Ngơn ngữ mang tính cá thể hóa cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của nguyễn trí dưới góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 72 - 84)

2.2. Phương thức biểu hiện sinh thái tự nhiên trong văn xuôi của

2.2.2. Ngơn ngữ mang tính cá thể hóa cao

2.2.2.1. Ngôn ngữ ngắn cực hạn

Nhà văn là nghệ sĩ dùng lời nói để biểu đạt tư tưởng tình cảm, tạo nên những bức tranh về cuộc sống. Dấu hiệu của một tài năng văn học thể hiện rõ ở cách viết, khai thác những khía cạnh tiềm ẩn, tinh tế của ngơn ngữ, ở khả năng làm mới, “lạ hóa” ngơn ngữ. Ngơn ngữ là một trong những phương diện bộc lộ đặc điểm văn hóa. Sẽ là thiếu sót rất lớn khi tìm hiểu văn xi của

Nguyễn Trí mà bỏ qua nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ của ơng. Ngơn ngữ mang tính cá thể cao thơng qua việc tác giả sử dụng những ngôn ngữ ngắn cực hạn, vận dụng phương ngữ Nam Bộ và tiếng lóng. Chính ngơn ngữ mang tính cá thể này đã miêu tả một thế giới hấp dẫn, mới lạ người đọc về một lớp người vốn ít được nhắc đến trong văn học - những “ma nữ đa tình” và “giang hồ” chốn rừng thiêng.

Kiểu nhân vật loại hình là một trong những kiểu nhân vật khá phổ biến trong tác phẩm của tác giả Nguyễn Trí. Nói về con người trong việc trú ẩn cũng như khai thác tận diệt tự nhiên có hai loại nhân vật chính. Đó là nhân vật giang hồ ở đẳng cấp anh chị thâu tóm quyền lực trên các vùng “đất dữ”. Với những nhân vật giang hồ anh chị này, là xuất thân khơng may mắn, liều mạng và có chút võ nghệ và ở vài nhân vật cịn có lịng nghĩa hiệp. Chọn những vùng đất mà những người hiền lành, lương thiện không dám đến để vươn lên làm ông chủ trong “nghề nghiệp” đào đãi vàng, đào đá q, tìm trầm hương. Nhân vật Thành Bụi có những trận đánh dữ dội đối với đối thủ trên bãi vàng cộng vẻ đẹp phong trần, lãng tử biết đàn hát, Thành Bụi xuất hiện với vẻ đẹp vừa anh hùng, vừa nghệ sỹ trong mắt của gái điếm dải khắp bãi vàng. Kiểu nhân vật loại hình thứ hai là những cô gái điếm đã và đang qua thời xuân sắc phiêu bạt tới vùng đất dữ để vừa bán quán, vừa bán thân nhằm mưu sinh. Vì đặc trưng loại hình nhân vật như vậy nên ngơn ngữ trong sáng tác của Nguyên Trí cũng phù hợp với đặc trưng của nhân vật. Sử dụng ngôn ngữ ngắn cực hạn và phương ngữ Nam bộ, tiếng lóng có khả năng thể hiện sinh động và khêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật. Tập truyện ngắn Bãi vàng, đá quý, trầm hương của Nguyễn Trí, hấp dẫn người đọc bởi ngôn ngữ cực hạn, cách viết câu đặc biệt. Qua khảo sát một số tác phẩm viết về mối quan hệ con người với tự nhiên, chúng tôi nhận thấy nhà văn sử dụng rất nhiều câu văn ngắn (sáu đến mười từ) và những câu văn cực ngắn (năm từ trở xuống). Khảo sát số câu từ mười từ trở xuống chiếm tỉ lệ cao trong tác phẩm. Trong Bãi vàng, có

500/776 câu chiếm 64,4%. Tác phẩm Giã từ vàng có 790/1059 câu chiếm

74,6%. Tác phẩm Đá quý có 607/994 câu chiếm 61,1%. Trong Cầm giùm đi có 234/398 chiếm 58,8%. Tác phẩm Trầm Hương có 347/604 câu chiếm 57,5%. Trong Tiền rừng có 303/739 câu chiếm 41%. Tác phẩm Chuyện cũ từ rừng có 140/293 câu chiếm 47,8%.

Những câu ngắn cực hạn được thể hiện ở phát ngôn của người kể chuyện và đối thoại của nhân vật. Nguyễn Trí khơng sa những câu văn mượt mà, bay bổng. Văn phong của Nguyễn Trí trúc trắc, khó đọc. Trong Giã từ vàng, nhân vật tơi kể việc đi xem người chết bằng cách nói ngắn gọn: “Cả hai mươi mạng

rồng rắn kéo đi. Cuối mưa, suối đã cạn. Bãi đậu đã có trên dưới chục chiếc mikho đang chở khách. My chung một xe với tôi. Lâm và Bằng Chột. Hai mẹ con người chết. Còn lại kệ đi. Ai muốn coi cứ đi. Lâu lâu phục kích cảnh người chết vì đất đè cũng thú” (Nguyễn Trí, 2013). Cách kể bằng những câu ngắn nhấn mạnh sự khách quan, lạnh lùng, vô cảm của nhân vật trước cái chết của con người. Cái chết như là một sự việc hiển nhiên, thường nhật nơi “ma thiêng

nước độc”. Hay lúc nhân vật chia chát cũng ngắn gọn, mau lẹ. “Tơi tính nhẩm. Năm mươi nhân ba. Mười lăm cây vàng. Phần ca là bảy rưỡi. Cầm chắc đứa cây bảy tuổi. Quy ra chín rưỡi chắc cịn năm chỉ. Vầy cũng là hưởng ân huệ từ đấng tối cao rồi. Nhất là mưa gió bão bùng. Chỉ có Minh Tàn mới làm được. Giang hồ bãi nói vậy và thêm làm chầu tới bến Minh Tàn ơi. OK. Thích thì chiều” (Nguyễn Trí, 2013). Để diễn tả những trận tỉ thí tranh giành địa bàn hoặc

danh xưng “vua bãi”, tác giả sử dụng một loạt những câu ngắn. Tác dụng của việc vận dụng câu ngắn nhằm diễn tả hành động dứt khoác, mau lẹ của dân giang hồ. Trong Bãi vàng, Minh Tàn đã có “màn ra mắt ấn tượng” với đàn em Long Hắc, Hổ Hành. “Đối phương, chân trước chân sau kiểu trảo mã tấu, hai

tay be mặt, rõ cái cũng võ nghệ chứ không vừa. Tôi vừa nhảy mơdi vừa nhấp chân địn. Nó cũng nhanh tiến thối nhịp nhàng. Tơi cơng phá, nó thủ. Như bóng đá vậy, thủ khơng khéo rất dễ bị thủng lưới. Tôi xông lên ồ ạt… Hở đâu

ra địn chỡ đó, quy luật mà…tơi ra hiệu chon nó đứng lên. Du côn phắt dậy…Thêm một gót nữa cho rồi cuộc chiến. Du cơn sng địn đánh ngã huỵch”

(Nguyễn Trí, 2013). Ngơn ngữ cực hạn, đặc biệt, độc đáo đã góp phần thể hiện tính cách nam nhi, dữ dội của nhân vật giang hồ trong bãi. Nghề nghiệp khó khăn giữa bầy người gian manh, những thân phận “bụi” đòi hỏi sự quyết liệt, phản ứng chớp nhoáng giữa sống và chết, hành động nhanh nhẹn cần nhiều hơn lời nói. Những câu chuyện thô phác làm dậy gắt lên xung đột mạnh mẽ. Trong Trầm Hương, tác giả có chạm trán giữa dân rừng với sơn tặc:

Bỏ ba lô xuống đi Thuỳ. Mấy anh kiểm tra đi. Nhưng... phải có cái chữ nhưng mới ra chuyện. Ba Thuỳ vừa trải qua khủng hoảng. Một thằng bạn thân vừa qua đời, một câu hỏi phải trả lời với vợ bạn... Ba Thuỳ điên lên: Đù má... Bỏ cái con... Đoàng - Phát đạn vang lên - kèm tiếng thét của Ba Thuỳ. Nhanh như một tia chớp - Võ sĩ mà - Ngọc lướt thật nhanh đến thằng M16, lưỡi rìu vung lên chém một nhát ngọt như mía vào cái bụng. Ngọt quá, nhanh quá và mạnh quá lưỡi rìu bổ qua sau lưng. Dũng đen cũng nhanh khơng kém. Mũi rìu cắm thẳng vào mặt một thằng mã tấu. Máu, máu và máu. Dũng Đen chạy đến bên Thuỳ. Viên đạn trúng vào tay. Dân địu là vua sơ cứu vết thương và trầm hương là chúa cầm máu. Quỳ xuống - Ngọc ra lệnh cho hai thằng còn lại. Trước mũi súng, tất nhiên quỳ. Muốn sống không? Bà mẹ tụi mày, bỏ nghề ăn cướp đi, có biết tụi tao khổ lắm khơng? Tay vung lên, karate chặt vào gáy. Người bất tỉnh, kẻ vong mạng.

(Nguyễn Trí, 2013).

Dù biết trước rằng bối cảnh của tác phẩm là những nơi “rừng thiêng,

Trí vẫn làm người đọc rùng mình vì sự trần trụi, khốc liệt.

Ngồi ra, Nguyễn Trí cịn sử dụng những câu đặc biệt, câu rút gọn mang tính ám gợi cao, đánh giá bằng sự chiêm nghiệm đầy triết lí về cuộc đời: “Ở

bãi là gian manh, giảo quyệt và tham lam”, “Xạo đi” (Nguyễn Trí, 2013), “Cơ đơn và trống vắng, Tiếng yêu đương ai nỡ chối từ”, “Cơ đơn lắm lồi đom đóm đêm” (Nguyễn Trí, 2013), “Sốt rét hả? Khủng khiếp lắm. Nó lấy mạng người gấp chục lần hát i vê ngày nay” (Nguyễn Trí, 2013), “Sống hoặc chết đều vơ nghĩa như nhau” (Nguyễn Trí, 2013), “Bệnh tật là chúa của sự mất ý chí”

(Nguyễn Trí, 2013), “Ừ, có q thì cũng nên về” (Nguyễn Trí, 2013), “Đời mà.

Khơng gian manh, khơng giảo quyệt đâu phải cuộc đời” (Nguyễn Trí, 2013), “Buồn lắm kẻ ở rừng”, “Thê lương lắm hỡi cao xanh” (Nguyễn Trí, 2013),

“Sống là một nghệ thuật thượng đẳng” (Nguyễn Trí, 2013), “Của trời của đất kho vơ tận” (Nguyễn Trí, 2013), “Đất bớt lành chim lũ lượt bay đi” (Nguyễn

Trí, 2013), “Hết. Thực sự hết” (Nguyễn Trí, 2013), “Đàn bà là mặt trời mà” (Nguyễn Trí, 2013), “Sịng phẳng ln lạnh lẽo”, “Có hay khơng số phận xin

miễn bàn. Kẻ nào lười biếng, kém thông minh ắt cu li xe kéo suốt đời, khơn lanh, siêng săn ắt có cục đường phèn. Tính cách tạo nên số phận” (Nguyễn

Trí, 2016), … Việc sử dụng câu đặc biệt mang đến hiệu quả nghệ thuật là trong một thông báo nhưng tạo ra được nhiều điểm nhìn. Người đọc khơng biết chủ thể của lời là ai, là tác giả, hay là nhân vật. Tuy ngắn nhưng ý nghĩa hàm ẩn về triết lí cuộc đời của những câu cực hạn này rất thâm thuý. Hơn nữa lại có sức khái quát cao, vượt ra khỏi phạm vi tác phẩm. Những câu cực hạn đó khơng chỉ nói về con người trong tác phẩm, con người trong việc tận diệt thiên nhiên mà như nói về con người ở nhiều vấn đề khác, lĩnh vực khác của cuộc sống. Đó như một thơng điệp về ý nghĩa cuộc đời mà tác giả muốn gửi gắm.

Bên cạnh ngôn ngữ kể chuyện, đối thoại của nhân vật truyện ngắn bãi vàng mang tính cực hạn. Đa số các đoạn hội thoại được tạo lập lời thoại nhanh chóng, ngắn gọn, khơng có đầy đủ thành phần câu

- “Anh ở bãi nào về đây vậy?

- Eezimbar.

- Nó ở đâu?

- Ở Phú Bổn, Tây Nguyên.

- Khó đánh khơng?

- Khó hơn đây nhiều

- Kể nghe chơi.

- Sập hoài.

- Sao liều vậy?

- Làm vàng ai khơng liều” (Nguyễn Trí, 2013).

Hay đoạn đối đáp giữa My và Minh Tàn trong Giã từ vàng: - Minh Tàn nè, anh đi mấy bãi rồi?

- Nhiều nhiều à. Êzimbar Chưprô ở Phú Bổn. Khám Đức ở Quảng Nam. Tà In ở Lâm Đồng. Suối Nho ở Đồng Nai. Sơng Hinh ở Tuy Hồ. Nói chung bãi nào anh cũng tới.

- Anh theo nghiệp này được mấy năm rồi?

- Không biết được đâu em ơi, anh đủ thứ. Vàng, trầm hương, đá q, ung cái gì anh làm cái đó.

- Được không anh?

- Được cái tàn tạ.

(Nguyễn Trí, 2013)

Xuất hiện dày đặc những đoạn hội thoại với câu đối đáp ngắn gọn giữa các nhân vật cũng là điều dễ hiểu. Nguyễn Trí đang viết về những “con người

ở một thế giới khác thường” là trong rừng sâu. Cuộc sống nơi rừng xanh quy

định cho họ những tính cách nhanh nhẹn, dứt khốc “Đã lên rừng - rừng cao

phản xạ không nhanh, tai mắt không tinh tường, rất dễ bỏ thây lại cao xanh. Thâm u có nghìn vạn hiểm nguy không lường nổi. Hùm, beo, rắn, rết, luôn chực chờ trên lối đi qua. Sự nhanh nhẹn là một tất yếu khơng thể thiếu, nó giúp ta lên đỉnh cao nhanh hơn. Len lỏi cả ngày trong mịt mùng không chấp nhận sự chậm chạp” (Nguyễn Trí, 2013). Một phần, họ là những giang hồ đã đi qua

nhiều sương gió cuộc đời. Đó là cách nói chuyện của người nam nhi “đầu đội

trời chân đạp đất”. Ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn thể hiện được sự giàu trải

nghiệm của người anh hùng. Những câu trả lời tưởng chừng bất cần, vô cảm nhưng lại thể hiện nỗi niềm ẩn khuất của con người. Không chỉ tạo lập đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật, trong các tác phẩm có rất nhiều đoạn văn khơng phân biệt được đó là lời của nhân vật cụ thể nào. Câu chuyện được dẫn dắt bằng giọng của người kể chuyện ở ngơi thứ ba số ít, nhưng nhiều khi người kể chuyện lại phân thân thành một vai khác, tạo nên sự đối đáp bên trong, “tạo cớ” cho chuyện kể: “Sao mà bẩn thế? Đàn anh ai lại dấn thân vào lãnh vực này? Sao

lại sợ bị xù? Cứ làm như phố thị đưa tiền cho má mì, má mì sẽ điều gái cho anh, quỵt làm sao được? Phố khác, rừng khác. Bộ tưởng rẻ lắm sao? Xuống hầm một ca khổ như trong Papillon người tù khổ sai, được chỉ vàng, chung hai phân cho nửa tiếng ôm ma nữ. Đưa tiền trước, chưa kịp làm ăn gì thằng chồng nó xuất hiện, đã mất hết còn bị bạt tai. Ngu à? Chưa kể ba cái bệnh xã hội...”

(Nguyễn Trí, 2013). Cứ thế, câu chuyện trơi đi, sinh động, cuốn người đọc về phía những cuộc đời giang hồ bị khuất lấp nơi góc rừng. Trong Thiên đường

ảo vọng có đoạn viết: “Ủa? sao kì vậy? sao lại mo? Sao lại phải đi xin lương ăn? Chớ ai trúng? thì con người chớ ai. Kẻ trúng đó, người mo cũng đó ln. Khơng thấy bên bộ lục đó sao? Một trăm mâm mới có một mâm đó sao”

(Nguyễn Trí, 2015). Những câu ngắn được tạo lập liên tục làm người nghe hoang mang trong việc phân định chủ thể của lượt lời. Điều này đã giúp tác giả

thể hiện thành công ý nghĩ bãi vàng là tạp âm. Tất cả những gì chúng ta nghe được là sự hỗn độn của bãi vàng. Điều này phản ánh nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo của Nguyễn Trí.

2.2.2.2. Ngơn ngữ của giới giang hồ

Không chỉ dùng từ địa phương, ngôn ngữ phố phường tục tĩu được sử dụng nhiều trong tác phẩm. Trong Bãi vàng, đá quý, trầm hương, khơng có để tìm ra những đoạn hội thoại giữa các nhân vật thô tục đến trần trụi. “Đĩ mẹ, đàn

bà mà cũng bày đặt rượu với chè” (Nguyễn Trí, 2013); “Dzơ khỉ mẹ gì. Thằng Hùng sốt tao nghỉ một bữa” (Nguyễn Trí, 2013); “Đù má cái con nầy, tao bạt tai mày bây giờ” (Nguyễn Trí, 2013); “Đù má, mày không tường vụ này

đâu…Đù má, ra một trận tanh bành cái quán con dzợ mày” (Nguyễn Trí, 2013) , “Đù má…mày đánh tao…anh Dũng ơi…nó đánh em” (Nguyễn Trí, 2013).

Thơng qua ngơn ngữ có thể thấy được xuất thân của nhân vật. Cũng như hiện thực cuộc sống hiện lên trong truyện Nguyễn Trí thật khốc liệt, khắc nghiệt. Nơi rừng núi pháp luật chỉ đứng thứ hai sau luật rừng, kẻ mạnh thắng, yếu sẽ thua con người cần thể hiện vị thế của mình. Bên cạnh hành động, lời nói cũng là trợ thủ đắc lực để con người thể hiện mình hoặc tự vệ trước kẻ mạnh hoặc bảo vệ đồng đội trước những bất công. Lâm Lạnh đã phản kháng lại bọn cướp để giúp những người trên cùng chuyến xe khỏi bị mất tiền oan: “Đù mà… đã

thêm là thêm, thằng nào phát biểu tao đạp chết mẹ bây giờ. Mày… về đâu…”, “Đời chó má thật… Đập chết mẹ nó cho tao…”, “quăng điếu thuốc đi, đù má đã chật như nêm lại còn hút thuốc, anh là cái giống gì vậy” (Nguyễn Trí, 2015).

Ngơn ngữ phố phường được Nguyễn Trí sử dụng tạo sự thống nhất trong việc

xây dựng những nhân vật thuộc kiểu “anh hùng” phu bãi. Ngôn ngữ của nhân vật phù hợp với vẻ bụi bặm của hình dáng, vẻ cường tráng lực lưỡng của thân thể nhân vật. Nguyễn Trí đã hướng ngịi bút của mình vào mảng hiện thực đặc biệt, dữ dội, đầy ắp các xung đột giàu kịch tính. Tác giả đã phơi bày tận cùng hiện thực với những “mảng tối” ít được văn học đương đại Việt Nam phản ánh.

Đó là mảng hiện thực đào đãi vàng ở các bãi vàng với tất cả sự ô hợp nhốn nháo, bao thảm cảnh và bi kịch, Từ cách đào vàng, cách nhận mặt đá quý, cách phân biệt trầm hương cho đến cách ăn chia, cách gian lận, hay những vụ tai nạn, tranh giành, thanh trừng đẫm máu... đều được miêu tả chi tiết.

Trong quá trình khai thác tận diệt thiên nhiên, tác giả sử dụng một lớp từ mới nhằm gọi tên chính xác các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống của “kẻ ăn

rừng” mà “không phải người trong nghề không hiểu được”. Muốn đi vào rừng

sâu, người thợ rừng hay sử dụng khái niệm “cắt”. Thuật ngữ này chỉ việc tạo ra một con đường mới đi khi đi trong rừng. Phải “vượt đèo cao, suối sâu, phải

xuyên qua những nơi mà heo rừng làm ổ, ở đó tồn ve…” (Nguyễn Trí, 2013).

“Cắt” rừng chỉ xảy ra khi thợ rừng cần tìm một địa bàn mới, hoặc khi đã thu thập được “hàng” cần tránh kiểm lâm. Đối với phu vàng, khi đã “vơ mánh” thì sẽ tìm lối đi mới từ rừng về đồng bằng để tránh cướp dọc đường. Trong ngành khai thác lồ ơ có khái niệm bó niền và tuyển. Sản phẩm của lồ ô mà con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi của nguyễn trí dưới góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)