KINH NGHIỆM HUYĐỘNG VỐN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 151 HOÀN THIỆN CÔNG tác HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn CÔNG THƯƠNG GIAI đoạn 2016 2020,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 43)

THƯƠNG MẠI

1.5.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài

- Ngân hàng Citi Bank: Để thu hút được nguồn tiền gửi dồi dào của dân cư, ngân hàng này có nhiều loại hình tiền gửi rất hấp dẫn, tác động mạnh đến tâm lỳ của người gửi, như:

+ E-Saving account: Tiền ký quỹ là 100 USD, duy trì số dư này khách hàng sẽ khơng bị thu phí quản lý tài khoản hàng tháng, lãi suất hưởng thay đổi theo lãi suất thị trường. Tài khoản này khách hàng có thể giao dịch trực tuyến qua Internet và điện thoại.

+ Health saving account: Tài khoản này giúp khách hàng trang trải cho các khoản chi phí chăm sóc sức khỏe, đây là giải pháp giúp cho khách hàng có thể tham gia trong một chương trình chăm sóc sức khỏe có chất lượng. Với tài khoản này, khách hàng sẽ được miễn phần đóng thuế do vậy có thể sử dụng phần miễn thuế này để thanh toán cho các khoản chi tiêu vao thuốc men.

+ Day to day savings account: Số dư duy trì tài khoản là 100 USD, ngân hàng sẽ tự động kết nối số dư trên tài khoản này với mọi tài khoản của khách hàng mở tại Citibank để đảm bảo số dư duy trì tài khoản của khách hàng, từ đó trính được phí duy trì hàng tháng. Miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Citibank. Khách hàng có thể đăng ký trực tuyến để mở tài khoản. Đây là loại tài khoản rất cần thiết đối với khách hàng thường xuyên sử dụng tiền mặt.

+ Citibank Money Market Plus account: Khách hàng có thể truy cập hệ thống online của Citibank, Citi phone banking đến bất kỳ chi nhánh nào hoặc qua các máy ATM để thực hiện giao dịch. Bên cạnh việc được hưởng lãi suất cạnh tranh, khách hàng có thể rút tiền dễ dàng. Tiền trong tài khoản khách hàng được bảo hiểm lên đến 250.000USD. Khách hàng sẽ khơng mất phí thường niên nếu duy trì số dư tài khoản tối thiểu 100USD.

- Ngân hàng Standard Chartered Bank

Standard Chartered Bank cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về sản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh, bên cạnh đó khách hàng sẽ đuợc nhận hơn nhiều tiện ích từ hệ thống thanh toán quốc tế của Standard Chartered Bank. Khách hàng dễ dàng truy cập tài khoản của mình khi đang ở nuớc ngồi. Một số sản phẩm tiết kiệm nổi bật của ngân hàng:

+ My dream account: Đây là tài khoản tiết kiệm đặc biệt nhằm tiết kiệm cho con em của khách hàng. Khách hàng có thể dễ dàng quản lý tài khoản này.

+ Pay roll account: Tài khoản ngày giúp cơng ty cải thiện chính sách chi luơng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực và thuận tiện cho khách hàng.

+ Women’s account: Đây là tài khoản đuợc thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính trong gia đình của chị em phụ nữ.

+ Esaving account: Quản lý tiền của khách hàng mọi lúc mọi nơi. Tiền trong tài khoản của khách hàng ngày càng nhiều hơn do đuợc huởng lãi suất cạnh tranh từ ngân hàng.

- Ngân hàng ANZ

Ngân hàng ANZ là một sự lựa chọn cho khách hàng muốn tối đa hóa lợi nhuận cho các khoản tiết kiệm của mình. Đó là thông điệp mà ANZ muốn gửi gắm cho tất cả các khách hàng. Sau đây là một số sản phẩm mà ngân hàng cung cấp:

+ ANZ Progress Saber: Giúp khách hàng tiết kiệm tiền để đi du lịch nuớc ngoài, mua nhà mới hoặc bất cứ mục đích tiết kiệm nào. Miễn phí phí giao dịch và phí thuờng niên. Bên cạnh huởng lãi suất tiền gửi, khách hàng còn đuợc cộng điểm thuởng hằng ngày và sẽ đuợc chi trả vào mỗi tháng nếu số tiền mỗi lần gửi vào tài khoản là trên 10USD và không rút ra trong mỗi tháng. Có thể giao dịch qua các máy ATM, ANZ phone banking, aNZ internet banking và các điểm giao dịch internet.

+ ANZ V2 Plus: Với tài khoản này khách hàng vừa được hưởng lãi suất cao (lãi được tính hàng ngày và trả hàng quý) vừa được hưởng những dịch vụ truy cập tài khoản tại các máy ATM, Internet và Phone banking. Đặc biệt có một dịch vụ tổng đài chuyên biệt để phục vụ những yêu cầu của tài khoản này. Số dư tối thiểu để mở tài khoản này là 5.000USD. Có thể nộp, rút tiền bất cứ lúc nào mà khơng bị mất phí.

+ ANZ Premium Cash Management: Khách hàng được hưởng lãi suất bậc thang, số dư tài khoản càng nhiều lãi suất gửi càng cao. Khách hàng được quyền phát hành séc trên tài khoản này. Số dư tối thiều ban đầu khi mở tài khoản là 10.000USD. Số dư duy trì là 1.000USD.

1.5.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với các Ngân hàng thương mạiViệt Nam Việt Nam

1.5.2.1. Hình thức huy động vốn cần phong phú đa dạng

Do nhu cầu của khách hàng khi đến Ngân hàng là khác nhau nên việc thỏa mãn được những nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc cạnh tranh là tất yếu, việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng là điều kiện tiên quyết để đạt được thắng lợi trong kinh doanh. Một Ngân hàng có các hình thức huy động và kỳ hạn huy động vốn phong phú, linh hoạt, thuận tiện hơn sẽ có sức thu hút khách hàng mới và duy trì những khách hàng hiện có hơn những Ngân hàng khác. Khi hình thức huy động vốn đa dạng và hấp dẫn thì sẽ làm cho số lượng người gửi tiền tăng lên và khi đó chi phí huy động sẽ giảm xuống. Hơn nữa, hình thức huy động vốn phong phú cũng là điều kiện để thu hút những khoản vốn đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau với những tính chất khác nhau về số lượng, chất lượng và kỳ hạn.

1.5.2.2. Nâng cao các tiện ích đi kèm với hoạt động huy động vốn

chưa kết hợp được huy động vốn với các tiện ích thế mạnh của mình. Standard Chartered Bank đã kết hợp tài khoản tiết kiệm với các dịch vụ quốc

tế, từ đó khách hàng có thể được nhận thêm sự thuận tiện từ hệ thống thanh

toán quốc tế. Đây là một điểm mạnh giúp Standard Chartered Bank mở rộng

được khả năng huy động vốn của mình nhờ biết tận dụng tối đa các dịch vụ

tiện ích cung cấp cho khách hàng.

1.5.2.3. Lãi suất cạnh tranh và hợp lý

Biện pháp chạy đua lãi suất hiện nay của các NHTM Việt Nam đang bị quản lý rất chặt chẽ của NHNN. Với một ngân hàng nước ngồi như ANZ, thay vì tăng lãi suất khơng kiểm sốt thì ANZ lại cho khách hàng được hưởng phí dịch vụ rất ưu đãi, thậm chí có những sản phẩm khi khách hàng gửi tiết kiệm cịn được miễn phí 100%. Ngồi ra cịn có rất nhiều chính sách thu hút khách hàng như cộng điểm thưởng tích lũy và được chi trả điểm thưởng bằng tiền mặt, kết hợp với bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng gửi tiền, xây dựng chính sách lãi suất phù hợp để khách hàng cảm thấy hài lòng.

1.5.2.4. Mở rộng mạng lưới online

Đây là một kinh nghiệm mà các NHTM Việt Nam đang cố gắng học hỏi. Việc chỉ giao dịch với thời gian hành chính đã làm thu hẹp lượng khách hàng của NHTM Việt Nam. Nhờ mở rộng hoạt động online, Citibank đã đem lại cho khách hàng sự thuận tiện, chủ động và tiết kiệm trong việc giao dịch, khách hàng không nhất thiết phải ra quầy để thực hiện các giao dịch. Mọi giao dịch từ gửi tiền tiết kiệm đến thanh toán các chi phí đều có thể thực hiện thông qua: ATM, internet, điện thoại,... Để làm được điều này yêu cầu các NHTM Việt Nam phải có một hệ thống mạng lưới online rộng khắp, và phải

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 giúp chúng ta nắm bắt khái quát về nghiệp vụ huy động vốn. Cụ thể:

- Khái niệm về vốn

- Các loại nguồn vốn Ngân hàng huy động

- Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mơ nguồn vốn huy động - Vai trị của huy động vốn trong hoạt động của NHTM.

Trên cơ sở lý thuyết chung ta có cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng và hoạt động của NHTM nói chung, hoạt động huy động vốn nói riêng. Mặt khác thơng qua các chỉ tiêu đánh giá khả năng huy động vốn nhà quản trị có thể dễ dàng tiến hành hoạch định, tổ chức thực hiện kiểm tra việc huy động các nguồn vốn sao cho thích hợp với nhu cầu sử dụng vốn, thích hợp với điều kiện mơi trường kinh doanh để đạt được các mục tiêu giảm chi phí huy động vốn nhằm làm tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho Ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN CƠNG THƯƠNG TỪ 2014 - 2016

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN CƠNG THƯƠNG

2.1.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Cơng thương

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương (viết tắt là Saigonbank) là Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập trong hệ thống Ngân hàng cổ phần tại Việt Nam. Saigonbank ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trước khi có Luật Cơng ty và pháp lệnh Ngân hàng, với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian họat động là 50 năm.

Đến nay, trải qua gần 29 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đã tăng vốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 3.080 tỷ đồng. Trong năm 2016, Saigonbank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng.

Ban đầu, nguồn vốn chính của Saigonbank được cấp bởi Ngân hàng Nhà nước, sau đó, chuyển cho Ban Tài chính quản trị Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh và một số Ngân hàng quốc doanh là người sở hữu vốn đó. Cho đến hiện tại, Văn phịng Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh nắm giữ 18,2% vốn điều lệ, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) sở hữu 10,4% vốn điều lệ, và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) góp 4,4% vốn điều lệ tại Saigonbank.

Nhờ vốn điều lệ tăng trưởng qua từng năm khá liên tục và đều đặn, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đã liên tục thúc đẩy tăng trưởng nghiệp vụ, phát triển mạng lưới hoạt động, kết quả kinh doanh liên tục có lời, cổ đơng nhận được cổ tức khá cao từ đồng vốn đầu tư ban đầu.

Tính đến 31/12/2016, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương có 33 chi nhánh, 56 phịng giao dịch, với tổng số cán bộ cơng nhân viên là 1.472 người. Saigonbank có quan hệ đại lý với 641 Ngân hàng và chi nhánh tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Hiện nay, Saigonbank là đại lý thanh toán thẻ Visa, Master Card, JCB, CUP... và là đại lý chuyển tiền kiều hối Moneygram.

Qua nhiều năm hoạt động, ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng có chất lượng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động cả về không gian và về chiều sâu. với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Saigonbank c òn quan tâm và mở rộng các hoạt động đến các đối tượng khách hàng là các cá nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài. hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp; hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại các địa phương trong cả nước.

Trong thời gian tới, theo xu thế phát triển - hội nhập của hệ thống NHTM Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương sẽ liên tục đổi mới hoạt động: cung ứng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, thay đổi phong cách phục vụ, ưu đãi các khách hàng giao dịch thường xuyên, mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng tới phục vụ khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại với chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến ... nhằm thực hiện thành công mục tiêu là trở thành một trong những NH TMCP lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống NH TMCP ở Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

2.1.2.1. Tổ chức biên chế bộ máy và cơ cấu cán bộ

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ

S Cơ cấu bộ máy quản lý gồm:

- Đại hội đồng cỗ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của

Saigonbank; tất cả các cổ đơng có tên trong danh sách đăng ký cổ đơng đều có quyền tham dự, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn do luật pháp và điều lệ Saigonbank quy định.

- Hội đồng quản trị: Gồm 06 thành viên, Hội đồng quản trị là cơ quan

quản trị Ngân hàng theo quy định của pháp luật, điều lệ Saigonbank và đóng vai trị kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chỉ tiêu do Đại hội cổ đơng giao.

-Ban kiểm sốt: Ban kiểm soát gồm 03 thành viên, là cơ quan kiểm tra

hoạt động tài chính của Saigonbank, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng.

×Cơ cấu bộ máy điều hành:

-Ban Tỗng Giám đốc: Ban Tổng giám đốc gồm 06 thành viên. Ban

Tổng giám đốc là cơ quan chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của Ngân hàng; thơng qua đó kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của các chi nhánh về các chỉ tiêu, công tác do Ban Tổng giám đốc giao. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc, Kế tốn truởng và bộ máy chun mơn nghiệp vụ. - Về cơ cấu tỗ chức: Hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng

Thuơng bao gồm: 01 Hội sở có các phịng chức năng và đang sở hữu các đơn vị trực thuộc: Trung tâm kinh doanh thẻ, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản và mạng luới chi nhánh gồm 33 chi nhánh, 56 phịng giao dịch, trong đó chức năng nhiệm vụ các phịng nhu sau:

- Phịng Kế tốn giao dịch: Phịng kế tốn giao dịch có chức năng thực

hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng về tài khoản tiền gửi tiết kiệm, chuyển tiền, phát hành và thanh toán séc,...

chức thực hiện các giao dịch nội bộ (khơng trực tiếp với khách hàng) và quản

lý tài chính theo quy định hiện hành.

- Phòng Nguồn vốn: Phòng nguồn vốn có chức năng kinh doanh ngoại

tệ, kinh doanh chứng khoán, huy động và sử dụng nguồn vốn liên Ngân hàng, điều phối, cân đối vốn tồn hệ thống.

- Phịng tài trợ thương mại: Phòng Tài trợ thương mại có chức năng

thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế kèm chứng từ và tài trợ thương mại như tín dụng chứng từ, nhờ thu chứng từ, bảo lãnh Ngân Iiang,...

- Phòng Thẩm định: Phịng Thẩm định có chức năng thẩm định tính

pháp lý và định giá trị tài sản thế chấp, cầm cố. làm căn cứ để phịng tín dụng xem xét cho vay hoặc giải quyết các nghiệp vụ khác theo tiêu chí hồn tốn độc lập khách quan.

- Phịng Tín dụng: Phịng tín dụng là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao

dịch với khách hàng, có chức năng tham mưu cho Ban tổng giám đốc trong việc nghiên cứu, tổ chức thực hiện các biện pháp sử dụng vốn qua hình thức cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và bảo lãnh (bằng VND và ngoại tệ) trên cơ sở chế độ thể lệ quy định bảo đảm an tồn vốn và hiệu quả kinh doanh. - Phịng Ngân qũy: Phòng Ngân qũy có chức năng quản lý an toàn kho

quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và của Saigonbank

- Phịng Cơng nghệ thơng tin: Phịng Cơng nghệ thơng tin có chức năng

nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ vào sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng nhằm mang lại tiện ích cho khách hàng và hiệu quả kinh tế cho Ngân hàng. - Phòng Kế hoạch: Phịng Kế hoạch có chức năng nghiên cứu xây dựng

kế hoạch, chiến lược, đề xuất phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh và biện pháp tổ chức triển khai thực hiện an toàn, hiệu quả phù hợp với pháp luật và thể chế của Ngân hàng.

Chỉ tiêu Năm

Một phần của tài liệu 151 HOÀN THIỆN CÔNG tác HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn CÔNG THƯƠNG GIAI đoạn 2016 2020,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 43)