tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực ngƣời học ở trƣờng THPT
1.5.1. Yếu tố chủ quan
- Về trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng: Hiệu trưởng phải là người am hiểu mục tiêu giáo dục, nguyên lý giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp dạy học; có khả năng lãnh đạo, tiếp thu các chủ trương, các chương trình, kế hoạch một cách sâu sắc, có khả năng triển khai, chỉ đạo tổ chức thực hiện nội dung dạy, đổi mới phương pháp giáo
dục, phương pháp dạy học; Hiệu trưởng phải là người có hiểu biết về tâm lý quản lý, có uy tín, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, thực tế ở một số nhà trường năng lực chỉ đạo đổi mới PPDH của BGH nhà trường còn chưa đáp ứng yêu cầu.
- Về trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ giáo viên dạy học môn tiếng Anh: Giáo viên là đội ngũ chủ lực, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ dạy học, làm nên chất lượng dạy học của nhà trường.
+ Trình độ, năng lực giáo viên hiện nay: cơ bản đáp ứng đủ về số lượng và chất lương dạy học, đa số giáo viên đều đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, nhưng trong thực tế năng lực chuyên môn, nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế khác nhau.
+ Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp: Người giáo viên phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm gương trong việc thực hiện ý thức đạo đức, nghề nghiệp của mình. Đặc biệt với GV dạy mơn tiếng Anh thì khả năng diễn đạt, việc sử dụng ngơn từ phải mang tính chuẩn xác để làm gương cho HS.
+ Nhiều GV có nhận thức đúng đắn và xác định rõ sự cần thiết phải đổi mới PPDH, đã vận dụng được các PPDH và kỹ thuật DH tích cực trong q trình GD. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận GV nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PP giảng dạy còn hạn chế, chưa nghiên cứu lý luận về PPDH sâu hoặc vận dụng chắp vá nên chưa tạo sự đồng bộ và do đó chưa đạt hiệu quả. Tình trạng DH theo lối truyền thụ một chiều ở bộ mơn tiếng Anh vẫn cịn tồn tại.
Như vậy, trình độ, năng lực chun mơn, kỹ năng sư phạm, phẩm chất của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Về phẩm chất, năng lực của học sinh:
+ Đề thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực thì vai trị của người học là rất quan trọng, vì người học phải tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức, rèn kỹ năng và thể hiện năng lực của mình trong quá trình học, cịn giáo viên chỉ với vai trò hướng dẫn, định hướng hoạt
động giúp người học lĩnh hội kiến thức, rèn kỹ năng, hình thành năng lực sau mỗi bài học.
+ Phẩm chất và năng lực học sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: như về điều kiện chăm lo giáo dục trong gia đình, điều kiện kinh tế xã hội, nếp sống nơi dân cư, bản sắc dân tộc của địa phương … các vấn đề trên đều có ảnh hướng đến q trình học tập của học sinh.
1.5.2. Yếu tố khách quan
Những năm qua Đảng, Nhà nước đã quan tâm đến phát triển và đổi mới GD. Từ năm 2002 bắt đầu đã triển khai chương trình sách giáo khoa phổ thông mới mà trọng tâm là đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Ngành GD&ĐT đã tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH qua các đợt tập huấn, hội thảo chuyên môn các cấp; Đổi mới sinh hoạt CM dựa trên nghiên cứu bài học; dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; dạy học trải nghiệm sáng tạo, … Triển khai thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nguồn lực phục vụ quá trình đổi mới PPDH trong trường như: Cơ sở vật chất, thiết bị DH, hạ tầng công nghệ thông tin... dù đã được chú ý nhưng còn chưa đồng bộ làm hạn chế các PPDH hiện đại.
Áp lực từ phía xã hội lên GD có ảnh hưởng trực tiếp chất lượng dạy và học của nhà trường.
Vậy ngoài thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ, nhà quản lý phải biết nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy học, biết vận dụng hợp lý trên cơ sở phối hợp tích cực giữa gia đình nhà trường và xã hội, thực hiện đúng các đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đưa hoạt động dạy học nói chung và ở mơn tiếng Anh nói riêng đạt kết quả cao nhất.
Tiểu kết chƣơng 1
Dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực người học ở trường THPT nói chung và ở bộ mơn tiếng Anh nói riêng là yêu cầu tất yếu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Luận văn đã tiến hành nghiên cứu tầm quan trọng và tính tất yếu của hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học. Luận văn cũng đã nghiên cứu các yêu cầu đối với công tác QL hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học, các biện pháp QL hoạt động dạy học và tác động của những biện pháp đó lên chất lượng dạy học mơn tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực HS.
Phần lý luận về hoạt động dạy học môn tiếng Anh và quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học ở chương 1 được sử dụng làm cơ sở để:
- Phân tích thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lục người học tại trường THPT Tân Trào – Tuyên Quang trong chương 2.
- Đề xuất các biện pháp quản lý khả thi để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học tại trường trường THPT Tân Trào – Tuyên Quang trong chương 3.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (2005), Các quan điểm quản lý nhà trường. Bài giảng
lớp thạc sỹ QLGD – Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2005), Vấn đề quản lý và việc vận dụng vào quản lý nhà trường, chuyên đề đào tạo quản lý giáo dục, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý nhà trường. Tập bài giảng các lớp Cao
học chuyên ngành QLGD.
4. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường
Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1.
5. Đặng Quốc Bảo, Đặng Xuân Hải (2003), Vai trò của Nhà nước trong quản
lý giáo dục, Bài giảng lớp thạc sỹ QLGD – Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các Mác và Ph.Ăng ghen (1993), Tồn tập. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Sỹ Thƣ (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb ĐHQG Hà Nội.
8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Cơ sở khoa học quản lý,
Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa sư phạm – ĐH Quốc gia Hà Nội. 9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học
quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Đức Chính (2008), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy
học, Khoa Sư phạm, ĐH Quốc gia Hà Nội.
12. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb khoa
học kỹ thuật, Hà Nội.
13. Trần Khánh Đức (2006), Đo lường và đánh giá trong giáo dục, tập bài
giảng lưu hành nội bộ - khoa Sư phạm, Hà Nội.
14. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong
thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục, Đà Nẵng.
quốc dân, Bài giảng lớp thạc sỹ QLGD- Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Đặng Xuân Hải (2005), Quản lý sự thay đổi, Đề cương bài giảng Hà Nội.
17. Đặng Xuân Hải (2009), Quản lý nhà nước về giáo duc, Bài giảng dành cho học viên cao học quản lý giáo dục.
18. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Nxb Chính trị Quốc gia.
19. Đào Thị Mai Hoa (2014), Tài liệu “Đánh giá dựa trên năng lực”.
20. H.Koontz, C.Odonnell, H.Weirich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
21. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Tâm lý học quản lý, Bài giảng lớp cao học
quản lý giáo dục.
23. Quốc hội (2006), Luật Giáo dục. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý. Học viện quản lý giáo dục Hà Nội.
25. Tài liệu tập huấn (2014), “Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn tiếng Anh cấp THPT”, Chương trình phát triển giáo dục trung học.
26. Trƣờng THPT Tân Trào (2015), Báo cáo tổng kết năm học năm học 2012- 2015.