là tránh lặp lại bản thân hay đi vào lối mịn. Nếu mình như thế, độc giả sẽ khơng tìm đọc mình, sách in ra chắc chắn sẽ ế”.
(Hoàng Ngọc Điệp, 2016)
Thứ hai, hiện thực cuộc sống bề bộn xung quanh nhà văn chính là chất liệu hiện thực để nhà văn viết thành tác phẩm. Tác giả chia sẻ rằng: “Tôi sẽ viết
thành hai thể loại: Một cái thuộc về những gì tơi trải nghiệm. Cái kia viết về những gì tơi gặp trên đường”. Thật vậy, chính sự vất vả, thiệt thịi, thậm chí sự
dấn thân của nhà văn trong cuộc sống mưu sinh trong nghề nghiệp mà ít ai dám làm như đào vàng, đãi đá quý, tìm trầm hương... đã mang lại cho nhà văn vốn sống giàu có. Tài sản lớn nhất trong cuộc đời Nguyễn Trí chính là bất hạnh. Những đau thương của chính mình cũng được tác giả đưa vào những trang văn. Tác giả lí giải ngun nhân vì sao cái chết ln ánh trong tác phẩm của mình nghe thật chua xót: “Cha tơi chết, bi thiết lắm, anh tôi chết, cũng bi thiết lắm,
cha chết, anh chết, tơi khơng có ở nhà. Mẹ tơi chết, đến khi tôi về, nắp áo quan đã đậy rồi. Đứa con gái của tôi bị người ta đâm chết, bi thiết, rồi một người con trai bị ma tuý, hai đứa cháu nội mẹ bỏ đi” (Nơng Hồng Diệu, 2014).
Khơng chỉ viết về mình, nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí bắt nguồn những ngun mẫu ngồi đời. Tuy nhiên, anh hay tặng cho nguyên mẫu một cuộc đời tươi sáng hơn: “Thằng bạn của tơi đáng lí chết rồi nhưng ngồi đời
nó chết oan ức lắm nên trong truyện của tơi, tơi khơng để nó chết mà cho nó sống. Tơi cịn cho nhiều nhân vật được sống và được hạnh phúc nữa” (Nơng Hồng Diệu, 2014).
Thứ ba, Nguyễn Trí nói về mục đích viết văn của mình. Trước hết viết
văn để “trang trải” tâm hồn tơi. Tơi viết ra được những gì thứ trong đầu, tôi thấy thoải mái”. Sau nữa ông viết để kiếm sống “ở Việt Nam ta để sống được với người văn, có mấy người? nhưng nhu cầu của tơi không lớn, vài ngàn bạc cũng sống được. Bây giờ tơi cịn việc gì làm nữa, ngồi việc viết văn để phụ thêm cùng vợ. Kể ra cũng sống được” (Nơng Hồng Diệu, 2014). Như vậy
Nguyễn Trí phát biểu quan điểm sáng tác của mình rõ ràng nhưng mộc mạc, không hoa mĩ với những ngôn từ cao siêu.
Đóng góp có thể xem là lớn nhất của Nguyễn Trí đối với văn xi đương đại đó chính là đề tài. Văn xi Nguyễn Trí được ví von là “hàng độc” bởi nhiều mảng hiện thực và con người của nó vốn ít được người đời biết đến một cách tường tận. Các nhà văn cũng ít sáng tác về nó bởi khơng thể đi thực tế sáng tác ở những vùng “đất dữ” – lãnh địa của giới giang hồ, của những chuyện kinh thiên động địa như: giết người, cướp bóc, hãm hiếp xảy ra thường xuyên... tác phẩm của ông được giới chun mơn đánh giá là giàu trải nghiệm, có phong vị riêng. Chính những trải nghiệm phong phú đó đã giúp Nguyễn Trí trở thành nhà văn có phong cách riêng không giống bất cứ tác giả nào. Sự hấp dẫn của Nguyễn Trí đầu tiên cũng nằm ở cái mới lạ ấy. Những tác phẩm của Nguyễn Trí viết về những đối tượng thẩm mỹ đặc biệt này đã đóng góp để làm đầy đặn, sâu sắc hơn thành tựu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Sự dung dị, gần gũi nhưng rất mới lạ đã giúp Nguyễn Trí trở thành một hiện tượng văn xi.
1.2.3. Dấu ấn sinh thái trong văn xi Nguyễn Trí
Văn xi của Nguyễn Trí chủ yếu được viết bằng những trải nghiệm của bản thân, tác giả khơng có chủ đích đứng trên lập trường sinh thái. Nhưng ý nghĩa sinh thái hàm ẩn qua những trang văn là điều không thể phủ nhận. Soi
chiếu văn xi của Nguyễn Trí dưới góc nhìn phê bình sinh thái sẽ nhận ra cảm thức về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, số phận con người trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt. Bên cạnh đó, cịn là câu chuyện về xã hội, nỗi bất an đô thị, con người tha hoá trong đời sống văn minh cũng được Nguyễn Trí trong các sáng tác của mình. Thiên đường ảo vọng và Bãi vàng đá quý trầm
hương là hai cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Trí xoay quanh việc phản ánh con
người tận diệt thiên nhiên qua việc đào vàng, đá quý, tìm trầm, khai thác gỗ, tre, nứa…. Chính sự tàn sát đó mơi trường hiện ra trong hình thể biến dạng. Đọc Bãi vàng đá quý trầm hương và Thiên đường ảo vọng ta thấy tự nhiên
khơng cịn hoang sơ, cổ nguyên mà đang bị con người xâm chiếm, tận diệt. Và con người đã gánh chịu những hậu quả tàn khốc do mình gây ra đối với tự nhiên. Bãi vàng, Giã từ vàng, Đá quý, Cầm giùm đi, Trầm Hương, Tiền rừng,
Chuyện cũ từ rừng là những chuyến phiêu lưu, những trải nghiệm độc đáo của
những kẻ ham vàng mà nợ ngãi, những phận giang hồ, những hảo hán gác kiếm tranh chấp của con người trong việc khai thác tự nhiên, hay gái làng chơi dựa vào nhau để để tìm chút hạnh phúc tạm bợ.
Đồ tể, Bay cao thì mặc bay cao, Ảo và sợ, là tập truyện ngắn của nhà văn
tiếp nối mạch văn đầy những trải nghiệm thú vị về công việc và đời sống của những con người ở nơng thơn đang dần bị đơ thị xâm thực. Đó là câu chuyện về xã hội, ẩn dưới diễn ngôn về môi sinh cỗi cằn là câu chuyện về sự tha hố nhân tính con người. Nguyễn Trí dựng lên bộ mặt của cái nghèo, diện mạo của sự giàu, cùng cảm nhận những đớn đau tủi hổ của kiếp nhân sinh.
Những kẻ tứ cố vơ thân đời mới, những toan tính thiệt hơn đầy nơng nổi, kiếm tiền xà xẻo đền bù đất đai đến móc ngoặc lừa đảo, cho vay hụi hoặc hiến thân kiếm chỗ sống qua ngày. Những người đàn ông, đàn bà lao vào nhau như mất trí, mà cũng như để khoả lấp nỗi cô đơn chiếm lĩnh tâm hồn ở nơi chẳng có gì cắm rễ lâu q một đời người. Nguyễn Trí cũng cho thấy những hệ lụy của cơn lốc đổi mới ở các vùng quê nghèo (lừa hụi, rượu chè, số đề, ngoại
tình...). Tất cả được miêu tả và lý giải theo luật nhân quả của đạo Phật và cũng theo triết lý “Ân trả oán đền” của dân gian. Như vậy cảm hứng phơi bày tận cùng hiện thực đã đem lại cho những trang văn của Nguyễn Trí sự tươi rịng của sự sống ở hình thức hiện thực trần tục và tầm thường nhất, đáng giận và đáng thương nhất. Tuy nhiên, điều đáng nói là rất nhiều trong số những con người cùng đinh bạch ốc ấy, dù đang phải sống trong khoảng tối của xã hội, dù bị hồn cảnh xơ đẩy, vẫn ni hi vọng hướng thiện. Truyện của Nguyễn Trí vẫn thấp thống một cái nhìn bao dung và thương cảm đối với những phận nghèo, những phận đời lỡ dở. Nguyễn Trí cịn giúp người đọc nhận thấy có một thế giới tâm linh đầy linh ứng, đem lại niềm tin tâm linh, phản ánh quy luật nhân quả “ác giả, ác báo”, cũng là bài học có tính cảnh tỉnh cho con người
Dù không chủ tâm đứng trên lập trường sinh thái nhưng có thể nhận thấy dấu ấn sinh thái là một yếu tính trong văn xi của Nguyễn Trí. Thứ nhất, dấu ấn sinh thái này được thể hiện qua sinh thái tự nhiên. Miền Đông Nam Bộ trù phú, màu mỡ là thế nhưng chứa đựng trong mình nhiều bất ổn, chấn thương môi sinh. Con người khai thác triệt để thiên nhiên và cuối cùng gánh chịu hậu quả nặng nề. Qua đó, tác giả nhắn nhủ con người cần có cách ứng xử văn minh, thân thiện với tự nhiên. Thứ hai, dấu ấn sinh thái được thể hiện qua sinh thái nhân văn Nguyễn Trí cho thấy sự tha hoá con người khi khoa học kĩ thuật phát triển, con ngươi tàn nhẫn với con người trong công cuộc mưu sinh, khuynh hướng phản nông thôn cũng là một trong những đặc điểm nổi bật trong văn xi Nguyễn Trí.
Tiểu kết chương 1
Là chương có ý nghĩa cơ sở, giới thiệu về lý thuyết phê bình sinh thái, chúng tơi đã trình bày các nội dung sau: Hệ thống lại các cơ sở lí luận về khái niệm phê bình sinh thái, phương pháp và ứng dụng trong thực tiễn văn học. Văn xuôi sinh thái sau 1975 đã trở thành một khuynh hướng. Và khẳng định Nguyễn Trí là một trong những tác giả tiêu biểu cho dòng văn học sinh thái. Từ cơ sở này, chúng tơi sẽ triển khai hai nội dung chính ở hai chương sau:
- Nghiên cứu về sinh thái tự nhiên trong văn xuôi của Nguyễn Trí
Chương 2. SINH THÁI TỰ NHIÊN TRONG VĂN XI CỦA NGUYỄN TRÍ
Cho đến nay phê bình sinh thái trải qua hai giai đoạn quan trọng. Giai đoạn thứ nhất chủ yếu dựa vào lý thuyết sinh thái chiều sâu. Sinh thái học chiều sâu khẳng định giá trị nội tại của tự nhiên, tôn trọng sự đa dạng sinh học, kêu gọi tránh làm tổn hại đến mơi trường bất kể vì lí do gì. Cách tiếp cận của sinh thái học trong giai đoạn này là lấy sinh học luận trung tâm là nền tảng lí thuyết, quan tâm đến các văn bản viết về thiên nhiên, chú ý những trạng thái gắn liền gắn liền với nơi chốn địa phương hay vùng miền. Vì thế phê bình sinh thái giai đoạn sơ kỳ coi trọng vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học và sự n bình của mơi trường sống ở các địa phương. Trong sáng tác của mình, Nguyễn Trí lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm cơ sở tư tưởng, lấy lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái làm giá trị cao nhất để khảo sát và biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và truy tìm nguồn gốc xã hội của nguy cơ sinh thái. Từ góc nhìn của sinh thái tự nhiên, người viết làm rõ tư tưởng sinh thái tự nhiên qua các bình diện sau: tự nhiên là nơi cưu mang cho con người, tự nhiên nơi con người ra sức tàn phá, tự nhiên là nơi trung phạt con người. Thông điệp về mối quan hệ con ngời với tự nhiên.
2.1. Tự nhiên trong văn xi của Nguyễn Trí 2.1.1. Tự nhiên là nơi cưu mang con người
2.1.1.1. Mưu sinh
Trong văn xuôi của Nguyễn Trí, cụm từ “lấy rừng làm mạch sống” trở đi trở lại trong các thiên truyện của ông. Con người ở đây lấy tự nhiên làm lẽ sống của mình hoặc vì sự sống của tự nhiên mà phấn đấu. Trong tiểu thuyết
Thiên đường ảo vọng Nguyễn Trí khẳng định nguyên nhân tàn sát tự nhiên một
phần vì cuộc sống đói nghèo: “Rừng là nơi mà khó nghèo nương vơ để sống”
“mạch sống” của con người. Rừng sẵn sàng đón nhận những ai bế tắc mưu sinh. Vì vậy, xuất hiện những cuộc đổ bộ vào rừng, trước hết là chiếm đoạt không gian hoang dã biến thành đất canh tác nông nghiệp: “Đông lắm. có cả bộ đội.
Sau giải phóng họ đem gia đình vơ kiếm đất làm nương rẫy. Mười kiểm cũng bó tay chịu sầu” (Nguyễn Trí, 2015). Trong Chuyện cũ từ rừng, khi kinh tế lâm
vào cảnh khó khăn, con người “lao cả vào rừng để kiếm sống. Kẻ làm nương
rẫy, kẻ trở thành lâm tặc đốn trộm gỡ q” (Nguyễn Trí, 2016). Trong Thiên đường ảo vọng, dân tứ xứ đổ vào rừng đề tìm đất canh tác. Chỉ một mồi là cả
trăm hécta rừng bị thiêu sạch đến khơng cịn một cái lá. Mưa đầu mùa, rơi hạt là giống má được tra xuống. Đất mới, chỉ một vụ đầu là “đói nghèo có nguy cơ
diệt vong”. Trong Trên đồi đất đỏ,“chịm xóm láng giềng tồn lấy rừng làm mạch sống, ai cũng khó”. Xuất phát từ cái nghèo, mỗi người là mỗi hoàn cảnh.
Phi Long một vợ bốn con, vợ lại đang mang bầu đứa thứ năm, đói nghèo cứ bủa vây lấy gia đình họ. Hồn cảnh này chỉ có thể nương tựa vào rừng mới có cơ may đứng được với đời. Trình trong Trên đồi đất đỏ muốn mua cho vợ con cái tết tàm tạm nên nhận lời vào nơi sâu, cao, một mình trên thâm u có tên Đồi đất đỏ 12 ngày để coi “mớ thành phẩm trong rừng”. Trong Chân mình thì mình
đứng, Thúc Gù phải “bò lên non cao kiếm gánh củi tự ni mình” (Nguyễn Trí,
2016). Thu vẫn kiếm tí chút từ khoản thịt rừng. Trong đổi nghề, người lái xe ôm tên Đạt trăn trở về con đường mưu sinh “làm nơng nghiệp thì ngon nhưng
tao đâu có đất, cứ trên rừng mà sống” (Nguyễn Trí, 2014). Tự nhiên chẳng từ
chối bất cứ một hoàn cảnh nào, rừng sẵn sàng bao bọc bao thân phận đói nghèo. Rừng trong truyện ngắn của Nguyễn Trí cịn là những cánh rừng cao su rất
riêng cho mảnh đất Đông Nam Bộ. Trong Người điên không biết nhớ, để có
tiền lo cho con đi học Bảy chỉ biết nương tựa vào cánh rừng cao su. Ở đó, cơ kiếm “ba cành củi rụng, hoặc một cành cao su bị gió thổi đem về làm chất đốt”
(Nguyễn Trí, 2014). Trong truyện Ngoại tình, Hương cũng “đạp xe vơ kiếm
nhánh rồi thuận tay giấu ít gỗ bự. Ban đêm, Hương lại vào lô cao su lấy phần gỗ đã giấu. Trong Màu của bóng tối, những người nghèo, thất nghiệp mưu sinh bằng nghề mót mủ. Nói mót cho có vẻ lương thiện chứ thực chất là ăn cắp của nông trường. “Khỏi lo vụ tù tội, chẳng thể nào bắt cho hết tập đồn mót mủ.
Trên năm chục mạng xa lắc. Cứ hai giờ chiều là tập trung tại quán Hai Long. Lai rai, đàn ông, rượu, đàn bà con nít sirơ đá bào, bánh tét bánh ú…Tầm năm sáu giờ chiều, khi công nhân của nông trường trút xong, lên xe về nhà là cả bọn túa vơ” (Nguyễn Trí, 2014).