1.5. Nội dung quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
1.5.2. Xác định các vấn đề cần bồi dưỡng
Đây là khâu đầu tiên nhưng có vai trị rất quan trọng trong Kế hoạch hóa cơng tác bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Sau khi đã xác định trạng thái hiện tại của từng giáo viên so với trạng thái mong muốn mà Chuẩn
đã đặt ra, ta xác định được “Khoảng cách cần rút gọn”. Đó chính là lĩnh vực
cần bồi dưỡng và cụ thể hơn là các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề
nghiệp. “Khoảng cách cần rút gọn” của mỗi giáo viên, mỗi nhà trường khơng
giống nhau. Chính vì thế xác định các vấn đề cần bồi dưỡng là cơ sở cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các cấp quản lý và cũng là cơ sở để giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng. Các vấn đề cần bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp gồm :
1.5.2.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
- Cập nhật tình hình chính trị, thời sự.
- Học tập, nghiên cứu đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, đặc biệt những đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
- Tìm hiểu, nâng cao nhận thức hiểu biết về nghề dạy học.
1.5.2.2. Về chuyên môn:
- Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ ở bậc THCS.
- Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học THCS.
- Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
- Kiến thức phổ thơng về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc.
- Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác.
1.5.2.3. Về nghiệp vụ sư phạm:
- Kỹ năng lập kế hoạch dạy học; soạn giáo án theo hướng đổi mới.
- Kỹ năng phân tích chương trình, sách giáo khoa ( về mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá) đối với từng môn học, với từng chủ đề, chương mục, với từng bài học…Từ đó đưa ra nội dung dạy học cơ bản hệ thống, phương pháp dạy học tích cực, cách đánh giá phù hợp đối tượng.
- Kỹ năng tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh.
- Kỹ năng chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi
trong giao tiếp, ứng xử có văn hố và mang tính giáo dục.
- Kỹ năng xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.