NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ LỰA CHỌN ĐỐI TÁC XNK UỶ THÁC

Một phần của tài liệu hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác của công ty tnhh cellco việt nam (Trang 38 - 54)

*Về nghiên cứu thị trường

Bước vào chuẩn bị ký kết một hợp đồng nhập khẩu, công ty nhập khẩu trước hết nghiên cứu kỹ trước tình hình thị trường trong nước để có thể nắm vững giá cả, nhu cầu về hàng hoá trong nước cũng như hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc nghiên cứu kỹ sẽ ảnh hưởng tốt đến hiệu quả của hợp đồng nhập khẩu. Ngược lại nó cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng làm cho việc ký kết hợp đồng trái với pháp luật, dẫn tới việc hợp đồng vô hiệu, chẳng hạn như ký kết hợp đồng nhập khẩu một mặt hàng bị nhà nước cấm nhập khẩu.

Công ty cũng cần nghiên cứu thị trường nước xuất khẩu. Khi công ty nhập khẩu xem xét mặt hàng đó có được bán ra khỏi nước xuất khẩu hay không. Mặt khác, loại hàng đó đáp ứng được thị hiếu, công dụng... mà thị trường nước mình đang cần hay không. Hơn nữa công ty cần phải tìm hiểu giá cả của hàng hoá đó so với hàng cùng loại ở các nước khác có phải là giá cạnh tranh hay không.

Có nghiên cứu kỹ như vậy mới có thể tránh khỏi những sơ suất lúc đàm phán, ký kết hợp đồng, nhằm hạn chế những thiệt hại phát sinh sau này.

*Về lựa chọn thị trường xuất khẩu

Việc nghiên cứu tình hình thị trường có thể giúp cho công ty lựa chọn thị trường, thời cơ thuật lợi, lựa chọn được phương thức mua hàng và các điều kiện giao dịch thích hợp. Tuy nhiên kết quả của hoạt động kinh doanh trong nhiều trường hợp còn phụ thuộc vào bạn hàng.

Vì vậy công ty còn có một nhiệm vụ quan trọng nữa trong giai đoạn chuẩn bị, đó là lựa chọn thị trường xuất khẩu.

Khi lựa chọn thị trường xuất khẩu nước ngoài công tyc hú ý các vấn đề:

* Vấn đề về tư cánh pháp lý của người xuất khẩu

Người xuất khẩu nước ngoài có thể là thương nhân cá thể hay thương nhân tập thể (pháp nhân ).

Thương nhân cá thể: thường tồn tại dưới hình thức hãng buôn hoặc công ty gồm một thành viên. Khi xem xét tư cách pháp lý của thương nhân này, điều quan trọng là phải kiểm tra xem thương nhân này có được thành lập hợp pháp, có đăng ký kinh doanh hay không.

Thương nhân tập thể (pháp nhân): Là một tổ chức được thành lập theo pháp luật và được dựng danh nghĩa của mình tham gia độc lập các quan hệ pháp luật. Một tổ chức muốn thừa nhận là pháp nhan phải có 4 điều kiện:

+Phải có tài sản riêng.

+Phải là tổ chức được thành lập hợp pháp, được luật thừa nhận, có điều kiện riêng và phải có đăng ký thành lập theo thỉ tục qui định.

+Phải dựng danh nghĩa riêng của mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. +Việc xác định tư cách pháp lý của người xuất khẩu nước ngoài có giá trị pháp lý ở chỗ: Nếu người xuất khẩu nước ngoài không đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý thì hợp đồng được ký kết sẽ không có hiệu lực và người nhập khẩu sẽ rất khó giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Mặt khác có tìm hiểu và xác định được người xuất khẩu có tư cách pháp lý, tồn tại thực sự, có trụ sở kinh doanh thì mới tránh được trường hợp ký hợp đồng với công ty “MA” và do đó tránh được thiệt hại phát sinh sau này.

*Về uy tín của công ty xuất khẩu nước ngoài

Uy tín của một doanh nghiệp thể hiện thái độ kinh doanh của doanh nhgiệp đó trên trường. Nó được xác định một phần dựa trên mối quan hệ xã

hội của chính doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp có quan hệ rộng rãi, được bạn hàng tin cậy là có uy tín trong kinh doanh. Giao dịch với một doanh nghiệp có uy tín, người nhập khẩu có thể yên tâm không bị lừa đảo hay gian lận trong quá trình kinh doanh. Do vậy công ty chọn bạn hàng quen biết, đã qua thử thách trong quan hệ buôn bán, thì giao dịch sẽ thuận tiện hơn nhiều. Tuy nhiên sự tin cậy vào bạn hàng cũng chỉ nên tương đối vì không loại trừ trường hợp do bức bách, không có lối thoát mà một bạn hàng tin cậy, có uy tín đột nhiên bội tín.

*Về lĩnh vực kinh doanh, vốn và cơ sở sản xuất của người xuất khẩu nước ngoài

Những vấn đề này cần được xác định vì có thể do trường hợp người xuất khẩu thiếu vốn để giao hàng hay không có khả năng giao hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng do hàng hoá không thuộc lĩnh vực kinh doanh của người xuất khẩu làm cho người nhập khẩu bị lỡ cơ hội kinh doanh. Khi xác định khả năng tài chính của nhà xuất khẩu, người nhập nên xem xét cả tài khoản của người xuất khẩu tại ngân hàng thường giao dịch và tài sản riêng của người xuất khẩu. Điều này là cần thiết vì không ít trường hợp người xuất khẩu có tài khoản trong ngân hàng nhưng khả năng thanh toán không đáng kể, người nhập khẩu không xem xét kỹ sẽ gặp phải những rủi ro khi tranh chấp phát sinh.

*Về hình thức tổ chức công ty xuất khẩu nước ngoài

Trong trường hợp người xuất khẩu nước ngoài là một công ty, có một vấn đề mà người nhập khẩu cần chú ý là hình thức pháp lý của công ty đó. Nếu xác định được điều này, người nhập khẩu sẽ biết được người chịu trách nhiệm chính đối với những nghĩa vụ của Công ty, mức độ chịu trách nhiệm của các thành viên đối với các khoản nợ của công ty đi đến đâu. Chẳng hạn, nếu là một công ty trách nhiệm vô hạn thì khi toàn bộ tài sản của Công ty

trang trải không hết nợ thì các chủ nợ có quyền đòi trả nợ từ tài sản của các thành viên trong Cơng ty....

Ngoài ra do sự qui định khắc nhau của pháp luật các nước về hình thức pháp lý của Cụng ty, việc nghiên cứu hình thức pháp lý của Cụng ty, cũng giúp người nhập khẩu tránh được các công ty “ma” là những Cụng ty có thể được thành lập hợp pháp nhưng không có mục đích kinh doanh... Có thể nói, chọn được người xuất khẩu tin cậy, mạnh về tài chính, có khẳ năng cung cấp hàng lớn, có uy tín kinh doanh trên thương trường là bước đầu đảm bảo cho việc nhập khẩu có thể thành công, đạt được hiệu quả cao.

Khi lựa chọn người xuất khẩu, người nhập khẩu không nên chỉ xác định vào lời quảng cáo, tự giới thiệu của người xuất khẩu. Người nhập khẩu có thể thông qua sách báo, người thứ ba như phòng thương mại, các sứ quán, lãnh sự quán, dịch vụ cung cấp thông tin hay thông qua các thương nhân khác để tìm hiểu, thu thập thông tin cần thiết về người xuất khẩu nước ngoài. Phương pháp này mang lại cho người nhập khẩu những thông tin thực tế , chính xác, tuy nhiên sử dụng phương pháp này rất tốn kém về thời gian và tiền bạc. Hiện nay do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường có văn phòng đại diện ở nước ngoài, khoảng cách giữa người bán và người mua được rút ngắn lại, do đó việc tìm hiểu và lựa chọn người xuất khẩu thuận lợi và có hiệu quả hơn rất nhiều.

Trong việc ký kết hợp đồng, thực tế cũng đã có nhiều tranh chấp –phát sinh xảy ra gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Vì thế mà các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải chú ý để tránh rủi ro trong việc ký kết hợp đồng nhập khẩu.

*Việc đôn đốc người xuất khẩu nước ngoài giao hàng

Người xuất khẩu nước ngoài không phải lúc nào cũng giao hàng đúng thời hạn. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến người xuất khẩu chậm giao hàng.Việc chậm giao hàng này có thể gây lên những thiệt hại rất lớn cho

người nhập khẩu. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, người nhập khẩu nhất thiết phải đôn đốc người xuất khẩu giao hàng đúng thời hạn. Hơn nữa, việc đôn đốc người xuất khẩu giao hàng sẽ là một căn cứ giúp người nhập khẩu được miễn trách nếu quá thời hạn giao hàng một khoảng thời gian rất định mà hàng vẫn chưa được giao và người nhập khẩu do không thể chờ thêm được nữa đã huỷ hợp đồng.Thông thường, trong trường hợp người xuất khẩu chậm giao hàng, người nhập khẩu phải gửi đi một bức điện gia hạn đến một ngày nào đó buộc người xuất khẩu giao hàng. Bức điện này là bằng chứng thể hiện thiện chí hợp tác của người nhập khẩu trong giao dịch. Người nhập khẩu sẽ chỉ huỷ bỏ hợp đồng nếu hết thời hạn gia thêm đó mà người xuất khẩu vẫn không giao hàng.

Lúc này, những bức điện giục người xuất khẩu và gia hạn giao hàng sẽ là một phần của bộ hồ sơ giúp cho ngươì nhập khẩu khiếu nại hay khởi kiện người xuất khẩu không giao hàng.

*Về thời hạn giao hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời hạn giao hàng là thời hạn mà người xuất khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Người nhập khẩu cần quy định trong hợp đồng với người xuất khẩu thời hạn giao hàng một cách cụ thể và rõ ràng, chẳng hạn giao hàng chậm nhất là ngày 30/1/2010, hoặc tháng 3/2010 hoặc quý i/2010...

Không nên quy định thời hạn giao hàng một cách chung chung, chẳng hạn như giao hàng nhanh, giao hàng ngay lập tức, giao hàng càng sớm càng tốt... Bởi cách quy định chung chung như vậy được giải thích ở từng nơi, từng

vùng, từng nghành là khác nhau.Ví dụ: ở Mỹ “giao ngay“ là giao trong vòng

5 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng, nhưng trong bản “Quy tắc thực hành

thống nhất tín dụng chứng từ -UCP 500của phòng thương mại quốc tế giải thích, từ ngữ đó được hiểu là: yêu cầu gửi hàng trong thừi gian 30 ngày kể từ ngày mở thư tín dụng. Người nhập khẩu còn có thể quy định thời hạn giao

hàng còn phụ thuộc vào các điều kiện khác: Ví dụ như giao hàng trong vòng 30 ngày sau khi mở L/C... nhưng cần phải chú ý rằng sau đó phải quy định cụ thể thời hạn mở L/C.

*Về việc quy định giao hàng thành bao nhiêu chuyến

Việc quy định rõ ràng số chuyến chuyển hàng sẽ giúp người nhập khẩu chủ động trong việc nhận hàng, có trước các kế hoạch hoặc sử dụng hàng... do đó người nhập khẩu nên quy định rõ ràng và cụ thể giao hàng sẽ được giao thành bao nhiêu chuyến.

*Về việc tải dọc hàng

Nếu quy định cho phép chuyển tải hàng hoá dọc đường vận chuyển, người nhập khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro như nhầm lẫn, mất mát hàng hoá trong lúc chuyển tải. Vì thế, người nhập khẩu tốt nhất nên quy định hàng hoá không được phép chuyển tải.

*Về địa điểm giao hàng

Việc lựa chọn địa điểm giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương thức chuyên chở hàng hoá và điêù kiện cơ sở giao hàng. Vì vậy người nhập khẩu cần xác định địa điểm giao hàng sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở giao hàng và phương thức chuyên chở hàng hoá.

Người nhập khẩu nên xác định rõ ràng cả cảng đi và cảng đến(ví dụ CIF Hải Phòng thì chỉ biết cảng đến chứ không biết cảng đi ).

*Về thông báo giao hàng

Người nhập khẩu nên có những thoả thuận về nghĩa vụ thông báo giao hàng của người xuất khẩu . Thoả thuận này quy đinh về số lần thông báo và nội dung cần thông báo. Thông báo giao hàng giúp cho người nhập khẩu theo dõi được tình hình thực hiện hợp đồng của ngươì xuất khẩu, dự kiến được ngày hàng về cảng, số lượng hàng hoá thực giao, tên đại lý tàu biển ở cảng đến... , căn cứ vào đó để người nhập khẩu chuẩn bị trước các thủ tục nhập

khẩu, chuẩn bị trước phương tiện vận tải, kho tàng và như vậy người nhập khẩu có thể hoàn thành nghĩa vụ nhập hàng của mình một cách dễ dàng hơn. Vì vậy quy định điều khoản giao hàng một cách rõ ràng và cụ thể sẽ giúp người nhập khẩu bảo vệ quyền lợi của mình.

* Về điều khoản thanh toán

Trong trường hợp quy định thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of Credit-L/C), người nhập khẩu cần chú ý tới các vấn đề sau:

*Lựa chọn ngân hàng mở L/C

Người nhập khẩu tốt nhất nên lựa chọn một nhân hàng trong nước thông thạo nghiệp vụ ngân hàng, có uy tín cao ở trong nước cũng như tren thế giới. Như thế, người nhập khẩu không những tạo cho người xuất khẩu cảm thấy yên tâm rằng mình chắc chắn sẽ được thanh toán mà còn tạo được ấn tượng tốt cho người xuất khẩu về sự đứng đắn trong quan hệ làm ăn cuả công ty mình. Hơn nữa, người xuất khẩu cũng không yêu cầu L/C phải được xác nhận tại một ngân hàng nổi tiếng trên thế giới, do đó người nhập khẩu không phải chịu phí xác nhậm L/C và thực hiện nghĩa vụ thanh toán sau này được dễ dàng hơn. Việc mở L/C đòi hỏi người nhập khẩu phải ký trước tiền ký quỹ và trả thủ tục phí. Nếu lựa chọn ngân hàng trong nước, người nhập khẩu không những nâng cao được uy tín của ngân hàng trong nước, mà còn tránh được sự đọng vốn ở nước ngoài.

*Lựa chọn L/C dựng để thanh toán

Thông thường người xuất khẩu thích lựa chọn L/C không huỷ ngang, có xác nhận và miễn truy đòi vì nó đảm bảo cho người xuất khẩu chắc chắn thu được tiền hàng và không phải truy hoàn lại tiền. Tuy nhiên, người nhập khẩu chỉ nên sử dụng L/C không huỷ ngang vì nếu đồng ý sử dụng loại L/C có xác nhận sẽ phải chịu xác nhận phí rất cao.

Người ra khi lựa chọn L/C, người nhập khẩu nên hạn chế loại L/C chuyển nhượng vì nếu L/C được chuyển nhượng cho một thương nhân không

đáng tin cậy thì hợp đồng sẽ không được đảm bảo thi hành tốt, có thể dẫn tới những rắc rối sau này cho người nhập khẩu. Trong trường hợp phải dựng L/C chuyển nhượng, người nhập khẩu nên có ý tránh việc chuyển nhượng cho người thứ ba không cùng quốc gia so với ngươì được hưởng lợi đầu tiên vì động đến luật pháp của quốc gia về việc chuyển nhượng rất phức tạp, quy định rõ chi phí hưởng lợi do người hưởng lợi chịu.

*Thời hạn hiệu lực của L/C

Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu trình bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn phù hợp với L/C. Thời hạn của L/C tính từ ngày mở đến ngày hết hạn hiệu lực của L/C. Khi xác định thời hạn hiệu lực của L/C, cần phải chú ý rằng ngày giao hàng phải là ngày trong thời hạn hiệu lực của L/C. Ngày giao hàng cách ngày mở L/C một khoảng cách hợp lý để người xuất khẩu chuẩn bị, kiểm tra bộ chứng từ thanh toán và luân chuyển nó đến ngân hàng trả tiền. Như vậy khi quy định thời hạn hiệu lực của L/C, người nhập khẩu cần nên xác định thời hạn mở L/C một cách hợp lý để tránh đọng vốn và chủ yếu là để người xuất khẩu sớm giao hàng.

*Bộ chứng từ thanh toán mà người xuất khẩu phải trình cho ngân hàng trả tiền

Là nội dung chính của một thư tín dụng, bởi bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng với những điều của thư tín dụng. Nếu bộ chứng từ đó phù hợp với thư tín dụng, ngân hàng sẽ tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Bộ chứng từ này gồm những loại nào, nhiều hay ít phụ thuộc vào yêu cầu của người nhập khẩu và các yêu cầu này phải được thoả thuận trong hợp đồng. Khi quy định bộ chứng từ thanh toán trong hợp đồng, người nhập khẩu cần chú ý xác định các loại chứng tờ cần thiết, số lượng của mỗi loại, yêu cầu về việc ký phát từng loại đó...

- Việc áp dụng “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 500 bản sửa đổi năm 1993 “Đây là văn bản pháp lý thông dụng về tín dụng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác của công ty tnhh cellco việt nam (Trang 38 - 54)