1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát
1.4.3. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo tiếp cận phát triển
tiến bộ của chương trình hiện hành sẽ phải được kế thừa và phát huy hơn nữa.
2. Nội dung môn tiếng Anh được tổ chức theo mạch tương ứng với bốn kĩ năng giao tiếp cơ bản. Bốn mặt kĩ năng này được triển khai thành hệ thống các chuẩn cần đạt đối với từng kĩ năng.
Chuẩn cần đạt thể hiện ở những điều học sinh cần biết và có thể làm được sau khi học. Việc xây dựng nội dung chương trình dựa vào hệ thống các chuẩn cần đạt, thay vì dựa vào các nội dung cần dạy học, giúp nhà trường có được cơ sở đánh giá được chất lượng của sản phẩm mà mình tạo ra. Hệ thống chuẩn này cũng là căn cứ để xác định được những nội dung phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá thích hợp đối với mỗi lớp học sao cho HS có được những năng lực và phẩm chất mà xã hội kì vọng.
1.4.3. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo tiếp cận phát triển năng lực năng lực
Mục tiêu giáo dục theo định hướng phát triển năng lực là chú trọng kết quả học tập cần đạt được mơ tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục.
Nội dung giáo dục theo định hướng phát triển năng lực là lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, khơng quy định chi tiết.
Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực là GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…; chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành.
Hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực là tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học
Đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực là các tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong q trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn [5].
Dạy học theo quan điểm phát triển năng lực khơng chỉ giới hạn trong trí thức, kỹ năng chun mơn mà gồm những nhóm nội dung phát triển các lĩnh vực năng lực:
- Năng lực chuyên môn: các tri thức chuyên môn, khái niệm, phạm trù, quy lực, mối quan hệ …; Các kỹ năng chuyên môn, việc ứng dụng và đánh chuyên môn.
- Năng lực phương pháp: Lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc; các phương pháp nhận thức chung như thu thập, xử lý, đánh giá, trình bày thơng tin và các phương pháp chuyên môn.
- Năng lực xã hội: khả năng làm việc nhóm, hiểu biết về phương diện xã hội; có cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm và khả năng giải quyết vấn đề.
- Năng lực cá thể: Biết tự đánh giá điểm mạnh điểm yếu, xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân và biết đánh giá, hình thành các chuẩn mực giá trị, đạo đức, văn hóa và lịng tự trọng.
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý đến tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà cịn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV-HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh học tập những trí thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung học tập các chủ đề phức hợp nhằm phát triển năng giải quyết các vấn đề phức hợp.
Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trọng tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.
1, Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên:
Kết quả từng tiết học nói riêng và chất lượng của q trình dạy học nói chung phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị trước giờ lên lớp của GV là:
- Chuẩn bị soạn bài chu đáo, cẩn thận và dự tính các bước đi trong một tiết học, các việc có thể xảy ra trong mỗi tiết học, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp giảng dạy phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, đổi mới PPDH, hình thức tổ chức phải nâng cao hiệu suất một giờ lên lớp.
Thiết kế bài giảng là một quá trình có tính hệ thống sử dụng những nguyên tắc dạy học nhằm hình thành hoạt động dạy, hoạt động học, biết sử dụng, khai thác các phương tiện dạy học, các tài liệu với nhiều cách tiếp cận khác nhau như tiếp cận nội dung, tiếp cận mục tiêu, tiếp cận năng lực…
Thiết kế bài giảng theo tiếp cận năng lực cần xác định mục tiêu bài dạy sát với yêu cầu thực tiển, biết lực chọn nội dung, biết tích hợp giữa lý thuyết với rèn kỹ năng và hình thành năng lực cho người học.
Hiệu trưởng cần u cầu các tổ, nhóm chun mơn nghiên cứu kỹ nội dung chương trình mà mình thực hiện giảng dạy, trao đổi kỹ trong nhóm dạy để thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực.
2, Quản lý giờ lên lớp của giáo viên:
Giờ lên lớp của GV giữ vai trị quan trọng nhất của q trình dạy học, nó quyết định chất lượng dạy học. Việc soạn bài, và chuẩn bị thiết bị đồ dùng dạy học trước giờ lên lớp đạt kết quả cao khi người GV thực hiện thành cơng tiết dạy trên lớp. Ngồi việc thực hiện ý đồ chuẩn bị, người GV khi lên lớp phải biết lựa chọn nội dung, phương pháp tập trung vào học sinh, phát huy cao nhất tính tích cực chủ động sáng tạo, hình thành kỹ năng, phát triển năng của học sinh dưới sự hướng dẫn học tập của GV, linh hoạt giải quyết các tình huống xảy ra, tạo ra niềm yêu thích và hứng thú học tập cho học sinh.
Trong nhà trường hiệu trưởng không giữ vai trò trực tiếp quyết định chất lượng giờ lên lớp nhưng trên cương vị lãnh đạo và quản lý nhà trường. Hiệu trưởng có vai trò tác động gián tiếp tới chất lượng hiệu quả giờ lên lớp. Ngoài ra việc tác động về mặt tinh thần, vật chất, để tạo điều kiện phát huy hết nhiệt tình, khả năng lên lớp của GV. Hiệu trưởng phải có những biện pháp quản lý tác động sâu sắc tới giờ lên lớp của GV.
3, Dự giờ - đánh giá tiết dạy
Do đặc tính dạy học ở trường THPT có nhiều mơn học nên nhà trường phải xây dựng kế hoạch dự giờ thăm lớp với nhiều hình thức kiểm tra thường xuyên, đột xuất, hay định kỳ; hoạt động này huy động hầu hết CB- GV nhà trường tham gia.
Sau khi dự giờ GV, việc tổ chức rút kinh nghiệm và đánh giá tiết dạy phải được thực hiện nghiêm túc, phải giúp GV thấy rõ điểm yếu, điểm mạnh của mình về nội dung, kiến thức về phương pháp giảng dạy; về tổ chức các hoạt động học tập của học sinh qua đó giúp GV nâng cao được năng lực sư phạm, đồng thời giúp hiệu trưởng thấy rõ việc kiểm tra bằng dự giờ, rút kinh nghiệm đánh giá tiết dạy là công việc thường xuyên, quan trọng trong hoạt động dạy học của một nhà trường.
4, Quản lý hồ sơ chuyên mơn của giáo viên:
phản ánh q trình quản lý có tính khách quan và cụ thể giúp hiệu trưởng nắm chắc hơn việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV theo yêu cầu đề ra.
Theo “điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp
học” điều 27 quy định hồ sơ chuyên môn đối với mỗi giáo viên phải có:
Bài soạn, kế hoạch giảng dạy theo tuần, sổ dự giờ thăm lớp, sổ chủ nhiệm và các hồ sơ khác theo quy định của PGD – ĐT [3].
Để quản lý tốt hồ sơ chuyên môn của GV hiệu trưởng cần quy định nội dung, thống nhất mẫu ghi chép các loại sổ sách, kết hợp với tổ trưởng chun mơn có kế hoạch thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng hồ sơ của từng GV, tổ trưởng chuyên môn.