1.5. Nội dung quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
1.5.4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng
Đánh giá nói chung là một hoạt động của nhận thức. Thông qua dánh giá con người nhận thức được bản chất của thế giới khách quan, xác định được thái độ của con người đối với thế giới khách quan đó, để rồi chấp nhận nó hoặc cải tạo nó phục vụ cho lợi ích của con người.
Đánh giá kết quả bồi dưỡng là một trong những chức năng cơ bản của quản lý nói chung và quản lý bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp nói riêng. Theo lý thuyết, kiểm tra nhằm thiết lập mối quan hệ ngược nhằm thu lại những phản hồi, đánh giá được những thành tựu của công tác bồi dưỡng giáo viên để từ đó kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho phù hợp và đúng hướng.
Theo GS. TS Nguyễn Đức Chính thì đánh giá bao gồm cả việc thu thập,
phân tích, giải thích và thu thập thơng tin về con người nói chung. Nói cách khác đó là sự thu thập các “bằng chứng„ về các hoạt động mà người giáo viên phải làm với tư cách nhà giáo. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét nhằm giúp giáo viên tiến bộ, qua đó nhiệm vụ giáo dục của nhà trường cũng được hoàn thành. Trong nhà trường, việc đánh giá giáo viên mà đặc biệt là đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp là khâu không thể thiếu trong công tác quản lý.
Nội dung kiểm tra diễn ra từ đầu đến cuối chu trình quản lý, là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức. Nội dung kiểm tra bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây:
+ Đánh giá thực trạng, xác định xem mục tiêu ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kết quả phù hợp đến đâu so với dự kiến.
+ Phát hiện những lệch lạc, sai sót trong kế hoạch. + Điều chỉnh kế hoạch, tìm biện pháp uốn nắn.