Thông điệp về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của nguyễn trí dưới góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 66 - 69)

2.1. Dấu ấn sinh thái tự nhiên trong văn xi của NguyễnTrí

2.1.5. Thông điệp về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên

Nguyễn Trí đã lí giải nguyên nhân chính của thảm hoạ sinh thái trong hàng loạt sáng tác của mình. Theo ơng căn ngun của vấn nạn môi trường trước hết nằm ở “não trạng” của con người. Tư duy “tài sản là dưới đất, trên

rừng”, “của trời là đất kho vô tận” vốn dĩ ăn sâu trong tâm tưởng người Việt.

Niềm tự hào rừng vàng biển bạc đã khiến con người xem tự nhiên là đối tượng khai thác, bóc lột mà qn đi vị trí của mình trong mối quan hệ sinh thái. Con người khơng hề nghĩ đến việc hồi sinh cho ân nhân của mình. Thứ gì quý giá từ rừng là con người ra sức vơ vét sạch. Khi huỷ hoại mọi thứ trên mặt đất, họ

bắt đầu tìm bới những thứ trong lịng sâu. Tự nhiên bị tàn phá bởi đủ các hình thức, đủ loại người. Những kẻ tìm vàng, tìm trầm, đá quý, đốt than, lấy củi, săn thú, bẫy chim.

Căn nguyên thứ hai là nhu cầu mưu sinh. Đây là nhu cầu của người nghèo trong những nước nghèo. Vì đói nghèo nên từng đồn người lũ lượt kéo nhau đi đãi vàng để mong đổi đời nhanh chóng. Nhưng thiên hạ vào nhiều bao nhiêu thì ê chề ra bãi cũng bấy nhiêu. Tội nghiệp lắm những kẻ một đời ruộng nương vì lời đồn mà làm một chuyến phiêu lưu thử vận… kẻ thì xin bái biệt nghề vàng. Kẻ mới vào thì hăm hở cho một tương lai ngời sáng.

Căn nguyên thứ ba dẫn đến lối cư xử không đẹp giữa con người với tự nhiên nằm ở lịng tham khơng đáy của con người. Theo tác giả “nghìn dân

mạng đang mang nặng niềm đau đớn nhất thế giới” là “lịng tham vơ độ” của

con người. Lịng tham ấy ngay cả “phật Như Lai cũng lắc đầu” (Nguyễn Trí, 2015). Không phải ngẫu nhiên, tác giả viết: “Ở bãi là gian manh, xảo quyệt và tham lam” (Nguyễn Trí, 2013). Thiên nhiên vì hào phóng, nên bị cạn kiệt bởi lòng tham và sự phá phách của con người. Đúng, tham lam chính là nguyên nhân đẩy con người ta vào vịng nguy hiểm bất chấp tính mạng. Đó là căn bệnh trầm kha của con người và không chữa được (Nguyễn Trí, 2013). Bên cạnh những người nghèo tận dụng “sự đãi ngộ từ rừng” để “xóa đói” thì vơ số những kẻ giàu muốn vào rừng để làm phong phú thêm cái giàu có của mình. Chủ tiệm vàng sở hữu hàng đôi ba chục mẫu đất, cũng mâm, cũng máng, cũng phơi ra gió sương để kiếm vàng. Tác giả đã lý giải cho người đọc biết tại sao có tiền mà vẫn dấn chân vào chốn ma thiêng kia, ấy là bởi “lòng tham quá lớn, niềm

tin đến độ cuồng nên bỏ tiền bỏ của lơi cho bằng được cái q giá trong lịng mẹ trái đất vào lịng mình” (Nguyễn Trí, 2015).

Từ những căn ngun sinh thái đó, Nguyễn Trí đã gửi gắm thơng điệp của mình thơng qua phát ngơn của chính nhân vật như một sự tự nhận thức về lẽ cơng bằng sinh thái.

2.1.5.1. Sự bình đẳng giữa con người và tự nhiên

“Cát bụi sẽ về với cát bụi, quả báo trước con mắt của chúng ta. Ông bà

đã dạy rằng của làm ra là của chúng ta, của ơng bà thì để ngồi ngõ, của phù vân nó có chân nó chạy. Bọn thợ như mình tốt mồ hơi cịn đau thương, huống chi ngồi mát ăn bát vàng như lũ cai…” (Nguyễn Trí, 2013). Cuộc sống hiện đại

đã khiến con người đối xử thô bạo với thiên nhiên, làm việc chỉ chăm chăm vào lợi ích vật chất gây nên những hệ lụy khơng chỉ cho mơi trường mà cịn tác động tiêu cực đến mối quan hệ con người với con người. Thiên nhiên che chở, hào phóng, nhưng cũng nghiêm khắc, cơng bằng. Vừa là nguồn sống, nhưng cũng vừa là nguồn chết. Rừng lặng thầm trang trải, cho đi nhưng rừng cũng lặng thầm lạnh lùng thực hiên vai trị phán xử cao xanh. Qua q trình miêu tả cuộc chiến đấu, sinh tồn của con người trước thiên nhiên. Nguyễn Trí đã để ý đến mối tương quan trong sự phân cấp giai cấp kẻ làm chủ và người làm cơng, kẻ giàu và người nghèo. Qua đó, nhà văn chủ trương bình đẳng mơi sinh và giai cấp, thay đổi cách ứng xử giữa con người và tự nhiên, con người và con người.

2.1.5.2. Thương yêu và ý thức bảo tồn

“Và tham chính là cái cần thiết phải huỷ diệt đầu tiên trong kinh điển của tất cả tôn giáo trên thế giới này” (Nguyễn Trí, 2013). Mơtip quả báo,

nghiệp báo là âm hưởng chủ đạo trong sáng tác của nguyễn Trí. Tác giả kín đáo gửi đi thơng điệp tàn hại môi sinh là tàn hại tương lai. Đề cao sức mạnh huyền bí của tự nhiên là ẩn dụ về sự giải thiêng tinh thần “nhân loại trung tâm luận”. Chừng nào con người chưa Giã từ vàng, chưa nhận thức Nhãn tiền, quả báo, mà Đổi nghề thì tự nhiên vẫn cịn bị tàn báo, huỷ diệt và vơ hình trung con người đang tự huỷ diệt chính mình. Quyết tâm chạy chữa vết thương mơi trường bằng “kháng sinh” chữ nghĩa, Nguyễn Trí vừa lên án sự tàn nhẫn, vô trách nhiệm của con người đối với sinh thái, cảnh báo nguy cơ sinh thái đối với con người, văn xi Nguyễn Trí kêu gọi, cổ vũ sống có trách nhiệm, điều chỉnh nhận thức, hành xử của bản thân đối với môi trường. Việc gắn nối những vấn

đề quan thiết như biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường sinh hoạt, văn hố khiến mảng sang tác này bộc lộ rõ tính thời sự, dân tộc và nhân loại. Điều đó cho thấy sự nhạy cảm, bản lĩnh, cái tâm và trách nhiệm công dân của nhà văn đối với thực trạng xã hội hôm nay trên tinh thần môi trường kêu gọi, văn chương đáp lời.

2.2. Phương thức biểu hiện sinh thái tự nhiên trong văn xuôi của Nguyễn Trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của nguyễn trí dưới góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)