Kết quả nguyên nhân chủ quan của thực trạng xây dựng VHNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tại quận bình thạnh, thành phồ hồ chí minh​ (Trang 78 - 94)

STT Nội dung tiêu chí Mức độ ảnh hưởng (%) ĐTB ĐLC Xếp bậc

1 Văn hóa nhà trường là nội dung mới trong

nhận thức của thầy cô. 3,15 0,85 6

2 Do đặc thù là trường học nên giáo viên mặc

định đã có văn hóa. 3,18 0,83 2

3 Nhà trường chưa có kế hoạch cho việc xây

dựng văn hóa nhà trường. 3,08 0,89 8

4 Cơng tác tun truyền về văn hóa nhà trường

chưa quan tâm thực hiện. 3,12 0,88 7

5

Sự thay đổi phong cách lãnh đạo đã ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hóa nhà

trường. 3,18 0,87 2

6 Quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà

trường chưa cao. 3,17 0,86 4

7 Công tác kiểm tra đánh giá chưa chặt chẽ,

cịn mang tính hình thức. 3,17 0,88 4

8 Sự tự giác của một vài thành viên trong nhà

trường chưa cao. 3,23 0,8 3 1

Điểm trung bình 3,16 0,76

Ghi chú: 4=Ảnh hưởng nhều, 3=Ảnh hưởng vừa, 2=Ảnh hưởng ít, 1=Khơng ảnh hưởng. ĐTB= Điểm trung bình. ĐLC= Độ lệch chuẩn.

Kết quả khảo sát Bảng 2.18 cho thấy ĐTB cộng của nhóm tiêu chí này là 3,16- xếp ở mức độ 3 theo qui ước và cả 8 tiêu chí hỏi đều có ĐTB từ 3,08 đến 3,23 trở lên và đạt mức độ 3. Kết quả này cho thấy những nguyên nhân chủ quan mà tác giả đưa ra là hợp lý, được cán bộ, giáo viên chấp nhận, đây chính là nguyên nhân dẫn đến thực trạng xây dựng VHNT hiện nay. Cụ thể nguyên nhân dẫn đến thực trạng VHNT được đánh giá cao nhất đó chính là tiêu chí 8 “sự tự giác của một vài thành viên

trong nhà trường chưa cao”, tiêu chí 5 “Sự thay đổi phong cách lãnh đạo đã ảnh

hưởng đến công tác xây dựng văn hóa nhà trường”, tiêu chí 2 “Do đặc thù là trường học nên giáo viên mặc định đã có văn hóa” với ĐTB là 3,23 - 3,18 xếp bậc 1, bậc 2

cho thấy ý thức, suy nghĩ của thầy cô rất quan trọng và đặc biệt phong cách của người lãnh đạo tác động rất lớn đến cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường.

Từ phân tích trên, tác giả nhận định, lãnh đạo các trường THPT chưa xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể cho cơng tác xây dựng VHNT, từ đó dẫn đến CB, GV, NV và HS nhà trường chưa quan tâm đến VHNT, xây dựng VHNT; chức năng tổ chức, quản lý thực hiện về xây dựng VHNT chưa hiệu quả; có sự hạn chế trong cơng tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức cho CB, GV và HS về VHNT chưa được quan tâm nhiều; công tác thi đua, khen thưởng cho công tác xây dựng văn hóa nhà trường chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế của nhà trường.

Bên cạnh đó thì cơng tác kiểm tra, đánh giá khơng thường xun, cịn mang tính hình thức dẫn đến tình trạng GV và HS chưa nghiêm túc, cịn lơi lỏng trong việc thực hiện nội qui, nề nếp của nhà trường. Trong các nguyên nhân chủ quan về phía người quản lý cịn có về phía giáo viên là chưa có sự sát sao trong giảng dạy, kỷ luật nhà trường cịn lỏng lẻo, chưa có sự răn đe đủ mạnh và cịn có những biểu hiện che dấu vì thành tích.

Tiểu kết chương 2

Tác giả nhận định xây dựng văn hóa nhà trường phải là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển giáo dục của các trường THPT. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng trên, tác giả nhận thấy VHNT chưa được cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh quan tâm đúng mức. Điều này thể hiện rõ giữa mức độ cần thiết của xây dựng văn hóa nhà trường và mức độ thực hiện xây dựng VHNT có sự chênh lệch khá rõ trong kết quả khảo sát thực trạng. Hầu hết các chủ thể đã nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa nhà trường, sự cần thiết phải xây dựng VHNT, nhưng qua khảo sát cho thấy kết quả thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường ở đây chỉ dừng lại chủ yếu ở mức độ 3“phân vân” là khoảng giữa của có và khơng, rất ít được đánh giá ở mức độ 4 “Đồng ý” là có xây dựng và triển khai thực hiện ở mức khá; Đồng thời khơng có tiêu chí nào được đánh giá ở mức độ 5“hoàn toàn đồng ý” là đã xây dựng và triển

khai thực hiện tốt.

Điều này cho thấy nhiều hạn chế trong nội dung, hình thức tổ chức chưa cụ thể, công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát của lãnh đạo nhà trường chưa hiệu quả. Thực trạng này cịn phản ánh chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường; vai trị của tổ chun mơn, các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong nhà trường chưa được phát huy, tự mỗi cá nhân trong nhà trường lại chưa thực sự chủ động phấn đấu, tích cực, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động xây dựng VHNT ở các trường.

Trên cơ sở những vấn đề lí luận đã được nghiên cứu ở chương 1; những khảo sát, đánh giá và kết luận ở chương 2, tác giả đề xuất các biện pháp mang tính hợp lý và khả thi nhằm xây dựng VHNT ở các trường THPT Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong thời gian tới.

Chương 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HỒN THIỆN CƠNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT TẠI

QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

Căn cứ Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 phê duyệt đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 -2025”. Mục tiêu cụ thể Giai đoạn 2018-2020: 100% trường học xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo quy định quy tắc ứng xử do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với điều kiện và đặc trưng vùng miền của mỗi trường.

Các biện pháp phải tôn trọng cơ sở lý luận của QLGD và các vấn đề về lý luận văn hóa nhà trường.

Các biện pháp phải bám sát với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các trường THPT; đồng thời phải phù hợp với các biện pháp quản lý các trường THPT.

Các biện pháp phải xuất phát từ thực trạng xây dựng VHNT và phải phù hợp với thực tiễn giáo dục của các trường THPT quận Bình Thạnh nói riêng và các trường THPT nói chung.

Các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong việc phát triển văn hóa nhà trường THPT hiện nay.

3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

a. Ngun tắc đảm bảo tính mục tiêu của q trình giáo dục

Nhận thức đúng về nguyên tắc này đòi hỏi lãnh đạo nhà trường cần đảm bảo phục vụ cho thực hiện mục tiêu GD & ĐT toàn diện gồm phẩm chất, năng lực, trí tuệ, thể chất cho HS; coi trọng GD đạo đức, kỹ năng sống cho HS giúp các em có thể ứng phó và thích nghi tốt với mơi trường sống cùng với sự phát triển không ngừng của cách mạng 4.0 và hội nhập quốc tế.

b. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực

Ngun tắc này địi hỏi q trình xây dựng VHNT cần phải có tính thống nhất về các biện pháp, nhưng khi thực hiện cần phải xem xét những khâu cần phải được

ưu tiên. Bên cạnh đó, cần xác định một kế hoạch lâu dài, trong đó xác định được những mục tiêu dài hạn và các mục tiêu trước mắt để tạo điều kiện cho phù hợp với từng giai đoạn, từng năm học. Đồng thời nguyên tắc này cũng cần phải tính tốn trong điều kiện chi phí khơng nhiều, thời gian tiêu phí ít, tiết kiệm nhân lực nhưng kết quả đạt được phải cao.

c. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp và đồng bộ

Các biện pháp đề ra phải phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, cũng như điều kiện kinh tế - văn hóa của địa phương. Các biện pháp khơng mâu thuẫn, trái ngược nhau, mà phải hỗ trợ, liên kết chặt chẽ với nhau. Đồng thời phải đồng bộ trong tất cả các chức năng như lập kế hoạch, lãnh đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng, thực hiện các chế độ, chính sách đối với CB, GV và HS trong q trình xây dựng văn hóa nhà trường.

d. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển của hệ thống giá trị

Nguyên tắc này đòi hỏi các hoạt động giáo dục của nhà trường có những giá trị nhân văn, có sự kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống, bao gồm những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của nhà trường và của gia đình. Các biện pháp đề xuất trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn nhà trường.

Nhiệm vụ của nhà trường trong quá trình xây dựng văn hóa nhà trường phải đảm bảo những điều kiện cần thiết để các giá trị văn hóa được phát triển và lan tỏa trong nhà trường, cộng đồng. Vì vậy, mỗi cá nhân nếu được tạo điều kiện, khuyến khích để phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp sẽ tạo ra một môi trường sống lành mạnh, có tác dụng tích cực đến sự phát triển của cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.

đ. Nguyên tắc xây dựng và phát triển phải đi đơi với xố bỏ, ngăn chặn các tiêu cực ảnh hưởng đến văn hóa nhà trường

Khi giải quyết các vấn đề giáo dục cần nắm rỏ quan điểm biện chứng giữa phát triển, bảo tồn và ngăn chặn. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường như giáo dục tư tưởng, các hoạt động chun mơn, ngồi giờ lên lớp, hướng nghiệp, ngoại khóa và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cần phải tạo ra mơi trường tích cực, lành mạnh và định hướng cho sự đề kháng trước những tiêu cực của môi trường

xung quanh để xây dựng một môi trường học tập, một môi trường sống lành mạnh, văn minh.

e. Nguyên tắc bảo đảm phát huy vai trò của CB, GV, NV, CMHS và HS

CB, GV, CMHS và HS là yếu tố trọng tâm trong xây dựng văn hóa nhà trường nên cần phải có chính sách phù hợp để tập trung vào việc khuyến khích khả năng tự chịu trách nhiệm và sáng tạo của lực lượng này. Đối với nhà trường, giáo viên, học sinh là những thành phần ưu tú về khả năng nhận thức, về trình độ và lối sống. Do đó nếu phát huy được tính tự giác tích cực của CB, GV, CMHS và HS thì sẽ tạo động lực to lớn trong quá trình xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường.

3.2. Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV, NV, CMHS và HS về công tác xây dựng VHNT và HS về công tác xây dựng VHNT

a. Mục đích của biện pháp

Giúp cho đội ngũ CB, GV, NV, CMHS và HS nhận thức đúng về văn hóa nhà trường, tạo sự đồng thuận và phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, cá nhân trong nhà trường đối với cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục về văn hóa nhà trường và giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho CB, GV, NV bằng những việc làm cụ thể.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh và tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề về VHNT.

- Lồng ghép các nội dung của xây dựng VHNT vào trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

- Phối hợp với địa phương và gia đình trong việc tuyên truyền và giáo dục học sinh về xây dựng VHNT.

- Đưa nội dung xây dựng VHNT vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, các tổ chun mơn, các đồn thể, cá nhân và xem đây là tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua của tập thể, cá nhân; phát động thi đua tìm hiểu về VHNT, về xây dựng VHNT.

viên để có kế hoạch xây dựng, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn nhà trường.

c. Điều kiện thực hiện

- Chi bộ, Hội đồng trường, tập thể sư phạm và các thành viên trong nhà trường phải có sự nhất trí, đồng thuận về nhận thức, hành động.

- Tổ chức đồn thể, tổ chun mơn, chủ nhiệm các câu lạc bộ trong nhà trường khi hoạt động phải có tính dân chủ, tính tổ chức kỷ luật cao và đặc biệt là sự thống nhất, ổn định.

- Khi triển khai thực hiện kế hoạch có những yếu tố khách quan tác động thì cần phải xem xét, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình nhà trường.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường a. Mục đích của biện pháp a. Mục đích của biện pháp

- Căn cứ trên nền văn hóa chung của xã hội, của trường học thì mỗi nhà trường phải có chiến lược xây dựng văn hóa nhà trường với phong cách văn hóa đặc trưng của trường mình, phù hợp với sự phát triển của nhà trường, xã hội nhằm đưa cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.

- Giúp cho lãnh đạo nhà trường khái quát hơn về VHNT và xây dựng được mơ hình VHNT mang đặc trưng riêng, phù hợp với yêu cầu phát triển của nhà trường theo từng giai đoạn.

- Theo từng học kỳ và từng năm học, lập kế hoạch chi tiết từng nội dung có tính khả thi và hiệu quả cao nhằm định hướng cho các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường bao gồm xác định mục tiêu, chương trình hành động, xác định những điều kiện, phương pháp, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của người quản lý và người bị quản lý. Quá trình lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh cần có những nội dung cơ bản sau:

- Hiệu trưởng tiến hành nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của các cấp về xây dựng văn hóa nhà trường, trên cơ sở đó xác định các căn cứ cho việc lập kế hoạch xây dựng VHNT theo từng học kỳ, năm học, giai đoạn. Trong đó đặc biệt quan tâm

đến mục tiêu, phương pháp và nội dung phát triển văn hóa nhà trường; định hình các giá trị đặc trưng tạo nên sự khác biệt về bản sắc văn hóa của trường mình với các trường khác.

- Lãnh đạo nhà trường lập kế hoạch cho việc khảo sát, tìm hiểu thực trạng văn hóa nhà trường để có kết quả đánh giá khách quan nhất những thuận lợi, khó khăn; ưu điểm, hạn chế; thời cơ, thách thức để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng mơ hình văn hóa nhà trường sát với thực tế và có khả năng thực hiện tại nhà trường.

- Tiến hành xây dựng kế hoạch chiến lược (5 năm, 10 năm) và kế hoạch năm để phát họa bức tranh về xây dựng văn hóa nhà trường: đề ra các mục tiêu, nội dung cần đạt cùng với các biện pháp thực hiện cụ thể, phù hợp; xác định rõ thời gian thực hiện và hoàn thành; hướng dẫn và phân cơng các đồn thể, tổ chuyên môn, cá nhân phụ trách rỏ ràng; kiểm tra, động viên việc thực hiện kế hoạch.

- Mỗi năm học, lãnh đạo nhà trường triển khai kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường đến các đồn thể, tổ chun mơn, các câu lạc bộ và hướng dẫn xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động cho từng bộ phận này theo kế hoạch.

- Hiệu trưởng dự kiến và phân bổ các nguồn lực cho công tác tổ chức xây dựng VHNT; dự kiến những khó khăn, trở ngại và những phương án giải quyết trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông tại quận bình thạnh, thành phồ hồ chí minh​ (Trang 78 - 94)