3.2 Một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh tại công ty du lịch Long
3.2.8 Lập kế hoạch, mục tiêu cụ thể
3.2.8.1 Vượt chỉ tiêu hạn mức đề ra mỗi tuần.
Công ty đặt ra mục tiêu đối với từng nhân viên trong công ty hàng tháng, hàng tuần.
- Nhân viên trong bộ phận Marketing mỗi tuần phải ký được ít nhất là hai hợp đồng du lịch. Đối với bộ phận hướng dẫn một tuần phải kí được một hợp đồng du lịch.
- Nếu nhân viên ký được hợp đồng có tổng giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 50.000.000 đồng thì nhân viên đó sẽ được 1% tổng giá trị hợp đồng.
- Nếu nhân viên ký hợp đồng có tổng giá trị trên 50.000.000 đồng và nhỏ hơn 100.000.000 đồng thì nhân viên đó sẽ được 1,3% tổng giá trih hợp đồng.
hội tại công ty TNHH TM&DV du lịch Long Huy
- Nếu nhân viên ký được hợp đồng có tổng giá trị trên 100.000.000 đồng thì sẽ được 1,6% tổng giá trị hợp đồng.
3.2.8.2 Gia tăng sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm dịch vụ. Gia tăng sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ: Gia tăng sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ:
- Ra nhập và tham dự vào các hiệp hội nhà nghề, hay các tổ chức mà khách hàng hiện đại và tiềm năng hay tham gia.
- Tích cực tham gia vào các hội chợ thương mại và hội thảo có sự góp mặt của khách hàng.
- Mua danh sách địa chỉ các hiệp hội, tổ chức và gửi thiệp mừng hay thư chào hàng, qua đó những khách hàng này sẽ giới thiệu thêm những khách hàng mới cho công ty.
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với nhà nước:
Bất cứ một doanh nghiệp lữ hành nào khi được thành lập và tham gia kinh doanh đều chụi sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước. Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cũng như tạo rào cản phát triển cho các doanh nghiệp lữ hành.
- Năm 2005 luật du lịch được ban hành nhằm quản lý các hoạt động liên quan đến du lịch một cách có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển hơn nữa và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, để Việt nam trở thành nước phát triển du lịch thì Nhà nước phải có nững cơ chế, chính sách hợp lý, cần phải tiếp tục sử đổi và bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh lữ hành.
- Phân định rõ chức năng, quyền hạn của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành theo hệ thống sản phẩm của hoạt động lữ hành. Kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp quy và xử lý nghiêm khắc việc vi phạm pháp luật là tạo điều kiện phát triển khơng chỉ đối với hoạt động lữ hành nói riêng mà cịn cho tồn ngành du lịch nói chung. Đồng thời cơng bố trêm các phương tiện thông tin đại chúng danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa, các doanh
hội tại công ty TNHH TM&DV du lịch Long Huy
nghiệp đủ điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế ở Việt Nam và các đại lý du lịch. Một mặt nhằm bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật. Mặt khác có cơ sở lựa chọn và yên tâm khi tiêu dung chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam.
- Để ngành du lịch phát triển Nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác với các nước bạn như các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc……nhà nước cần tăng cường các chính sách ngoại giao, ký các hợp đồng song phương, đa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty lữ hành kinh doanh dịch vụ du lịch Outbound và Inbound như: Ký kết việc giảm visa hai chiều. ký kết các cam kết về đảm bảo an toàn cho khách du lịch….Với các chính sách ngoại giao thích hợp của Nhà Nước sẽ tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển.
- Các cơ quan hữu quan (ngoại giao, công an, hải quan, hàng không, bưu điện, văn hóa- thể thao, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, và các làng nghề truyền thống….) cần có cơ chế phối hợp nhịp nhàng, hành động thống nhất tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, kinh doanh các chương trình du lịch Outbound. Bởi vì kinh doanh lữ hành quốc tế khơng thể có chất lượng sản phẩm cao khi mà một trong những dịch vụ này có chất lượng thấp.
- Tuyên truyền cho du lịch phải được tăng cường và đổi mới hơn nữa. Các phương tiện truyền thông đại chúng tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò tích cực của ngành du lịch đối với sựu phát triển của kin tế- xã hội trong thời kỳ thực hiện cơng nghiệp hố- hiện đại hố. Chỉ có nâng cao nhận thức và sự đồng bộ trong nhận thức của xã hội về vai trị tích cực của kinh doanh lữ hành đối với sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung thì mới tạo ra sự phát triển về chất của ngành kinh doanh lữ hành trong thời gian tới.
3.3.2 Kiến nghị với thành phố Hải Phòng.
Hiện nay ngành kinh tế cuả thành phố Hải Phòng đang phát triển cùng với sự phát triển kimh tế trong cả nước, đi đôi cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì
hội tại cơng ty TNHH TM&DV du lịch Long Huy
đời sống của người dân được cải thiện. Chính vì vậy nhu cầu đi du lịch của người dân là rất lớn với cả người dân sống trong nội thành và người dân sống ở ngoại thành. Thêm vào đó có nhiều cơng ty du lịc được thành lập làm cho công tác kinh doanh không được thuận lợi. Nhiều công ty ra đời chỉ hoạt động theo mùa vụ du lịch, đến khi vắng khách họ lại chuyển sang lĩnh vự kinh doanh khác. Đôi khi dẫn đến việc phá giá trên thị trường làm cho các cơng ty du lịch khác khó có thể cạn tranh được.
Do đó sở du lịch Hải Phịng cần có những biện pháp năng động kết hợp cùng với các công ty lữ hành và cơ sở cung cấp dịch vụ để ổn định giá cả dịch vụ tránh tình trạng các cơ sở dịch vụ tăng giá vào những ngày cao điểm. Sở du lịch hải Phòng cần liên kết với các tỉnh và tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao năng lực quản lý và giao lưu học hỏi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp.
Ngoài ra sở du lịc cần kết hợp với Tổng cục du lịch và các địa phương khác mở lớp đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch tạo điều kiện cho những người học du lịch có cơ hội nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
Thành phố cần kết hợp với các ban ngành địa phương bảo tồn nét văn hóa truyền thống để cơng ty có thể khai thác làm sản phẩm du lịch.
hội tại công ty TNHH TM&DV du lịch Long Huy
KẾT LUẬN
Như vậy trong q trình phân tích thực trạng kinh doanh của cơng ty TNHH TM & DV du lịch Long Huy và những kết quả kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội mà công ty đã đạt được cho chúng ta thấy kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội là một phần không thể thiếu trong kinh doanh du lịch của tồn cơng ty nói chung. Do đặc điểm của ngành du lịch là có tính thời vụ nên cần phải biết nắm bắt cơ hội, tìm hiểu những thay đổi của thị trường để thích ghi một cách nhanh chóng, kịp thời tránh bị lỗi thời, lạc hậu. Từ đó ban giám đốc đề ra sản phẩm mới, những giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho tồn cơng ty. Bởi chỉ có nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình mới giúp cơng ty thu hút được nhiều khách hơn và cũng là vũ kí sắc bén giúp cơng ty tiến tới cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
Với tất cả những thành quả trên cho phép chúng ta tin rằng trong một tương lai không xa công ty du lịch Long Huy sẽ kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn và tạo dựng được hình ảnh của mình tới du khách trong và ngồi nước.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo- Thạc sĩ Nguyễn Thị Tình, các thầy cơ trong ban quản trị kinh doanh và cán bộ nhân viên công ty du lịch Long Huy đã giúp đỡ em hoàn thành khố luận này.
hội tại cơng ty TNHH TM&DV du lịch Long Huy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành- NXB Thống Kê- Trường Đại học kinh tế quốc dân.
2. Giáo trình kinh tế du lịch- NXB Lao động- Xã Hội- Trường Đại học kinh tế quốc dân.
3. Giáo trình nhập mơn khoa học du lịch- NXB Đại học quốc gia Hà Nội- Trường đại học quốc gia Hà Nội.
4. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp-
5. Báo cáo tài chính của cơng ty TNHH TM & DV du lịch Long Huy năm 2006, 2007, 2008